Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn Hóa Học lớp 8 (P4)

52 người thi tuần này 4.6 4.7 K lượt thi 22 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

184 người thi tuần này

Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 37 (có đáp án): Axit - Bazơ - Muối

4.6 K lượt thi 10 câu hỏi
156 người thi tuần này

Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 2 (có đáp án): Chất

12.6 K lượt thi 10 câu hỏi
111 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Hóa 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 1)

7.9 K lượt thi 23 câu hỏi
89 người thi tuần này

Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 8 có đáp án (Đề 4)

8.1 K lượt thi 23 câu hỏi
77 người thi tuần này

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa học 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 17)

7.8 K lượt thi 13 câu hỏi
70 người thi tuần này

Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 26 (có đáp án): Oxit

4.1 K lượt thi 10 câu hỏi
65 người thi tuần này

Đề thi Hóa 8 giữa kì 1 có đáp án (Đề 8)

5 K lượt thi 18 câu hỏi
63 người thi tuần này

Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 10 (có đáp án): Hóa trị

7.3 K lượt thi 10 câu hỏi

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Trình bày cách gọi tên axit?

Lời giải

Axit được gọi tên như sau:

- Axit không có oxi: Tên axit = Axit + tên phi kim + hiđric.

Ví dụ:

HCl : Axit clohiđric,

H2S: Axit sunfuhiđric.

- Axit có oxi:

* Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = Axit + tên phi kim + ic.

Ví dụ:

HNO3: Axit nitric,

H2SO4: Axit sunfuric.

* Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = Axit + tên phi kim + ơ.

Ví dụ:

H2SO3: Axit sunfurơ,

HNO2: Axit nitrơ

Câu 2

Bazơ là gì? Phân loại bazơ?

Lời giải

- Bazơ là hợp chất mà phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH).

Công thức chung: M(OH)n

Trong đó: - M: là kim loại.

- OH: là nhóm hiđroxit.

- n: hoá trị của kim loại

- Dựa vào độ tan trong nước bazơ được chia làm hai loại:

+ Bazơ tan được trong nước (kiềm).

Ví dụ: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,...

+ Bazơ không tan trong nước.

Ví dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3,...

Câu 3

Cách gọi tên bazơ ?

Lời giải

- Tên bazơ = tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit

- Ví dụ:

NaOH: natri hiđroxit,

Ca(OH)2: canxi hiđroxit,

Fe(OH)2: sắt (II) hiđroxit

Câu 4

Muối là gì? Phân loại muối?

Lời giải

- Muối là hợp chất mà phân tử gồm hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit

- Công thức hóa học của muối gồm hai phần: kim loại và gốc axit

Ví dụ: Muối có công thức hóa học Na2SO3 gồm phần kim loại là Na, phần gốc axit là gốc sunfit (=SO3).

- Theo thành phần, muối được chia làm hai loại:

+ Muối trung hoà: Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Ví dụ: Na2SO4, Na2CO3, CaCO3

+ Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit của phân tử còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng kim loại.

Ví dụ: NaHSO4, K2HPO4, Ba(HCO3)2,...

Hoá trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng kim loại.

Câu 5

Cách gọi tên muối? Ví dụ minh họa

Lời giải

Tên muối = tên kim loại (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

Ví dụ:

Na2SO4 : natri sunfat,

Fe(NO3)3: sắt (III) nitrat,

KHCO3: kali hiđrocacbonat

Chú ý:

- Cl: clorua

=S: sunfua

= SO3: sunfit

= SO4: sunfat

=CO3: cacbonat

≡ PO4: photphat.

Câu 6

Dung dịch là gì? Dung môi là gì? Chất tan là gì? Ví dụ minh họa.

Lời giải

- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.

- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.

- Ví dụ: Đường tan trong nước tạo thành nước đường.

+ Dung dịch: nước đường

+ Dung môi: nước

+ Chất tan: đường.

Câu 7

Dung dịch bão hòa là gì? Dung dịch chưa bão hòa là gì?

Lời giải

Ở một nhiệt độ xác định:

- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

Ví dụ: Cho đường vào nước. Lúc đầu đường tan hoàn toàn, ta được dung dịch chưa bão hòa. Tiếp tục cho thêm đường vào nước đến khi đường không tan thêm được nữa. Khi đó ta được dung dịch bão hòa (không thể hòa tan thêm đường nữa).

Câu 8

Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn?

Lời giải

Muốn quá trình hòa tan chất rắn diễn ra nhanh hơn, ta có thể thực hiện một trong những cách sau (hoặc áp dụng đồng thời):

- Khuấy dung dịch: tăng sự tiếp xúc giữa chất rắn và các phân tử nước.

Ví dụ: Cho muối ăn vào 2 cốc thủy tinh chứa sẵn một lượng nước như nhau, một cốc dùng muỗng khuấy. Quan sát ta thấy, cốc được khuấy muối sẽ tan nhanh hơn cốc còn lại.

- Đun nóng dung dịch: các phân tử nước chuyển động càng nhanh, tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và chất tan.

Ví dụ: Đường pha vào cốc nước nóng sẽ tan nhanh hơn so với cốc nước lạnh.

- Nghiền nhỏ chất tan: làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất tan và các phân tử nước.

Ví dụ: Cho đường phèn chưa nghiền và đường phèn đã nghiền nhỏ vào 2 cốc chứa một lượng nước như nhau. Ta thấy cốc nước chứa đường phèn đã nghiền nhỏ thì đường sẽ tan nhanh hơn.

Câu 9

Hãy cho biết tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối?

Lời giải

Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối:

- Axit: Tất cả các axit đều tan trừ axit silisic (H2SiO3).

- Bazơ: Hầu hết bazơ không tan trừ: LiOH; KOH; NaOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Sr(OH)2 …

- Muối:

+ Các muối luôn hòa tan là muối nitrat (muối chứa – NO3) và muối axit.

Ví dụ: NaNO3, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, NaHSO3 …

+ Các muối clorua, sunfat hầu hết tan. Trừ một số muối không tan như bạc clorua (AgCl), chì clorua (PbCl2) , bari sunfat (BaSO4), chì sunfat (PbSO4).

+ Phần lớn các muối cacbonat và muối photphat không tan (trừ muối của các kim loại Na, K, Li).

Câu 10

Độ tan là gì? Độ tan của một chất trong nước là gì

Lời giải

- Độ tan là khái niệm biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi.

- Độ tan (ký hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

Ví dụ: ở 25oC độ tan của muối NaCl là 36 g nghĩa là trong 100 g nước có thể hòa tan tối đa 36 g muối để tạo thành dung dịch bão hòa.

Câu 11

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan là gì?

Lời giải

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:

- Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ: Hầu hết độ tan của các chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng, chỉ có số ít trường hợp khi tăng nhiệt độ thì độ tan lại giảm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan là gì

- Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.

+ Khi nhiệt độ càng tăng thì độ tan của chất khí trong nước càng giảm.

+ Khi áp suất càng tăng thì độ tan của chất khí trong nước càng tăng.

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan là gì

Câu 12

Nêu công thức tính độ tan của một chất?

Lời giải

Công thức tính độ tan của một chất:

Nêu công thức tính độ tan của một chất

S là độ tan

mct là khối lượng chất tan.

mdm là khối lượng dung môi (nếu dung môi là nước thì mdm = mnước)

Ví dụ: Hòa tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam H2O ở 20oC thì thu được dung dịch bão hòa. Độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là bao nhiêu?

Giải

Theo đề bài ta có: mct = 14,36 g, mdm = 40 g

Theo công thức tính độ tan ta có:

Nêu công thức tính độ tan của một chất

Vậy độ tan của NaCl ở nhiệt độ 20oC là 35,9 g

Câu 13

Hãy nêu công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch?

Lời giải

Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch:

Hãy nêu công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch

Trong đó: mct là khối lượng chất tan (g)

mdd là khối lượng dung dịch (g)

Ví dụ: Nồng độ phần trăm của 20 g NaCl trong 500 g dung dịch là:

Hãy nêu công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch

Câu 14

Hãy nêu công thức tính nồng độ mol của dung dịch?

Lời giải

Công thức tính nồng độ mol của dung dịch:

Hãy nêu công thức tính nồng độ mol của dung dịch

Trong đó: n là số mol chất tan (mol)

V là thể tích dung dịch (lít).

Ví dụ: Nồng độ mol của 0,5 mol KCl trong 2 lít dung dịch:

Hãy nêu công thức tính nồng độ mol của dung dịch

Câu 15

Cho biết cách tính khối lượng dung dịch?

Lời giải

Các cách tính khối lượng của dung dịch:

Cách 1: Tính khối lượng dung dịch khi biết khối lượng chất tan và khối lượng dung môi.

mdd = mct + mdm

Trong đó: + mdd là khối lượng dung dịch (g).

+ mct là khối lượng chất tan (g).

+ mdm là khối lượng dung môi (g).

Ví dụ: Hòa tan 10 g muối NaCl vào 40 gam nước. Tính nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được.

Giải

Theo đề bài ta có: mct = 10 g, mdm = 40 g

Khối lượng dung dịch muối là: mdd = mct + mdm = 10 + 40 = 50 g

Nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được:

Cho biết cách tính khối lượng dung dịch

Cách 2: Tính khối lượng dung dịch khi biết khối lượng chất tan có trong dung dịch và nồng độ phần trăm của dung dịch.

Cho biết cách tính khối lượng dung dịch

Trong đó:

+ mdd là khối lượng dung dịch (g)

+ mct là khối lượng chất tan có trong dung dịch (g).

+ C% là nồng độ % của dung dịch.

Ví dụ: Hòa tan 4 gam NaCl vào nước được dung dịch NaCl 10%. Tính khối lượng dung dịch thu được sau khi pha.

Hướng dẫn:

Cho biết cách tính khối lượng dung dịch

Cách 3: Tính khối lượng dung dịch khi biết khối lượng riêng và thể tích dung dịch.

mdd = Vdd.d

Trong đó:

mdd là khối lượng dung dịch (g)

Vdd là thể tích dung dịch (ml)

d là khối lượng riêng của dung dịch (g/ml)

Ví dụ:

Tính khối lượng của 100 ml dung dịch H2SO4, biết khối lượng riêng của dung dịch là d = 1,83 g/ml.

Hướng dẫn:

Khối lượng dung dịch là:

mdd = Vdd.d = 100.1,83 = 183 g.

Câu 16

Trình bày cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước?

Lời giải

Để pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước, ta thực hiện theo hai bước sau:

Bước 1. Tính các đại lượng cần dùng.

Bước 2. Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác định.

a) Pha chế dung dịch theo nồng độ mol/l (CM) cho trước:

Từ muối A, nước cất và các dụng cụ cần thiết. Hãy pha chế V ml dung dịch A nồng độ CM.

+ Bước 1. Tính số mol chất tan có trong dung dịch cần pha theo công thức:

Trình bày cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước

+ Bước 2. Từ số mol suy ra khối lượng chất tan A (m) cần lấy để pha chế.

+Bước 3. Tính thể tích nước cần dùng để pha chế.

Vậy cần lấy m gam chất tan A hòa tan vào V ml nước cất để tạo thành V ml dung dịch A có nồng độ CM.

Ví dụ: Từ muối NaCl, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế: 100 ml dung dịch NaCl 1M.

Hướng dẫn:

Bước 1: Tính toán:

- Số mol chất tan NaCl là:

nNaCl = 1.0,1 = 0,1 (mol)

- Khối lượng của NaCl cần lấy là:

mNaCl = nNaCl . MNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 (g)

Bước 2: Cách pha chế dung dịch:

- Cân 5,85 g NaCl khan cho vào một cốc thủy tinh loại 200 ml.

- Cho từ từ nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 100 ml dung dịch.

- Ta được dung dịch NaCl 1M.

b) Pha chế dung dịch theo nồng độ phần trăm (C%) cho trước

Từ muối B, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy pha chế m gam dung dịch B có nồng độ C%.

+ Bước 1. Tính khối lượng chất tan cần pha chế:

Trình bày cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước

Bước 2. Tính khối lượng nước cần pha chế

mdd = mdm + mct → m2 = mdm = mdd – mct

Vậy cần lấy m1 gam chất B hòa tan vào m2 gam nước để thu được m gam dung dịch B có nồng độ C%.

Ví dụ: Từ muối NaCl, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế: 50 g dung dịch NaCl 15%.

Hướng dẫn:

Bước 1: Tính toán:

- Khối lượng chất tan NaCl là:

Trình bày cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước

- Khối lượng của dung môi (nước) là:

mdm = mdd – mct = 50 -7,5 = 42,5 (g)

Bước 2: Cách pha chế dung dịch:

- Cân 7,5 g NaCl khan cho vào một cốc thủy tinh loại 100 ml.

- Cân 42,5 g nước cất (hoặc 42,5 ml) cho vào cốc.

- Khuấy nhẹ cho NaCl tan hoàn toàn, ta được dung dịch NaCl 15%

Câu 17

Trình bày cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước?

Lời giải

a) Pha loãng một dung dịch theo nồng độ mol/lit cho trước.

Tổng quát: Pha V2 ml dung dịch a có nồng độ CM2 (M) từ dung dịch A có nồng độ CM1 (M).

- Bước 1. Tìm số mol chất tan có trong V2 ml dung dịch A có nồng độ CM2 (M):

n = CM2 . V2

- Bước 2. Tính thể tích dung dịch A nồng độ CM1 (M):

Trình bày cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước

+ Bước 3. Tính thể tích nước cần thêm là: V nước = V2 – V1

+ Bước 4. Pha chế dung dịch.

Ví dụ: Từ nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế:

100 ml dung dịch Na2SO4 0,1M từ dung dịch Na2SO4 2M

Giải

* Tính toán:

- Số mol chất tan Na2SO4 trong 100 ml dd Na2SO4 0,1M là:

nNa2SO4 = 0,1.0,1 = 0,01 (mol)

- Thể tích của dung dịch Na2SO4 2 M (trong đó có chứa 0,01 mol chất tan Na2SO4) là:

Trình bày cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước

* Cách pha chế dung dịch:

+ Đong lấy 5 ml dung dịch Na2SO4 2M cho vào cốc chia độ 200 ml.

+ Thêm từ từ nước cất đến vạch 100 ml, khuấy đều ta được 100 ml dung dịch Na2SO4 0,1M.

b) Pha loãng một dung dịch theo nồng độ phần trăm (C%) cho trước.

Tổng quát: Pha chế m gam (mdd2) dung dịch A nồng độ C2 % từ dung dịch A nồng độ C1 %.

- Bước 1. Tính khối lượng chất tan A có trong m gam dung dịch A nồng độ C2 %

Trình bày cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước

- Bước 2. Tính khối lượng dung dịch ban đầu.

Trình bày cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước

- Bước 3. Tính khối lượng nước cần dùng pha chế.

mH2O = mdd2 - mdd1

Ví dụ: Từ nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế: 150 g dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10%.

Giải

Tính toán:

Khối lượng của NaCl có trong 150g dd NaCl 2,5% là:

Trình bày cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước

Khối lượng dd NaCl ban đầu (có chứa 3,75 g NaCl) là:

Trình bày cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước

Khối lượng nước cất cần dùng là: mH2O = 150 – 37,5 = 112,5 (g)

Cách pha chế dung dịch:

+ Cân 37,5 g dd NaCl 10% cho vào cốc thủy tinh (hoặc bình tam giác).

+ Cân 112,5 g nước cất (hoặc 112,5 ml) rồi từ từ cho vào cốc thủy tinh (hoặc bình tam giác) trên.

+ Khuấy đều ta được 150 ml dd NaCl 2,5%.

Câu 18

Nồng độ dung dịch cho biết những gì?

Lời giải

- Nồng độ mol (CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Công thức tính nồng độ mol của dung dịch:

Nồng độ dung dịch cho biết những gì

Ví dụ: Dung dịch HCl 0,1 M cho biết trong một lít dung dịch có 0,1 mol H2SO4.

- Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 g dung dịch.

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch:

Nồng độ dung dịch cho biết những gì

Ví dụ: Dung dịch muối NaCl 10% cho biết trong 100 g dung dịch có hòa tan 10 g muối NaCl.

Câu 19

Nêu một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm?

Lời giải

Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:

1. Khi làm thí nghiệm hóa học, phải tuyệt đối tuân theo các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và sự hướng dẫn của thầy cô giáo.

2. Khi làm thí nghiệm cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định.

3. Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.

4. Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.

Câu 20

Hãy nêu cách sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm?

Lời giải

Cách sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm:

- Hóa chất trong phòng thí nghiệm thường đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có dán nhãn ghi tên hóa chất. Nếu hóa chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng.

- Không dùng tay trực tiếp cầm hóa chất. Không đổ hóa chất này vào hóa chất khác. Hóa chất dùng xong nếu còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa.

- Không dùng hóa chất đựng trong những lọ không có nhãn ghi rõ tên hóa chất. Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất.

Hãy nêu cách sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm

Câu 21

Hãy nêu một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm?

Lời giải

Một số dụng cụ thí nghiệm

Hãy nêu một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm Hãy nêu một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm

Câu 22

Ý nghĩa của bảng tính tan trong nước của các axit – bazơ – muối ?

Lời giải

Ý nghĩa bảng tính tan:

Bảng tính tan cho ta biết, tính tan các chất trong nước: chất nào tan được trong nước, chất nào không tan trong nước, chất nào ít tan trong nước, chất nào dễ phân hủy, bay hơi …Từ đó ta có thể làm các bài nhận biết và các bài toán có kiến thức liên quan.

Ví dụ: Nhận biết dung dịch muối sắt(III) bằng dung dịch NaOH tạo thành kết tủa màu nâu đỏ Fe(OH)3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

Ý nghĩa của bảng tính tan trong nước của các axit – bazơ – muối

4.6

933 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%