Câu hỏi:

14/12/2024 886

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

(1) Đã tới lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông trên mạng xã hội vì người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh. Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm. Trong một loạt các thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là những người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường thẳng - một bài tập cho trẻ con. Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai, thì trong tới 30% trường hợp, người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ đánh giá cá nhân của mình để hùa với đám đông. Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo. Ralph Waldo Emerson, nhà thơ lớn người Mỹ ở thế kỉ XIX, viết: “Người gây cảm hứng và dẫn đường cần tách khỏi những người khác, để không phải sống, thở, đọc và viết hằng ngày dưới gông cùm những ý kiến của họ.

(2) Đứng một mình không dễ. Không những nó có thể làm ta không được ưa thích, khi một mình, nhà văn Đan Mạch Dorthe Nors viết, chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, những vấp váp, những sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé. Cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng. Đổi lại, điều ta nhận được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người khác. Một mình nhưng không cô đơn. Triết gia thế kỉ XIX Henry David Thoreau viết: “Tôi không cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay một cây chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không cô đơn hơn ngôi sao Bắc Đẩu, hay một ngọn gió nam, hay một cơn mưa tháng Tư, hay băng tan tháng Giêng.

(3) Cuối cùng, một mình không có nghĩa là phải tách khỏi người khác một cách vật lí. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lí giữa một cá nhân và những người xung quanh. Những người đứng một mình vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước các con sóng của đám đông để có thể quan tâm tới cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn. Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân. Một niềm vui mà như nhà tu hành David Steindl-Rast diễn tả, “không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra.”.

 (Trích Vẻ đẹp của người đứng một mình, Đặng Hoàng Giang,

in trong Bức xúc không làm ta vô can, NXB Hội Nhà văn, 2016)

Chỉ ra những bằng chứng khách quan được sử dụng trong đoạn (1).

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Những bằng chứng được sử dụng để làm rõ luận điểm của đoạn (1):

– Trong một loạt các thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là những người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường thẳng – một bài tập cho trẻ con. Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai, thì trong tới 30% trường hợp, người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ đánh giá cá nhân của mình để hùa với đám đông.

– Ralph Waldo Emerson, nhà thơ lớn người Mỹ ở thế kỉ XIX, viết: “Người gây cảm hứng và dẫn đường cần tách khỏi những người khác, để không phải sống, thở, đọc và viết hằng ngày dưới gông cùm những ý kiến của họ”.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Xác định các biện pháp nghệ thuật trong những câu văn sau:

Tôi không cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay một cây chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không có đơn hơn ngôi sao Bắc Đẩu, hay một ngọn gió nam, hay một cơn mưa tháng Tư, hay băng tan tháng Giêng.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Biện pháp nghệ thuật: so sánh, liệt kê.

Câu 3:

Theo nội dung văn bản, vì sao chúng ta cần “đứng một mình”?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Theo nội dung văn bản, lí do chúng ta cần “đứng một mình” là để có thể “lắng nghe tiếng nói bên trong mình”, bảo vệ tư duy độc lập, nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm của bản thân; để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo của bản thân.

Câu 4:

Nhận xét về mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản Vẻ đẹp của người đứng một mình.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản: nội dung nghị luận và nhan đề của văn bản có mối quan hệ chặt chẽ vì nhan đề khái quát được nội dung chính của văn bản, tất cả các thông tin chính của văn bản đều được trình bày để hướng đến việc làm rõ “vẻ đẹp của người đứng một mình”.

Câu 5:

Trình bày suy nghĩ của anh/chị được gợi lên từ văn bản về những người tách ra khỏi đám đông trên mạng xã hội hiện nay.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh trình bày được suy nghĩ về những người tách ra khỏi đám đông trên mạng xã hội hiện nay, lí giải một cách hợp lí và thuyết phục. Gợi ý: những người tách ra khỏi đám đông trên mạng xã hội hiện nay là những người dũng cảm chọn lối đi riêng, tự tạo cho mình một hoàn cảnh yên tĩnh để suy nghĩ độc lập và phát triển bản thân,...

Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về những năng lực cần có của một công dân toàn cầu.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những năng lực cần có của một công dân toàn cầu.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

+ Giải thích khái niệm “công dân toàn cầu”: người hiểu biết, quan tâm về các vấn đề và góc nhìn toàn cầu; biết lắng nghe, phân tích và tương tác với những luồng quan điểm, tư tưởng đa chiều; có năng lực tư duy và tiếp nhận tri thức trong bối cảnh toàn cầu (văn hoá, tín ngưỡng, phong tục tập quán,... của những nước khác chứ không chỉ gói gọn ở địa phương hay quốc gia của mình).

+ Trình bày những năng lực cần có của một công dân toàn cầu: tư duy cởi mở, tầm nhìn sâu sắc; có năng lực tiếp nhận, thích ứng, trân trọng và tận dụng sự đa dạng của các ý kiến trái chiều; có năng lực trao đổi, làm việc và phối hợp với những người đến từ các quốc gia và nền văn hoá khác; có năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin;...

+ Đề xuất một số biện pháp để trở thành một công dân toàn cầu: tích cực học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nỗ lực hình thành và phát triển các năng lực cơ bản của công dân toàn cầu kết hợp với giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam.

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 7:

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận so sánh sự giống và khác nhau giữa bài thơ sau:

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), Lí Bạch, Tương Như dịch,

in trong Thơ Đường, tập 2, NXB Văn học, 1987)

 

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu), Hồ Chí Minh, Xuân Thuỷ dịch,

in trong Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967)

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học.   

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: So sánh sự giống và khác nhau giữa bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), Lí Bạch và Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu), Hồ Chí Minh.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết:

– Xác định được các ý chính của bài viết.

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Dưới đây là một số định hướng viết bài:

* Giới thiệu ngắn gọn về hai bài thơ: cùng viết theo thể tứ tuyệt nhưng bài Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh được dịch theo thể lục bát.

* Phân tích những điểm giống nhau:

+ Cùng viết theo thể thơ tứ tuyệt luật Đường.

+ Cùng lấy trăng làm nguồn cảm hứng để bộc lộ tâm tư của chủ thể trữ tình.

+ Cùng sử dụng bút pháp chấm phá đặc trưng của thơ luật Đường.

* Phân tích sự khác nhau giữa hai bài thơ:

+ Về hình tượng chủ thể trữ tình: nếu trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), chủ thể trữ tình là người khách tha hương, cô độc nơi đất khách thì trong bài thơ Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu), chủ thể trữ tình là hình tượng người chiến sĩ cách mạng, tìm đến rừng suối để giữ an toàn và bí mật.

+ Về ý nghĩa của hình tượng:

• Trăng trong thơ Lí Bạch là biểu tượng quê hương (trong hoàn cảnh nơi đất khách, mọi thứ đều xa lạ, duy có vầng trăng là quen thuộc), vì vậy chủ thể trữ tình ngắm trăng và thấy nhớ quê hương; trăng trong thơ Hồ Chí Minh lại là hình ảnh tả thực, kết hợp với khói sóng gợi vẻ đẹp huyền ảo của sông nước chiến khu.

• Ánh trăng trong thơ Lí Bạch là trăng thu, chủ yếu gợi cảm giác lạnh lẽo, trống vắng (chủ thể trữ tình nhìn ánh sáng ngỡ sương giăng); ánh trăng trong thơ Hồ Chí Minh là trăng đêm Nguyên tiêu (mùa xuân), chủ yếu diễn tả sự khoáng đạt, nên thơ và ấm áp của không gian trời nước (vì có hình ảnh con người bàn việc quân trong mịt mờ khói sóng).

+ Về mạch cảm xúc: trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), con người hiện lên cô đơn, nhớ quê hương da diết; trong bài thơ Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu), con người hiện lên trong không khí bí mật nhưng vẫn ấm áp và tràn đầy thi hứng (khi kết thúc cuộc “đàm quân sự” là con thuyền chở đầy trăng).

+ Về phong cách: bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) được viết theo phong cách cổ điển; bài thơ Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển và hiện đại (trên nền không gian cảnh vật mang đậm chất thơ Đường con người xuất hiện không phải là ẩn sĩ hay lữ khách mà là người chiến sĩ đang bàn việc quân).

* Khẳng định lại đặc điểm thể loại của mỗi bài thơ cũng như những giá trị chung và nét độc đáo của mỗi bài thơ.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định các biện pháp nghệ thuật trong những câu văn sau:

Tôi không cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay một cây chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không có đơn hơn ngôi sao Bắc Đẩu, hay một ngọn gió nam, hay một cơn mưa tháng Tư, hay băng tan tháng Giêng.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 2:

Theo nội dung văn bản, vì sao chúng ta cần “đứng một mình”?

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 3:

Nhận xét về mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản Vẻ đẹp của người đứng một mình.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 4:

Trình bày suy nghĩ của anh/chị được gợi lên từ văn bản về những người tách ra khỏi đám đông trên mạng xã hội hiện nay.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 5:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về những năng lực cần có của một công dân toàn cầu.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 6:

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận so sánh sự giống và khác nhau giữa bài thơ sau:

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), Lí Bạch, Tương Như dịch,

in trong Thơ Đường, tập 2, NXB Văn học, 1987)

 

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu), Hồ Chí Minh, Xuân Thuỷ dịch,

in trong Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967)

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Bình luận


Bình luận