Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án- Đề 7
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU TỪ NHỮNG LỜI XÚC PHẠM
(Rockefeller)
[...] Con à, chúng ta lớn lên trong một xã hội luôn theo đuổi danh dự, và cha hiểu cảm giác một người quý trọng danh dự bị xúc phạm là như thế nào. Có điều, trong nhiều trường hợp, cho dù con là ai, kể cả là Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đi chăng nữa, thì cũng đều bất lực trước việc ngăn chặn những lời xúc phạm từ người khác. Vậy, chúng ta nên làm thế nào khi gặp phải tình huống như thế? Tức giận công kích, cố gắng bảo vệ danh dự? Bao dung độ lượng và mỉm cười cho qua? Hay đáp trả bằng những cách khác?
Chắc hẳn con vẫn còn nhớ cha luôn trân trọng một bức ảnh chụp các bạn học cấp hai của mình. Trong bức ảnh đó không có cha, chỉ có những đứa trẻ xuất thân từ gia đình giàu có. Vào một buổi chiều của mấy chục năm về trước, thời tiết rất đẹp, giáo viên nói với bọn cha rằng có một vị nhiếp ảnh gia đến và muốn được chụp cảnh học sinh lên lớp. Trước đó, cha đã từng chụp ảnh song rất ít, bởi đối với một đứa trẻ nhà nghèo thì chụp ảnh là một điều xa xỉ. Ngay khi nhiếp ảnh gia xuất hiện, cha đã tưởng tượng ra cảnh mình đứng trước ống kính, cười tươi và tỏ ra tự nhiên hơn để trông đẹp trai một chút. Thậm chí, cha còn bắt đầu tưởng tượng ra cảnh mình trở về nhà và khoe với mẹ như báo tin vui: “Mẹ ơi, hôm con được chụp ảnh đấy! Chính nhiếp ảnh gia đã chụp cho chúng con, tuyệt lắm mẹ ạ!”. Cha nhìn chăm chăm vào vị nhiếp ảnh gia đang cúi xuống căn góc chụp với ánh mắt hưng phấn, hy vọng ông ấy sớm đưa cha vào khung hình. Tuy nhiên, điều cha nhận được lại là nỗi thất vọng. Vị nhiếp ảnh gia đó có vẻ là một người theo chủ nghĩa duy mỹ, ông ấy đứng thẳng dậy, chỉ tay vào cha và nói với giáo viên: “Cô có thể bảo học sinh đó rời khỏi chỗ ngồi của mình được không? Cậu bé ăn mặc nhếch nhác quá. Là một học sinh nhỏ bé và nghe lời giáo viên, cha chẳng dám lên tiếng phản đối, chỉ đành lặng lẽ đứng dậy, tạo phông nền đẹp để cho đám con nhà giàu ăn mặc chỉnh tề chụp ảnh. Khoảnh khắc ấy, cha cảm thấy mặt mình nóng bừng, thế nhưng cha không hề tức giận hay thương xót bản thân, càng không oán trách tại sao cha mẹ không cho mình ăn mặc tươm tất hơn; trên thực tế, họ đã cố gắng hết sức để cha có cơ hội nhận được một nền giáo dục tốt. Nhìn vị nhiếp ảnh gia đó liên tục chỉnh cảnh, cha siết chặt nắm đấm, long trọng thề với lòng mình: Một ngày nào đó, mình sẽ trở thành người giàu nhất thế giới! Con ơi, trong mắt cha, ý nghĩa của từ “xúc phạm” đã thay đổi, nó không còn là con dao sắc bén tước đi danh dự của cha, mà là một động lực mạnh mẽ, khí thế dữ dội như dời non lấp biển, thôi thúc cha phấn đấu và theo đuổi mọi điều tốt đẹp. Dường như không ngoa khi nói rằng vị nhiếp ảnh gia đó đã truyền cảm hứng để một đứa trẻ nghèo khó trở thành người giàu nhất thế giới. Ai cũng có lúc được mọi người vỗ tay reo hò để bày tỏ sự công nhận dành cho những thành tựu hoặc phẩm chất, nhân cách, đạo đức của bản thân; đồng thời, ai cũng có lúc bị đả kích và xúc phạm. Ngoại trừ ác ý, cha nghĩ sở dĩ chúng ta bị lăng mạ là do bản thân không đủ năng lực, năng lực này có thể liên quan đến khía cạnh làm người hoặc làm việc, tóm lại là không được người khác tôn trọng. Vì vậy, cha muốn nói rằng bị xúc phạm không phải là một chuyện xấu. Nếu là người biết giữ bình tĩnh và suy ngẫm, có lẽ con sẽ thấy rằng mỗi thái độ hoặc hành vi trước những lời xúc phạm cũng có thể phản ánh trình độ năng lực của con người ta.
Cha biết rằng bất kỳ sự xúc phạm nhẹ nào cũng đều có thể làm tổn thương danh dự. Tuy nhiên, danh dự không phải là món quà do Thượng đế ban tặng, cũng không phải do người khác đưa cho, mà là do chính con tạo nên. Danh dự là sản phẩm tinh thần mà con sở hữu, và danh dự của mỗi người đều chỉ thuộc về chính họ. Con cho rằng mình có danh dự, vậy tức là con có danh dự. Vì vậy, giả sử có ai đó làm tổn thương tình cảm, danh dự của con, con cũng không cần phải dao động. Nếu con kiên quyết giữ lấy danh dự của mình, không ai có thể làm tổn thương con cả.
Mến thương con - Cha
(Trích 38 lá thư Rockefeller gửi cho con trai, NXB Hồng Đức, 2023).
37 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%