Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Cánh Diều có đáp án- Đề 7

15 người thi tuần này 4.6 164 lượt thi 7 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

(Lược một đoạn: Đào Cảnh Long, hiệu là Vân Hiên cư sĩ, là một học trò nghèo sống vào cuối đời Lê Chiêu Thống, đức độ rộng rãi, tính tình chất phác, trọng danh nghĩa, chuộng khí khái. Năm Bính Thìn, vì nhà thiếu ăn, chàng phải đi dạy học thuê cho một nhà giàu).

Ở chỗ dạy học, anh có nuôi một con chó già, sớm hôm chơi đùa với nó. Anh đi đâu, nó cũng đi theo. Anh ngồi đâu, nó cũng đứng chầu bên cạnh. Anh đặt tên nó là Hàn Lư. Anh thường đùa với nó:

Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu dốc sức liều chết vì ta không? Con vật gật đầu, nghoe nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời.

Mấy tháng sau, anh có việc phải trở về quê hương. Con chó phải ở lại. Nó quanh quẩn ra vào ở cửa phòng học. Ban ngày xua đuổi gà lợn, ban đêm phòng giữ kẻ gian. Nhiều khi bọn trẻ lãng quên, không cho ăn, tiếng sủa của con chó không còn được sang sảng nữa.

Bấy giờ, trong làng có một phú ông họ Trương thấy vậy, thương hại, đem cơm đến cho ăn. Vừa bước vào cửa phòng học, liền bị con chó cắn phải. Ông trách mắng:

Hàn Lư! Hàn Lư! Vì thương mày đói lâu nay, nên ta đến đưa cơm cho mày ăn. Ta đâu phải là kẻ bất nhân! Mày tuy là giống vật, nhưng cũng biết suy nghĩ chút ít. Sao mày lại lấy oán trả ân?

Ông chưa dứt lời, con vật chồm lên, nhe răng, giơ vuốt, nói bằng tiếng người:

Ngày chủ tôi đi có căn dặn tôi phải bảo vệ phòng học, trông nom bọn trẻ. Ngăn chặn kẻ ác, cấm đoán kẻ gian là trách nhiệm của tôi. Ông tới đột ngột, lại không có chủ tôi đón tiếp, thì bị cắn một miếng là đúng lẽ thôi! Thế mà còn trách mắng nặng lời gì nữa!

Thấy con chó biết nói tiếng người, lại nói đúng lẽ, phú ông thầm nghĩ trong bụng nó là con vật kì lạ, ý muốn dụ dỗ, bèn nói:

Ông chủ của mày bản chất là thầy đồ nghèo. Mình hắn chẳng đủ miếng ăn, lấy đâu ra dành cho mày nữa. Bây giờ chi bằng mày bỏ chỗ tối, tới chỗ sáng, bỏ nhà nghèo, tới nhà giàu, tìm nơi no đủ, sung sướng suốt đời, có phải hơn không? Tội gì mà phải chịu khổ mãi? Con chó nói:

Ôi! Ông cũng là người, sao nỡ mở miệng buông lời như thế. Kẻ sĩ trung nghĩa, không vì cùng hay thông mà thay đổi ý chí, cho nên đến mùa rét mới biết rõ bách tùng tươi tốt hơn các cây khác, gặp gió mạnh mới hay cây đứng được vững chắc. Giống súc vật tuy khác với loài người, song vẫn có tính trời phú, biết giữ vững khí tiết đối với chủ của mình. Huống hồ ông chủ của tôi lại là một người luôn biết giữ lòng chân chính, sống nghề quang minh, trung để thờ vua, tín để kết bạn, hiếu với cha mẹ, hòa thuận họ hàng, trời sắp giao cho trách nhiệm quan trọng, cho nên bắt phải cùng khổ thiếu thốn, để trau dồi cho được thành công tốt đẹp đó thôi! Ông nói năng lung tung chẳng đúng gì, nên tôi tha thứ cho. Nếu không miệng này sẽ cắn cho một miếng nữa, chẳng ngần ngại gì! Hãy mau mau lui về, chớ để sau phải hối tiếc!

Phú ông nghe xong, sửng sốt ngây dại, hiểu rõ con vật có nghĩa, không thể giành giật được, đành mang cơm ra về.

Vài hôm sau, Đào Cảnh Long trở về, con chó mừng rỡ ra cửa đón tiếp, hình dáng tiều tụy khôn xiết. Nghe xóm giềng kể lại câu chuyện, Đào Cảnh Long cảm động lắm, ngậm ngùi lấy làm lạ mãi. Anh kiểm tra lại phòng sách, thì khóa cửa không di chuyển, giường chiếu còn y nguyên, đều là nhờ con chó hết sức canh giữ.

Ôi! Con chó là loài súc vật, mà còn biết giữ lòng tiết nghĩa thờ chủ. Dù dùng lời đường mật dụ dỗ, cũng không thể lay chuyển lòng dạ sắt đá của nó. Huống gì con người ăn lộc nhà vua, nếu giữ vững đầy đủ cái lòng tiết nghĩa ấy để đền ơn nước, xông ra đánh giặc, giặc nào chẳng tan; cố sức giữ thành, thành nào chẳng vững…

Than ôi! Sao mà lòng người chẳng còn được như xưa, thói đời đổi thay nhiều dạng? Lúc nước nhà yên vui thì bợ đỡ cầu vinh, lúc cuộc đời rối ren thì trở mặt đổi giọng, bán nước kiếm ăn, theo thời cầu lợi, không còn chút liêm sỉ, thật là quá quắt!

Vì vậy, tôi cho rằng ở đời nhiều kẻ không bằng con Hàn Lư đấy! Nhân ghi lại mẩu chuyện để răn bảo người đời.

(Trích Chuyện con chó có nghĩa của một nhà nghèo, Phạm Quý Thích, in trong Truyện truyền kì Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh – Nguyễn Quang Ân sưu tầm, tuyển chọn, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.320 – 332) 

Câu 6:

II. Viết (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về nhân vật người tiều phu trong đoạn trích sau:

Đất Thanh Hóa hầu hết là núi, bát ngát bao la đến mấy ngàn dặm. Có một ngọn núi cao chót vót, tên gọi là núi Na. Núi có cái động, dài mà hẹp, hiểm trở quạnh vắng không có chân người, bụi trần không bén tới. Trong động có người tiều phu hàng ngày gánh củi ra đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy tiền. Ai hỏi tên họ nhà cửa, tiều phu chỉ cười mà không nói. Người chung quanh đều cho rằng đây phải là bậc kỳ sỹ ở ẩn. Khoảng năm Khai Đại nhà Hồ, Hán Thương đi săn, chợt gặp ở đường, vừa đi vừa hát rằng:

[…]

“Núi xanh bao bọc quanh nhà

Ruộng đem sắc biếc xa xa vòng ngoài

Ngựa xe võng lọng mặc ai

Nước non này chẳng trần ai vướng vào”

[…] Hát xong, phất áo đi thẳng. Hán Thương đoán là một bậc ẩn giả, bèn sai quan hầu là Trương Công đi mời. Nhưng Trương theo gần đến nơi thì tiều phu đã đi vào động, gọi cũng không trả lời, chỉ thấy rẽ mây lách khói, đi thoăn thoắt trong rừng tùng khóm trúc.

Biết không phải là người thường, Trương bèn rón bước đi theo, rẽ cỏ tìm đường. […] Thấy Trương đến, tiều phu kinh ngạc hỏi:

Chỗ này thanh vắng, đất thẳm rừng sâu, chim núi kêu ran, muông rừng chạy vẩn, thế mà sao ông lại lần tới đây, chẳng cũng khó nhọc lắm ư?

Trương trả lời:

Tôi là chức quan tùy giá của đương triều; biết ngài là bậc cao sỹ nên vâng mệnh đến đây tuyên triệu. Hiện loan giá đang đợi ngoài kia, xin ngài quay lại một chút.

Tiều phu cười mà rằng:

Ta là kẻ dật dân trốn đời, ông già lánh bụi; gửi thân nơi lều tranh quán cỏ, tìm sinh nhai trong búa gió rìu trăng, ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục; bạn cùng hươu nai tôm cá, quẩn bên là tuyết nguyệt phong hoa, đông kép mà hè đơn, nằm mây mà ngủ khói; múc khe mà uống, bới núi mà ăn, chứ có biết gì đâu ở ngoài kia là triều đại nào, vua quan nào.

              (Trích Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Văn nghệ, 1988)


4.6

33 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%