Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 5 (Có đáp án)

  • 1465 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 12 phút

Câu 1:

Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX?

Xem đáp án

Đáp án C

- Năm 1973, trên thế giới xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ mở đầu cho cuộc khủng hoảng chung về nhiều mặt. Cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ nhiều vấn đề bức thiết như tình trạng vơi cạn dần nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ về dân số…Đây là các vấn đề toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải chung tay giải quyết

- Cuộc chạy đua vũ trang đã làm suy giảm cả thế và lực của Xô và Mĩ.

- Tây Âu và Nhật Bản đang vươn lên phát triển, trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Mĩ

=> Liên Xô và Mĩ nhận thấy cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định là tình hình

=> Xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện từ những năm 70 của thế kỉ XX.


Câu 2:

Lý do chính khiến Mĩ và Liên Xô đồng ý chấm dứt chiến tranh lạnh là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho cả Liên Xô và Mĩ quá tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác. Do đó hai cường quốc đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.


Câu 3:

Điểm khác biệt giữa chiến tranh lạnh với 2 cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

- Chiến tranh lạnh là chiến tranh không đổ máu, không tiếng súng, thực chất là cuộc chạy đua giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô, đại diện cho hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực vũ trang, kinh tế, chính trị, ngoại giao. Cuộc chiến tranh lạnh diễn ra trên bốn thập kỉ, thực tế chưa từng có cuộc xung đột trực tiếp nhưng những ảnh hưởng của nó lan rộng khắp thế giới

 - Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đều có sự xung đột quân sự trực tiếp giữa các quốc gia tham chiến


Câu 4:

Mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á có sự biến đổi từ năm 1991 chủ yếu là do nguyên nhân nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Năm 1991, Liên Xô sụp đổ đánh dấu chiến tranh lạnh thực sự chất dứt. Đây là điều kiện thuận lợi để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên thế giới trong đó có vấn đề Campuchia. Cùng năm đó, hiệp định hòa bình Pari được kí kết đã giải quyết được vấn đề Campuchia. Tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện căn bản đã giúp cho quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu, chuyển sang đối thoại, hợp tác


Câu 5:

Sự Chấm dứt chiến tranh lạnh đã tác động như thế nào đến tình hình Đông Nam Á?

Xem đáp án

Đáp án A

Việc phát triển tổ chức ASEAN bị nhiều khó khăn do các cuộc chiến tranh ở Việt Nam là biểu hiện của chiến tranh lạnh, làm căng thẳng mối quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam. Việc chấm dứt chiến tranh lạnh đã làm cho mối quan hệ trong Đông Nam Á hòa dịu và tốt đẹp hơn => Từ đó, tạo điều kiện cho tổ chức ASEAN mở rộng thành viên từ những năm 90 của thế kỉ XX


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận