25 câu trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 2 Cánh diều có đáp án

28 người thi tuần này 4.6 28 lượt thi 25 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

1563 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)

32 K lượt thi 13 câu hỏi
895 người thi tuần này

Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)

16.9 K lượt thi 13 câu hỏi
485 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)

30.9 K lượt thi 13 câu hỏi
398 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)

16.4 K lượt thi 8 câu hỏi
300 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)

2 K lượt thi 9 câu hỏi
288 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)

1.6 K lượt thi 9 câu hỏi
247 người thi tuần này

Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án (Đề 1)

2.1 K lượt thi 11 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4

SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ

Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên.

Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”

Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Thanh không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

Ngọc Khánh

Câu 1:

 Vì sao nhân vật “Thanh” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau? 

Xem đáp án

Câu 2:

 Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “Thanh” lại cảm thấy bực mình và hối hận? 

Xem đáp án

Câu 3:

 Việc gì xảy ra khiến nhân vật “Thanh” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”? 

Xem đáp án

Câu 4:

 Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

Xem đáp án

Câu 5:

 Từ nào viết sai chính tả?

Xem đáp án

Câu 6:

 Từ nào viết sai?

Xem đáp án

Câu 7:

 Tìm trạng ngữ trong câu sau: 

Khi mùa hè đến, hoa phượng đỏ rực.

Xem đáp án

Câu 11:

 Xác định vị ngữ trong câu dưới đây:

Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân.

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 12 đến 19

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? 

Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyền

Câu 12:

 Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? 

Xem đáp án

Câu 13:

 Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? 

Xem đáp án

Câu 14:

 Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?  

Xem đáp án

Câu 15:

 Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt? 

Xem đáp án

Câu 16:

 Câu “Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng.” thuộc mẫu câu nào? 

Xem đáp án

Câu 17:

 Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? 

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?

Xem đáp án

Câu 18:

 Xác định chủ ngữ trong câu: “Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống."

Xem đáp án

Câu 19:

 Chuyển câu khiến của bác Tử Gỗ “Các cháu đừng cãi nhau nữa!” thành câu cầu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác. 

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 20 đến 25

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

Theo Tâm huyết nhà giáo

Câu 20:

 Nết là một cô bé? 

Xem đáp án

Câu 21:

 Hoàn cảnh của bạn Nết có Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển gì đặc biệt?

Xem đáp án

Câu 22:

 Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? 

Xem đáp án

Câu 23:

 Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? 

Xem đáp án

Câu 24:

 Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? 

Xem đáp án

4.6

6 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%