90 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 15 có đáp án
🔥 Đề thi HOT:
47 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 7 có đáp án
52 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 6 có đáp án
52 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 8 có đáp án
90 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 10 có đáp án
102 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 9 có đáp án
90 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 11 có đáp án
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 7:
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) là
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) là
Đoạn văn 1
“Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng tôi nổi to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 90).
Đoạn văn 2
“Khi Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản do Lê-nin sáng lập, Rô- dơ - thư ký của Đại hội - hỏi lý do vì sao ủng hộ Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc trả lời dứt khoát: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 91).
Đoạn văn 3
“Sách Đường Kách mệnh đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) là cuốn sách gốc duy nhất còn lại đến nay. Sách tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc sử dụng để đào tạo những cán bộ đầu tiên cho cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 - 1927. Năm 2012, sách Đường Kách mệnh được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 92).
Đoạn văn 4
“Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã xác định những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam: làm cuộc “tư sản dân quyền cách mạng - giải phóng dân tộc và thổ địa cách mạng - cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản, lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân; lực lượng cách mạng là toàn dân tộc (nòng cốt công - nông). Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh là “Độc lập, tự do”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 93).
Đoạn văn 5
“Trong công tác chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945, Mặt trận Việt Minh ra đời và hoạt động có ý nghĩa to lớn: hiệu triệu nhân dân, thức tỉnh tinh thần dân tộc; tập hợp và đoàn kết các lượng trong xã hội vào thực hiện nhiệm vụ cứu nước, giải phóng dân tộc; đẩy mạnh công tác chuẩn bị trực tiếp về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. Mặt trận Việt Minh là tổ chức tập hợp lực lượng chính trị hùng hậu, đóng vai trò nòng cốt, có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 94).
Đoạn văn 6
“Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỆN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương..”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 95).
Đoạn văn 7
“Khi tôn vinh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi nhận Người là “biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 96).
Đoạn văn 8
“Chúng tôi họp vào ngày mồng 6 - 1. Với tư cách là phải viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, tôi nói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm gì. Họ đồng ý thống nhất vào một đảng. Chúng tôi cùng nhau xác định cương lĩnh và chiến lược theo đường lối của Quốc tế Cộng sản. Các đại biểu phải tổ chức một Trung ương lâm thời gồm 7 ủy viên chính thức và 7 ủy viên dự khuyết. Các đại biểu trở về An Nam ngày 8 - 2”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 100).
Đoạn văn 9
“Ngày 28 - 01 - 1941, Nguyễn Ái Quốc cùng đồng chí Hoàng Văn Thụ và các đồng chí đi đón Người đã vượt qua mốc 108 (nay là cột mốc 675) biên giới Việt Nam - Trung Quốc, về đến Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Những ngày đầu về nước, Người ở tại nhà ông Lý Quốc Súng (Máy Lỳ), dân tộc Nùng, ở thôn Pác Bó - một cơ sở cách mạng. Ngày 08/02/1941, Người chuyển đến hang Cốc Bó ở thôn Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng để sống và làm việc.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 101).
Câu 65:
c. Sau sự kiện trên, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần VIII.
c. Sau sự kiện trên, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần VIII.
Đoạn văn 10
“Chúng tôi, Chính phủ kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Tối cao cố vấn đoàn và Ủy viên kháng chiến hội, trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, thề xin cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền dân chủ cộng hòa Việt Nam, mang lại tự do hạnh phúc cho dân tộc. Trong công việc giữ gìn nền độc lập, chúng tôi quyết vượt mọi nỗi khó khăn dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 104).
Đoạn văn 11
“Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ này mãi mãi gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, người khai sinh nền Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, người vun trồng khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân ta, người anh hùng dân tộc vĩ đại, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế...”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 106).
Đoạn văn 12
“Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho tiếng nói của nhân dân Việt Nam vạch trần tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ. Trong bối cảnh mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nỗ lực dùng giải pháp ngoại giao, tranh thủ sự giúp đỡ của nước bạn, đóng góp vào việc khôi phục và tăng cường sự đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời giữ vững đường lối độc lập, tự chủ của cách mạng Việt Nam.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 103).
Đoạn văn 13
“Trải qua gần 10 năm nghiên cứu, học tập, tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam là đi theo con đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (12/1920), Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 95).
Đoạn văn 14
“Tôn chỉ mục đích thành lập của Mặt trận Việt Minh là: “liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo, xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”. Từ khi Mặt trận Việt Minh ra đời, “toàn bộ phong trào chống phát xít Pháp - Nhật của nhân dân ta mang tên là phong trào Việt Minh, cái tên tiêu biểu cho lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc ta.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 99).
Đoạn văn 15
“Trung ương đã quyết định cần tích cực chuẩn bị cho cuộc họp Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội đại biểu. Bác giục chuẩn bị cho kịp họp hai hội nghị quan trọng này từ tháng 7... Giữa lúc công việc bộn bề như thế, Bác bỗng bị mệt... Lúc nào tỉnh, Bác chỉ nói chuyện tình hình: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 100).
165 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%