Trắc nghiệm Các quy tắc tính xác suất (Thông hiểu)

  • 2425 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Xác suất bắn trúng đích của một người bắn súng là 0,6. Xác suất để trong ba lần bắn độc lập người đó bắn trúng đích đúng một lần.

Xem đáp án

Đáp án cần chọn là: D

Gọi A là biến cố “người bắn súng bắn trúng đích”. Ta có P(A)=0,6
Suy ra A là biến cố “người bắn súng không bắn trúng đích”. Ta có P(A)=0,4
Xét phép thử “bắn ba lần độc lập” với biến cố “người đó bắn trúng đích đúng một lần”, ta có các biến cố xung khắc sau:
• B: “Bắn trúng đích lần đầu và trượt ở hai lần bắn sau”. Ta có P(B)=0,6.0,4.0,4=0,096

• C: “Bắn trúng đích ở lần bắn thứ hai và trượt ở lần đầu và lần thứ ba”. Ta có
P(C)=0,4.0,6.0,4=0,096
• D: “Bắn trúng đích ở lần bắn thứ ba và trượt ở hai lần đầu”. Ta có:
P(D)=0,4.0,4.0,6=0,096
Xác suất để người đó bắn trúng đích đúng một lần là:
P=P(A)+P(B)+P(C)=0,096+0,096+0,096=0,288


Câu 2:

Ba người cùng bắn vào 1 bi A. Xác suất để người thứ nhất, thứ hai, thứ ba bắn trúng đích lần lượt là 0,8; 0,6; 0,5. Xác suất để có đúng 2 người bắn trúng đích bằng

Xem đáp án

Đáp án cần chọn là: C

Gọi X là biến cố: “có đúng 2 người bắn trúng đích “

Gọi A là biến cố: “người thứ nhất bắn trúng đích “=>P(A)=0,8;P(A)=0,2.

Gọi B là biến cố: “người thứ hai bắn trúng đích “=>P(B)=0,6;P(B)=0,4.

Gọi C là biến cố: “người thứ ba bắn trúng đích “=>P(C)=0,5;P(C)=0,5.

Ta thấy biến cố A, B, C là 3 biến cố độc lập nhau, theo công thức nhân xác suất ta có:

P(X)=P(A.B.C )+P(A.B.C)+P( A.B.C)=0,8.0,6.0,5+0,8.0,4.0,5+0,2.0,6.0,5=0,46.


Câu 3:

Một chiếc tàu khoan thăm dò dầu khí trên thềm lục địa có xác suất khoan trúng túi dầu là 0,4. Xác suất để trong 5 lần khoan độc lập, chiếc tàu đó khoan trúng túi dầu ít nhất một lần.

Xem đáp án

Đáp án cần chọn là: D

Gọi A là biến cố “chiếc tàu khoan trúng túi dầu”. Ta có P(A)=0,4

Suy ra A là  biến cố “chiếc tàu khoan không trúng túi dầu”. Ta có P(A)=0,6

Xét phép thử “tàu khoan 5 lần độc lập” với biến cố

B:“chiếc tàu không khoan trúng túi dầu lần nào”, ta có P(B)=0,65=0,07776

Khi đó ta có B “chiếc tàu khoan trúng túi dầu ít nhất một lần”. Ta có:

P(B)=1−P(B)=1−0,07776=0,92224


Câu 4:

Hai xạ thủ bắn mỗi người một viên đạn vào bia, biết xác suất bắn trúng vòng 10 của xạ thủ thứ nhất là 0,75 và của xạ thủ thứ hai là 0,85. Tính xác suất để có ít nhất một viên trúng vòng 10

Xem đáp án

Đáp án cần chọn là: A

Gọi A là biến cố: “có ít nhất một viên trúng vòng 10.”

-  A là biến cố: “Không viên nào trúng vòng 10.”

=>P(A)=(1−0,75).(1−0,85)=0,0375.

=>P(A)=1−P(A)=1−0,0375=0,9625.


Câu 5:

Hai cầu thủ bóng đá sút phạt đền, mỗi người được sút một quả với xác suất bàn tương ứng là 0,8 và 0,7. Tính xác suất để chỉ có 1 cầu thủ làm bàn.

Xem đáp án

Đáp án cần chọn là: B

Gọi A là biến cố cầu thủ thứ nhất ghi được bàn thắng.

Ta có P(A)=0,8 và P(A)=0,2

Gọi B là biến cố cầu thủ thứ nhất ghi được bàn thắng.

Ta có P(B)=0,7 và P(B)=0,3

Ta xét hai biến cố xung khắc sau:

A B“Chỉ có cầu thủ thứ nhất làm bàn”.

Ta có:

P(A B)=P(A).P(B)=0,8.0,3=0,24

B A“ Chỉ có cầu thủ thứ hai làm bàn” .

Ta có: P(B )=P(B).P(A)=0,7.0,2=0,14

Gọi C là biến cố chỉ có 1 cầu thủ làm bàn.

Ta có P(C)=0,24+0,14=0,38


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận