23 câu Trắc nghiệm Sinh Học 10 Bài 5 (có đáp án): Protêin
35 người thi tuần này 4.5 12.7 K lượt thi 23 câu hỏi 17 phút
🔥 Đề thi HOT:
20 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 18 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 18 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 25 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 21 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 20 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 17 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 29 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 19 có đáp án
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Cho các nhận định sau:
(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit
(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp
(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoăc gấp nếp tiếp tục co xoắn
(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau
(5) Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử protein không thực hiện được chức năng sinh học
Có mấy nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?
Lời giải
Đáp án D
Cả 5 nhận định đều đúng.
(1) Đúng. Cấu trúc bậc 1 của phân tử prôtêin là chuỗi pôlipeptit (gồm các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit).
(2) Đúng. Cấu trúc bậc 2 của phân tử prôtêin là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp. Cấu trúc bậc 2 được duy trì nhờ các liên kết hiđrô.
(3) Đúng. Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử prôtêin là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn trong không gian 3 chiều.
(4) Đúng. Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử prôtêin gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau.
(5) Đúng. Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử prôtêin không thực hiện được chức năng sinh học (đây chính là hiện tượng biến tính của prôtêin).
Lời giải
Đáp án D
Đặc điểm khác nhau giữa prôtêin và lipit là cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với các đơn phân là các axit amin, lipit không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Lời giải
Đáp án B
A. Sai. Prôtêin được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học chính là C, H, O, N thường có thêm S và đôi lúc có P.
B. Đúng. Prôtêin chỉ thực hiện chức năng sinh học khi có cấu trúc không gian bậc 3 hoặc bậc 4. Khi prôtêin bị mất cấu trúc không gian (hiện tượng biến tính của prôtêin) thì prôtêin cũng không thực hiện được chức năng sinh học.
C. Đúng. Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là khoảng 20 loại axit amin và người và động vật không có khả năng tự tổng hợp nên axit amin mà các axit amin này được lấy từ thức ăn.
D. Đúng. Prôtêin gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin.
Lời giải
Đáp án B
Axit amin là đơn phân cấu tạo nên prôtêin, mỗi axit amin được cấu tạo gồm 3 phần: nhóm cacboxyl (COOH), nhóm amin (NH2), gốc R. Các loại axit amin giống nhau nhóm cacboxyl, nhóm amin, khác nhau bởi gốc R.
Lời giải
Đáp án A
Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Tính đa dạng của phân tử prôtêin được quy định bởi số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.
Lời giải
Đáp án D
Hiện tượng biến tính của prôtêin là hiện tượng cấu trúc không gian ba chiều của prôtêin (cấu trúc bậc 3 và 4) bị phá vỡ làm cho prôtêin bị mất chức năng. Các yếu tố của môi trường như nhiệt độ cao, độ pH,… có thể gây nên hiện tượng biến tính của prôtêin.
Câu 7
Cho các hiện tượng sau:
(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc
(2) Gạch cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua
(3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng
(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục
Có mấy hiện tưởng thể hiện sự biến tính của protein?
Lời giải
Đáp án D
- Hiện tượng biến tính của prôtêin là hiện tượng prôtêin bị biến đổi cấu trúc không gian. Các yếu tố của môi trường như nhiệt độ cao, độ pH,… có thể gây nên hiện tượng biến tính của prôtêin.
- Trong các hiện tượng mà đề bài đã đưa, cả 4 hiện tượng đều là hiện tượng biến tính của prôtêin:
(1) Prôtêin trong trứng bị biến tính bởi nhiệt độ.
(2) Prôtêin trong gạch cua bị biến tính bởi nhiệt độ.
(3) Prôtêin trong tóc bị biến tính bởi nhiệt độ.
(4) Prôtêin trong sữa bị biến tính bởi độ pH thấp.
Lời giải
Đáp án: C
Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền là chức năng của ADN hoặc ARN.
Lời giải
Đáp án D
- Chất được cấu tạo từ axit amin là prôtêin.
- Trong các chất mà đề bài đưa ra, chỉ có insulin là prôtêin.
- Colesteron, ơstrôgen là các stêrôit (lipit), pentôzơ là đường đơn nên không được cấu tạo từ axit amin.
Lời giải
Đáp án A
Ăn quá nhiều prôtêin có thể dẫn đến nhiều bệnh như:
- Tăng cân béo phì: Prôtêin dư thừa thường sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Điều này có thể dẫn đến tăng cân theo thời gian.
- Tăng nguy cơ ung thư: Ăn nhiều thịt đỏ và/hoặc thịt chế biến sẵn có liên quan đến ung thư đại trực tràng, vú và tuyến tiền liệt.
- Bệnh tim: Ăn nhiều thịt đỏ và thực phẩm từ sữa béo trong chế độ ăn giàu prôtêin có thể dẫn đến bệnh tim. Nguyên nhân là do tăng tiêu thụ lượng chất béo bão hòa và cholesterol.
- Bệnh gout: Bệnh gout phát triển khi có quá nhiều axit uric trong máu. Sự dư thừa axit uric này có thể do hậu quả của chế độ ăn có nhiều purin hoặc cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric.
Lời giải
Đáp án B
A. Sai. Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là axit amin, lipit không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. Đúng. Prôtêin và lipit đều có chức năng dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể (prôtêin được huy động để tạo ra năng lượng khi cơ thể thiếu đường và lipit).
C. Sai. Liên kết hiđrô không có trong cấu trúc của prôtêin bậc 1.
D. Sai. Prôtêin được cấu tạo từ các nguyên tố chính là C, H, O, N thường có thêm S, P.
Lời giải
Chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp ra không tồn tại ở dạng mạch thẳng mà chúng co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc bậc 2. Cấu trúc bậc 2 được duy trì bởi liên kết hiđrô.
Lời giải
Đáp án A
- Tính đa dạng và đặc thù của phân tử prôtêin được quy định bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin.
- Cấu trúc bậc 1 là chuỗi các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit.
→ Cấu trúc quyết định tính đa dạng và đặc thù của phân tử prôtêin là cấu trúc bậc 1.
Lời giải
Đáp án A
Loại prôtêin có chức năng điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể là các hoocmôn.
A. Đúng. Insulin có trong tuyến tụy là loại prôtêin có chức năng điều hòa lượng đường huyết ở trong máu.
B. Sai. Kêratin có trong tóc là loại prôtêin có chức năng cấu trúc.
C. Sai. Côlagen có trong da là loại prôtêin có chức năng cấu trúc.
D. Sai. Hêmoglobin có trong hồng cầu là loại prôtêin có chức năng vận chuyển khí.
Câu 15
Cho các ví dụ sau:
(1) Colagen cấu tạo nên mô liên kết ở da
(2) Enzim lipaza thủy phân lipit
(3) Insulin điều chỉnh hàm lượng đường trong máu
(4) Glicogen dự trữ ở trong gan
(5) Hemoglobin vận chuyển O2 và CO2
(6) Inteferon chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
Có mấy ví dụ minh họa cho các chức năng của protein?
Lời giải
Đáp án C
Ví dụ (4) không phải chức năng của prôtêin.
(1) Côlagen cấu tạo nên mô liên kết ở da → Đây là chức năng cấu tạo nên tế bào và cơ thể của prôtêin.
(2) Enzim lipaza thủy phân lipit → Đây là chức năng xúc tác cho các phản ứng hóa sinh của prôtêin.
(3) Insulin điều chỉnh hàm lượng đường trong máu → Đây là chức năng điều hòa của prôtêin.
(4) Glicogen dự trữ ở trong gan → Glicôgen là chất thuộc nhóm cacbohiđrat chứ không phải prôtêin.
(5) Hêmôglôbin vận chuyển O2 và CO2 → Đây là chức năng vận chuyển các chất của prôtêin.
(6) Inteferon chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn → Đây là chức năng bảo vệ cơ thể của prôtêin.
Câu 16
Cho các loại liên kết hóa học sau:
(1) liên kết peptit
(2) liên kết hidro
(3) liên kết đisunphua (- S – S -)
(4) liên kết phôtphodieste
(5) liên kết glucozit
Có mấy loại liên kết tham gia duy trì cấu trúc của protein bậc 3?
Lời giải
Đáp án: B
Cấu trúc của protein bậc 3 được duy trì bởi 3 loại liên kết là liên kết peptit, liên kết hidro và liên kết đisunphua (-S-S-).
Câu 17
Cho các ý sau:
(1) Phân tử protein có cấu trúc bậc 4 khi có từ 2 chuỗi pôlipeptit trở lên
(2) Protein trong cơ thể luôn được phân hủy và luôn được tổng hợp mới
(3) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người do sai lệch trong quá trình tự sắp xếp của một axit amin trong chuỗi β của phân tử hêmoglobin
(4) Protein được cấu tạo từ axit amin không thay thế và axit amin thay thế
(5) Thức ăn động vật có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa nhiều loại axit amin không thay thế
(6) Protein tham gia vào quá trình truyền đạt thông tin di truyền của tế bào
Trong các ý trên, có mấy ý đúng?
Lời giải
Đáp án C
Lời giải
Lời giải:
Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein.
Đáp án cần chọn là: A
Lời giải
Lời giải:
Dưới tác động của các tác nhân vật lý (tia cực tím, sóng siêu âm, nhiệt độ...) tác nhân hóa học (axit, bazơ, muối kim loại nặng…) protein bị biến tính.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20
Cho các hiện tượng sau:
(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc
(2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua
(3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng
(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục
Có bao nhiêu hiện tượng thể hiện sự biến tính của protein?
Lời giải
Lời giải:
Các hiện tượng thể hiện sự biến tính của protein là: 1,2,3,4
Đáp án cần chọn là: C
Lời giải
Lời giải:
Prôtêin không có chức năng truyền đạt thông tin di truyền
Đáp án cần chọn là: D
Lời giải
Lời giải:
Protein có các chức năng như cấu tạo tế bào và cơ thể; dự trữ axit amin, bảo vệ cơ thể, vận chuyển các chất, cấu trúc nên các loại enzim… Còn chức năng lưu trữ vào bảo quản thông tin di truyền là của ADN.
Đáp án cần chọn là: C
Lời giải
Lời giải:
Colesteron và Ơstogen có bản chất là lipit
Pentozo là monosaccarit
Insulin là hoocmon có bản chất là prôtêin
Đáp án cần chọn là: D
2 Đánh giá
50%
50%
0%
0%
0%