Câu hỏi:
12/03/2025 181Câu 12-14: (1,5 điểm) Cho tam giác nhọn ABC hai đường cao BE,CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC,I là trung điểm của AH.
Quảng cáo
Trả lời:
Xét ΔAEH vuông tại E có I là trung điểm của cạnh huyền AH nên đường tròn ngoại tiếp ΔAEH là đường tròn tâm I đường kính AH.
Tương tự, đường tròn ngoại tiếp ΔAFH vuông tại F là đường tròn tâm I đường kính AH.
Như vậy, đường tròn tâm I đường kính AH đi qua các điểm A,E,H,F.
Vậy tứ giác AEHF nội tiếp đường tròn tâm I.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Ta có IA=IF nên ΔIAF cân tại I. Suy ra ^IAF=^IFA. (1)
Vì tứ giác AEHF là tứ giác nội tiếp nên ^HAF=^HEF (hai góc nội tiếp cùng chắn cung HF). (2)
Chứng minh tương tự câu 1, ta cũng có tứ giác BFEC nội tiếp đường tròn tâm M đường kính FC.
Do đó ^BEF=^BCF (hai góc nội tiếp cùng chắn cung BF). (3)
Ta có MF=MC nên ΔMFC cân tại M. Suy ra ^MCF=^MFC. (4)
Từ (1), (2), (3) và (4) suy ra ^IFA=^MFC.
Lại có ^IFA+^IFC=90∘ suy ra ^MFC+^IFC=90∘ hay ^IFM=90∘ nên FM⊥FI.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
⦁ Do tứ giác BFEC nội tiếp đường tròn nên ^BFE+^BCE=180∘ (tổng hai góc đối nhau của tứ giác nội tiếp).
Mà ^BFE+^AFE=180∘ (hai góc kề bù) nên ^AFE=^BCE.
Xét ΔAEF và ΔABC có: ^BAC là góc chung và ^AFE=^ACB.
Do đó (g.g). Suy ra AFAC=EFBC.
Gọi P là trung điểm của EF. Khi đó, EF=2FP.
Do M là trung điểm của BC nên BC=2CM.
Do đó AFAC=EFBC=2FP2CM=FPCM.
Xét ΔAFP và ΔACM có: ^AFP=^ACM và AFAC=FPCM.
Do đó (c.g.c). Suy ra ^FAP=^CAM (hai góc tương ứng). (9)
⦁ Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Vì NB,NC là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) nên NB=NC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau), suy ra N nằm trên đường trung trực của BC.
Lại có OB=OC nên O nằm trên đường trung trực của BC.
Do đó ON là đường trung trực của BC.
Mà M là trung điểm của BC nên đường trung trực ON của BC đi qua M hay ON⊥BC tại M.
Xét ΔABC có hai đường cao BE,CF cắt nhau tại H nên H là trực tâm của tam giác, suy ra AH⊥BC.
Ta có ON⊥BC và AH⊥BC nên ON//AH. Suy ra ^HAN=^ONA (hai góc so le trong). (5)
Xét ΔOBM và ΔONB có: ^OMB=^OBN=90∘ và ^BON là góc chung
Do đó (g.g). Suy ra OBON=OMOB hay OB2=OM⋅ON.
Mà OB=OA nên OA2=OM⋅ON, suy ra OAOM=ONOA.
Xét ΔONA và ΔOAM có: ^AON là góc chung và OAOM=ONOA.
Do đó (g.g). Suy ra ^ONA=^OAM (hai góc tương ứng). (6)
Từ (5) và (6) suy ra ^HAN=^OAM. (7)
Xét ΔOAC cân tại O (do OA=OC) nên ^OAC=^OCA=180∘−^AOC2.
Lại có ^ABC,^AOC lần lượt là góc nội tiếp, góc ở tâm cùng chắn cung AC của đường tròn (O) nên ^ABC=12^AOC hay ^AOC=2^ABC.
Do đó ^OAC=180∘−2^ABC2=90∘−^ABC=90∘−^FBC.
Mà ^FBC+^FCB=90∘ (tổng hai góc nhọn của ΔFBC vuông tại F) nên ^FCB=90∘−^FBC.
Suy ra ^OAC=^FCB.
Mặt khác, ^HAF=^HEF và ^BEF=^BCF (chứng minh câu 2) nên ^HAF=^OAC. (8)
Từ (7) và (8) suy ra ^HAN+^HAF=^OAM+^OAC hay ^FAN=^CAM. (10)
⦁ Từ (9) và (10) suy ra ^FAP=^FAN hay ba điểm A,P,N thẳng hàng.
Vậy đường thẳng AN đi qua trung điểm P của EF.
Hot: 500+ Đề thi vào 10 file word các Sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có đáp án 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 3:
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
Dạng 5: Bài toán về lãi suất ngân hàng có đáp án
Dạng 2: Kỹ thuật chọn điểm rơi trong bài toán cực trị xảy ra ở biên có đáp án
Bộ 5 đề thi giữa kì 2 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
Dạng 6: Bài toán về tăng giá, giảm giá và tăng, giảm dân số có đáp án
Bộ 5 đề thi giữa kì 2 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 03
15 câu Trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài 1. Khái niệm phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề số 1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận