Câu hỏi:
25/12/2024 232THE POWER OF IMAGES
It’s often said that a picture is worth a thousand words. There’s something appealing about images that makes them a powerful tool for communication.
[I] As you scroll through your social media feed or browse a news website, what is it that prompts you to read on? [II] Online content that is accompanied by an image is more likely to evoke engagement, in the form of clicks, likes and shares, than straightforward text [III]. This phenomenon is something digital marketers have really picked up on. [IV]
They will tell you that on average people only read around 20 percent of the text on a web page. When it comes to remembering information, it is said that we retain around 80 percent of what we see versus only 20 percent of what we read and just 10 percent of what we hear. Although these figures are criticised by experts as an oversimplification, visuals do play an important role in how we deal with content in an information-rich world. Producing attention-grabbing visuals to attach to digital content is a decisive step for anyone who wants to get their message across to the maximum number of people.
It’s not only in the commercial world that the power of the image is being recognised. Governments and NGOs such as the World Health Organisation are acknowledging the importance of social media in communicating public health messages. Research into social media engagement during one recent disease outbreak, for example, found that it was image-based platforms such as Instagram that were most effective in conveying imperative health messages. Whilst there is some concern amongst healthcare professionals that what starts off as helpful messages can easily get distorted as they are shared and reshared, specialists say that social media has huge potential for promoting public health.
Political journalists and campaigners have also long understood the power of an image. In a social media age, though, simply posting a striking image that is sure to go viral has been labelled by some as ‘slacktivism’. That is the idea that people will like and share an image without really thinking about the ideas behind it or engaging with the political message. The challenge for activists, journalists, marketers and governments is to develop a social media strategy that includes eye-catching visuals but is also more than skin deep.
(Adapted from English Discovery)
Where in paragraph 1 does the following sentence best fit?
The chances are that it’s the images that attract your attention.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu sau đây phù hợp nhất ở vị trí nào trong đoạn 1?
Khả năng cao là hình ảnh thu hút sự chú ý của bạn.
Xét vị trí [II]: As you scroll through your social media feed or browse a news website, what is it that prompts you to read on? [II] Online content that is accompanied by an image is more likely to evoke engagement, in the form of clicks, likes and shares, than straightforward text. (Khi bạn lướt bảng tin trên mạng xã hội hay một trang web tin tức, điều gì khiến bạn dừng lại và đọc tiếp? [II] Nội dung trên mạng đi kèm với hình ảnh thường kích thích tương tác dưới hình thức nhấp chuột, thích hoặc chia sẻ, hơn là văn bản thuần túy.).
→ Ta thấy đoạn ngắn này đặt một câu hỏi và đưa ra một lời giải thích nên câu trên ở vị trí [II] là hợp lý, nó có chức năng trả lời câu hỏi và được làm rõ hơn bởi câu sau.
Chọn B.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Cụm ‘picked up on’ trong đoạn 1 có thể được thay thế bằng cụm nào?
- pick up on (phr.v) = to notice sth and perhaps react to it (Oxford): để ý đến cái gì
A. put into practice: đưa vào thực hành
B. taken notice of: lưu tâm đến
C. taken pleasure in: thích thú
D. came up with: nghĩ ra ý tưởng mới
→ picked up on = taken notice of
Chọn B.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Câu nào sau đây là tóm tắt tốt nhất của đoạn 2?
A. Các nghiên cứu cho thấy các trang web chuộng nội dung có hình ảnh hơn là văn bản thuần túy, dựa trên cách người dùng ghi nhớ thông tin.
B. Nội dung có hình ảnh thường tăng tương tác của người đọc bằng cách đơn giản hóa thông tin phức tạp cho người dùng mạng.
C. Các nhà tiếp thị kỹ thuật số nhấn mạnh việc sử dụng hình ảnh vì hình ảnh thu hút nhiều chú ý và tương tác hơn so với văn bản thuần chữ.
D. Mạng xã hội rất hiệu quả trong tiếp thị vì khả năng tập trung đọc khi trên mạng của con người là hạn chế.
Phân tích:
- A không hợp lý vì đoạn 2 chỉ có một câu có liên quan đến trang web “...on average people only read around 20 percent of the text on a web page” (...rằng trung bình mọi người chỉ đọc khoảng 20% nội dung chữ trên một trang web.) → không hề nhắc đến các trang web thích kiểu nội dung gì.
- B không hợp lý ở chỗ nội dung có hình ảnh ‘đơn giản hóa thông tin phức tạp’, mặc dù đây là một điều có thể suy ra được tuy nhiên ta không lấy ý suy ra làm ý chính cho đoạn.
- D không hợp lý khi liên kết khả năng tập trung hạn chế của con người là lý do MXH có hiệu quả trong tiếp thị, không có mối quan hệ này trong đoạn.
- C là lựa chọn phù hợp nhất khi đưa ra ý tổng kết đúng về khả năng tiếp thu thông tin qua hình ảnh so với qua các kênh khác.
Chọn C.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Câu nào sau đây diễn giải đúng nhất câu gạch chân trong đoạn 2?
A. Cách hiệu quả nhất để truyền tải thông điệp là tạo ra hình ảnh rõ ràng và khó quên.
B. Nếu thông điệp của bạn hấp dẫn và thu hút về mặt hình ảnh thì có thể tiếp cận được lượng khán giả lớn nhất.
C. Hình ảnh ấn tượng là không thể thiếu với những ai muốn thông điệp của mình thu hút nhiều khán giả qua mạng.
D. Các nhà tiếp thị số nên thêm hình ảnh nổi bật vào thông điệp của họ nếu muốn nổi bật.
Câu gạch chân:
- Producing attention-grabbing visuals to attach to digital content is a decisive step for anyone who wants to get their message across to the maximum number of people. (Việc tạo ra hình ảnh bắt mắt đính kèm với nội dung số là một bước quyết định đối với bất kỳ ai muốn truyền tải thông điệp đến lượng khán giả mạng tối đa.)
→ A không hợp lý ở nhận định ‘cách hiệu quả nhất’, cần thiết không phải là hiệu quả nhất.
→ B không hợp lý ở sắc thái biểu đạt: nếu có hình ảnh thu hút thì ‘có thể tiếp cận nhiều khán giả’ trong khi ý câu gốc đây là điểu bắt buộc.
→ D không hợp lý khi thu hẹp đối tượng thành ‘các nhà tiếp thị số’ trong khi câu gốc nhấn mạnh ‘anyone’ (bất cứ ai).
→ C là cách diễn giải đúng nhất với các cụm đồng nghĩa với câu gốc: ‘eye-catching visuals’ = ‘attention-grabbing visuals’, ‘essential’ = ‘a decisive step’, ‘get their message across to the maximum number of people’ = ‘engage a broad audience with their digital message’.
Chọn C.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Từ ‘they’ trong đoạn 3 chỉ ______.
A. chính phủ và các tổ chức phi chính phủ B. các chuyên gia y tế
C. các nền tảng MXH dựa trên hình ảnh D. các thông điệp về sức khỏe cộng đồng
Thông tin: Whilst there is some concern amongst healthcare professionals that what starts off as helpful messages can easily get distorted as they are shared and reshared... (Mặc dù các chuyên gia y tế lo ngại rằng những thông điệp hữu ích ban đầu có thể bị bóp méo khi được chia sẻ lại nhiều lần...).
Chọn D.
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
Từ ‘imperative’ trong đoạn 3 TRÁI NGHĨA với từ nào?
- imperative /ɪmˈperətɪv/ (adj) = very important and needing immediate attention or action (Oxford): rất quan trọng
A. impartial /ɪmˈpɑːʃl/ (adj): công bằng, không thiên vị
B. negligible /ˈneɡlɪdʒəbl/ (adj): không đáng kể, ít quan trọng
C. vital /ˈvaɪtl/ (adj): rất quan trọng
D. destructive /dɪˈstrʌktɪv/ (adj): có tính chất hủy diệt
→ imperative >< negligible
Chọn B.
Câu 7:
Lời giải của GV VietJack
Theo văn bản, câu nào sau đây là KHÔNG đúng?
A. Các nhà hoạt động thường tránh sử dụng ảnh mạng do chúng không có tác động sâu.
B. Các nền tảng MXH dựa trên hình ảnh có thể gây rủi ro cho độ chính xác của thông tin về sức khỏe.
C. Ảnh trên MXH đã được sử dụng rộng rãi trong truyền thông về sức khỏe cộng đồng.
D. Não bộ con người xử lý hình ảnh hiệu quả hơn nhiều so với văn bản hay âm thanh.
Thông tin:
- The challenge for activists, journalists, marketers and governments is to develop a social media strategy that includes eye-catching visuals but is also more than skin deep. (Thách thức đối với các nhà hoạt động, nhà báo, nhà tiếp thị và chính phủ là phát triển một chiến lược truyền thông xã hội để tạo các hình ảnh vừa thu hút vừa sâu sắc và ý nghĩa hơn.) → Nhận định về thách thức dành cho các nhà hoạt động xã hội làm sao để sử dụng hình ảnh một cách hiệu quả chứ không nói rằng họ không dùng ảnh mạng → A sai.
- Whilst there is some concern amongst healthcare professionals that what starts off as helpful messages can easily get distorted as they are shared and reshared... (Mặc dù các chuyên gia y tế lo ngại rằng những thông điệp hữu ích ban đầu có thể bị bóp méo khi được chia sẻ lại nhiều lần...) → B đúng.
- Research into social media engagement during one recent disease outbreak, for example, found that it was image-based platforms such as Instagram that were most effective in conveying imperative health messages. (Chẳng hạn, nghiên cứu về tương tác trên mạng xã hội trong một đợt bùng phát dịch bệnh gần đây cho thấy các nền tảng mạng xã hội dựa trên hình ảnh như Instagram truyền tải các thông điệp sức khỏe cấp thiết hiệu quả nhất.) → Như vậy thực tế là MXH đã góp công lớn trong việc truyền tải các thông điệp hình ảnh liên quan đến sức khỏe → C đúng.
- When it comes to remembering information, it is said that we retain around 80 percent of what we see versus only 20 percent of what we read and just 10 percent of what we hear. (Khi nói về khả năng ghi nhớ thông tin, người ta cho rằng chúng ta nhớ được khoảng 80% những gì ta thấy, so với chỉ 20% những gì ta đọc và 10% những gì ta nghe.) → D đúng.
Chọn A.
Câu 8:
Lời giải của GV VietJack
Theo văn bản, câu nào sau đây là ĐÚNG?
A. Các chuyên gia cho rằng những con số liên quan đến khả năng ghi nhớ thông tin của con người là khá đáng tin cậy.
B. Các chuyên gia y tế cố gắng không dùng ảnh từ mạng xã hội vì sợ thông tin sai lệch.
C. Các nhà vận động được khuyên nên dùng hình ảnh truyền thống cho mục đích chính trị.
D. ‘Slacktivism’ là hiện tượng kêu gọi hành động trên mạng thiếu chiều sâu.
Thông tin:
- Although these figures are criticised by experts as an oversimplification,... (Mặc dù những con số này bị các chuyên gia chỉ trích là làm đơn giản hóa vấn đề,...) → Chuyên gia không cho rằng những con số (80% nhìn, 20% đọc, 10% nghe) thể hiện đầy đủ vấn đề → A sai.
- Whilst there is some concern amongst healthcare professionals that what starts off as helpful messages can easily get distorted as they are shared and reshared, specialists say that social media has huge potential for promoting public health. (Mặc dù các chuyên gia y tế lo ngại rằng những thông điệp hữu ích ban đầu có thể bị bóp méo khi được chia sẻ lại nhiều lần, không thể phủ định rằng mạng xã hội có tiềm năng to lớn trong quảng bá sức khỏe cộng đồng.) → Một số chuyên gia lo ngại nhưng nhìn chung ảnh từ MXH vẫn được công nhận và sử dụng → B sai.
- The challenge for activists, journalists, marketers and governments is to develop a social media strategy that includes eye-catching visuals but is also more than skin deep. (Thách thức đối với các nhà hoạt động, nhà báo, nhà tiếp thị và chính phủ là phát triển một chiến lược truyền thông xã hội để tạo các hình ảnh vừa thu hút vừa sâu sắc và ý nghĩa hơn.) → Thông điệp đưa ra không phải là hoàn toàn quay lưng với ảnh từ MXH mà phải biết tận dụng MXH để tạo ra những hình ảnh vừa thu hút vừa có chiều sâu → C sai.
- In a social media age, though, simply posting a striking image that is sure to go viral has been labelled by some as ‘slacktivism’. That is the idea that people will like and share an image without really thinking about the ideas behind it or engaging with the political message. (Tuy nhiên, trong thời đại mạng xã hội ngày nay, việc chỉ đăng tải một hình ảnh ấn tượng dễ lan truyền đã bị một số người gán cho là ‘chủ nghĩa lười vận động xã hội’ (slacktivism). Đây là khái niệm ám chỉ việc thích và chia sẻ một hình ảnh mà không thực sự suy nghĩ về các thông điệp đằng sau nó hay tham gia thực tế vào các vấn đề chính trị.) → D đúng.
Chọn D.
Câu 9:
Lời giải của GV VietJack
Có thể suy ra điều nào sau đây về ‘slacktivisim’?
A. Hiện tượng này bị chỉ trích vì bị lạm dụng trong tiếp thị thương mại.
B. Hiện tượng này làm tăng sự phổ biến của các bài đăng không mang thông điệp chính trị trên mạng xã hội.
C. Hiện tượng này đề cập đến các chiến lược giao tiếp kém hiệu quả của các nhà báo.
D. Hiện tượng này ngăn cản sự tham gia nghiêm túc vào các vấn đề chính trị.
Phân tích: That is the idea that people will like and share an image without really thinking about the ideas behind it or engaging with the political message. (Đây là khái niệm ám chỉ việc thích và chia sẻ một hình ảnh mà không thực sự suy nghĩ về các thông điệp đằng sau nó hay tham gia thực tế vào các vấn đề chính trị.)
→ Người dùng MXH chỉ chia sẻ hình ảnh vì làm như vậy rất nhanh chóng và cho họ có cảm giác đã tham gia vào một phong trào nào đó và không cần làm gì thêm. Thực tế, chỉ chia sẻ hình ảnh là hình thức tham gia rất hời hợt, không tạo được nhiều tác động, không khuyến khích mọi người có hành động để giải quyết vấn đề.
Chọn D.
Câu 10:
Lời giải của GV VietJack
Câu nào sau đây là tóm tắt tốt nhất cho toàn văn bản?
A. Hình ảnh có tác động rất lớn đến nội dung trên mạng, dù vẫn tồn tại một vài lo ngại, và và đóng vai trò quan trọng cả trong tiếp thị lẫn các mục đích xã hội.
B. Các nhà tiếp thị kỹ thuật số và chính phủ sử dụng hình ảnh trên mạng xã hội để thúc đẩy tương tác, bất chấp những chỉ trích về rủi ro thông tin sai lệch.
C. Các nền tảng mạng xã hội đã tiếp thêm sức mạnh cho hình ảnh, khiến hình ảnh trở thành chìa khóa cho giao tiếp hiệu quả trong xã hội hiện đại.
D. Hiệu quả của hình ảnh ngày càng được cả các tổ chức thương mại và xã hội công nhận là phương tiện thu hút lượng lớn khán giả.
→ A tóm gọn đầy đủ các ý chính của văn bản: tác động lớn của hình ảnh (thể hiện qua các con số so sánh với những phương tiện khác ở đoạn 2); vai trò quan trọng trong tiếp thị (đoạn 2), sức khỏe cộng đồng (đoạn 3), chính trị xã hội (đoạn 4); mặc dù vẫn có vài lo ngại (về thông tin bị bóp méo ở đoạn 3 và tham gia hời hợt ở đoạn 4).
Chọn A.
Dịch bài đọc:
SỨC MẠNH CỦA HÌNH ẢNH
Người ta thường nói một bức ảnh đáng giá ngàn lời. Hình ảnh có một sức hút đặc biệt khiến chúng trở thành công cụ giao tiếp mạnh mẽ.
Khi bạn lướt bảng tin trên mạng xã hội hay một trang web tin tức, điều gì khiến bạn dừng lại và đọc tiếp? Khả năng cao là hình ảnh thu hút sự chú ý của bạn. Nội dung trên mạng đi kèm với hình ảnh thường kích thích tương tác dưới hình thức nhấp chuột, thích hoặc chia sẻ, hơn là văn bản thuần túy. Đây là một hiện tượng mà các nhà tiếp thị số đã nhận ra từ lâu.
Họ sẽ cho bạn biết rằng trung bình mọi người chỉ đọc khoảng 20% nội dung chữ trên một trang web. Khi nói về khả năng ghi nhớ thông tin, người ta cho rằng chúng ta nhớ được khoảng 80% những gì ta thấy, so với chỉ 20% những gì ta đọc và 10% những gì ta nghe. Mặc dù những con số này bị các chuyên gia chỉ trích là làm đơn giản hóa vấn đề, hình ảnh thực sự vẫn đóng vai trò quan trọng trong cách chúng ta xử lý nội dung trong thế giới ngập tràn thông tin hiện nay. Việc tạo ra hình ảnh bắt mắt đính kèm với nội dung số là một bước quyết định đối với bất kỳ ai muốn truyền tải thông điệp đến lượng khán giả mạng tối đa.
Không chỉ trong thế giới thương mại, sức mạnh của hình ảnh cũng được công nhận trong các lĩnh vực khác. Các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang nhận thấy tầm quan trọng của mạng xã hội trong việc truyền tải thông điệp về sức khỏe cộng đồng. Chẳng hạn, nghiên cứu về tương tác trên mạng xã hội trong một đợt bùng phát dịch bệnh gần đây cho thấy các nền tảng mạng xã hội dựa trên hình ảnh như Instagram truyền tải các thông điệp sức khỏe cấp thiết hiệu quả nhất. Mặc dù các chuyên gia y tế lo ngại rằng những thông điệp hữu ích ban đầu có thể bị bóp méo khi được chia sẻ lại nhiều lần, không thể phủ định rằng mạng xã hội có tiềm năng to lớn trong quảng bá sức khỏe cộng đồng.
Các nhà báo chính trị và nhà vận động cũng đã thấm nhuần sức mạnh của hình ảnh từ lâu. Tuy nhiên, trong thời đại mạng xã hội ngày nay, việc chỉ đăng tải một hình ảnh ấn tượng dễ lan truyền đã bị một số người gán cho là ‘chủ nghĩa lười vận động xã hội’ (slacktivism). Đây là khái niệm ám chỉ việc thích và chia sẻ một hình ảnh mà không thực sự suy nghĩ về các thông điệp đằng sau nó hay tham gia thực tế vào các vấn đề chính trị. Thách thức đối với các nhà hoạt động, nhà báo, nhà tiếp thị và chính phủ là phát triển một chiến lược truyền thông xã hội để tạo các hình ảnh vừa thu hút vừa sâu sắc và ý nghĩa hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Hi Holly,
Today I have to stay at home and help my family clean the house.
a. I can’t stand it! Also, mum doesn’t make it any easier. She constantly complains that I do a terrible job at it.
b. My mum assigned me the tasks of dusting the furniture, vacuuming the floor, and washing clothes.
c. I dread doing it, but my mum says it is necessary. I guess I’m fortunate because we only do it twice a month.
d. My sister takes the dog for a walk and does the ironing. I wish I could do that instead of washing the clothes.
e. I don’t mind vacuuming the floor; in fact, I kind of like it. But washing clothes is a whole other story.
Oh well, you can’t always get what you want. Do you have any chores you have to do?
Bye for now,
Nam
(Adapted from English Discovery)
Câu 6:
a. Lee: Are you going to the fundraising concert later?
b. May: Why didn’t you let me know? I wouldn’t have left the homework so late if I’d known you were going.
c. May: No, but I would have bought a ticket if I didn’t have so much homework.
d. Lee: Well, I might have called you if you would answer your phone sometimes, but you’re always studying!
e. Lee: That’s a shame. I saw Leo last night and he had two spare ones. If you’d finished your homework, you could go with me now.
(Adapted from Friends Global)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 3)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 1)
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh Chuyên đề IV. Sắp xếp câu thành đoạn văn, bức thư có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 6)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 9)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 7)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 2)
về câu hỏi!