25 bài tập Công suất có đáp án
42 người thi tuần này 4.6 197 lượt thi 24 câu hỏi 45 phút
🔥 Đề thi HOT:
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 Chủ đề 11 có đáp án (Đề 91)
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 học kì 2 có đáp án (Đề 121)
Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 3
Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 2
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 35 có đáp án
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 Chủ đề 12 có đáp án (Đề 101)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Một người nặng 60 kg leo lên 1 cầu thang. Trong l0s người đó leo được 8m tính theo phương thẳng đứưg. Công suất người đó thực hiện được tính theo HP (mã lực l HP = 746 W) là:
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Công để kéo vật lên cao là: A = F.s = P.h = 10mh = 10. 60. 8 = 4800 (J)
Công suất là 𝒫 \( = \frac{A}{t}\)= \(\frac{{4800}}{{10}} = 480W\)≈ 0,643 HP
Lời giải
Đáp án đúng là: D
2kWh = 2000 Wh = 2000 W. 1h = 2000W . 3600s = 7200000 Ws = 7,2.106 Ws = 7,2. 106 J
Câu 3
Một ô tô có công suất của động cơ 100kW đang chạy trên đường. Tính công của động cơ thực hiện trong thời gian 10s.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Đổi 100kW = 100000W
Ta có 𝒫\( = \frac{A}{t}\)⇒ A = 𝒫.t = 100000.10 = 1000000 (J)
Vậy công của động cơ thực hiện trong 10s là 1.000.000 J
Câu 4
Một thang máy có trọng lượng 10000N được kéo đều lên tầng 5 cao 20 m mất thời gian 1 phút 20 giây. Công suất của động cơ thang máy bằng bao nhiêu?
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Đổi 1 phút 20 giây = 80 giây
Công để kéo vật lên cao là: A = F.s = P.h = 10000. 20 = 200000 (J)
Công suất là 𝒫 \( = \frac{A}{t}\) = \(\frac{{200000}}{{80}} = 2500W\)
Câu 5
Gọi A là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian t để vật đi được quãng đường s. Khi đó công suất được tính theo công thức:
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Công suất là tốc độ thực hiện công 𝒫 \( = \frac{A}{t}\).
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Công suất là tốc độ thực hiện công 𝒫 \( = \frac{A}{t}\).
Trong đó: + A là công thực hiện được (J)
+ t là thời gian thực hiện công (s)
1W = \(\frac{{1J}}{{1s}}\)
Lời giải
Đáp án đúng là: D
m/s là đơn vị đo tốc độ.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Công suất là 𝒫 \( = \frac{A}{t}\)= \(\frac{{1000}}{5} = 200W\)
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Công suất là 𝒫 \( = \frac{A}{t}\)⇒ A = 𝒫 .t
Đơn vị của công suất 𝒫 là kW; thời gian t là giờ.
Như vậy đơn vị của công cơ học là kWh.
Câu 10
Một máy động cơ có công suất \(P\)= 75W, hoạt động trong t = 2h thì tổng công của máy cơ sinh ra là
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Đổi 2h = 7200s
Công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Vậy công của máy cơ sinh ra là: A = \(P\).t = 75. 7200 = 540000 (J) = 540 kJ
Câu 11
Một máy cơ có công suất \(P\)= 360W, máy đã sinh ra công A= 720kJ. Vậy thời gian máy đã hoạt động là
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Đổi 720 kJ = 720000J
Thời gian máy thực hiện công là: \(P = \frac{A}{t}\) ⇒ \(t = \frac{A}{P} = \frac{{720000}}{{360}} = 2000s\)
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Để biết người nào làm việc khỏe hơn (năng suất hơn hay thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong cùng một đơn vị thời gian.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
- Công suất của người thợ rèn: \({{\rm{P}}_1} = \frac{{{A_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{5000}}{{10}} = 500W\).
- Công suất của người bán hàng: \({{\rm{P}}_2} = \frac{{{A_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{2000}}{5} = 400W\).
- Công suất của vận động viên: \[{{\rm{P}}_3} = \frac{{{A_3}}}{{{t_3}}} = \frac{{7000}}{{10}} = 700W\].
- Công suất của người công nhân: \[{{\rm{P}}_4} = \frac{{{A_4}}}{{{t_4}}} = \frac{{30000}}{{60}} = 500W\].
Vậy vận động viên điền kinh có công suất lớn nhất.
Câu 14
Một chiếc ôtô chuyển động đều đi được đoạn đường 27 km trong 30 phút. Công suất của ôtô là 12 kW. Lực kéo của động cơ là
Lời giải
Đáp án đúng là: C
s = 27 km = 27000 m
t = 30 phút = 1800 s
\({\rm{P}}\)= 12 kW = 12000 W
F = ?
Ta có: \(A = F.s\) (1)
\[{\rm{P}} = \frac{A}{t} \Rightarrow A = {\rm{P}}.t\](2)
Từ (1) và (2) \[ \Rightarrow \] \[F.s = {\rm{P}}.t \Rightarrow F = \frac{{{\rm{P}}.t}}{s} = \frac{{12000.1800}}{{27000}} = 800(N)\].
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Kilôoát là đơn vị đo của công suất.
1 kW = 1000 W.
Câu 16
Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Trâu: t1 = 2 giờ ; \({{\rm{P}}_1}\)
Máy cày: t2 = 20 phút = \(\frac{1}{3}\)h ; \({{\rm{P}}_2}\)
- Để cày hết một sào đất thì dùng trâu hay máy cày đều cần tốn một công A
- Ta có tỉ lệ: \[\frac{{{{\rm{P}}_1}}}{{{{\rm{P}}_2}}} = \frac{{\frac{A}{{{t_1}}}}}{{\frac{A}{{{t_2}}}}} = \frac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \frac{{\frac{1}{3}}}{2} = \frac{1}{6}\]
Vậy \({{\rm{P}}_2} = 6{{\rm{P}}_1}\) hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn gấp 6 lần trâu.
Lời giải
Đáp án đúng là: B
- Ngoài đơn vị là W, kW, công suất còn được đo bằng mã lực (HP).
- kWh là đơn vị của năng lượng, không phải đơn vị của công suất.
Câu 18
Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi, thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
Lời giải
Gọi lực kéo gàu nước lên của Nam và hùng lần lượt là F1, F2.
Thời gian Nam và Hùng kéo gàu nước lên lần lượt là t1, t2.
Chiều cao của giếng nước là h.
- Trọng lượng của gàu nước do Nam kéo nặng gấp đôi do Hùng kéo:
P1 = 2P2 ⇒ F1 = 2F2
- Thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam: t2 = t1/2
- Công mà Nam thực hiện được là: A1 = F1.h
- Công mà Hùng thực hiện được là: A2 = F2.h = \(\frac{{{F_1}}}{2}h = \frac{{{A_1}}}{2}\)
- Công suất của Nam và Hùng lần lượt là: \({P_1} = \frac{{{A_1}}}{{{t_1}}}\) và \({P_2} = \frac{{{A_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{\frac{{{A_1}}}{2}}}{{\frac{{{t_1}}}{2}}} = \frac{{{A_1}}}{{{t_1}}}\)
⇒ \({P_1} = {P_2}\)⇒ Công suất của Nam và Hùng là như nhau.
Câu 19
Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
Lời giải
a – đúng: Trâu cày mất t1 = 2 giờ; Máy cày cày mất t2 = 20 phút = 1/3 giờ
Vậy thời gian trâu cày gấp 2 : \(\frac{1}{3}\)= 6 (lần) thời gian máy cày.
b – đúng: Vì cả 2 cùng cày một sào đất nên công thực hiện là như nhau
A1 = A2 = A.
c – đúng: Gọi P1 và P2 lần lượt là công suất của trâu và máy cày.
Công suất của trâu và máy cày lần lượt là: \({P_1} = \frac{A}{{{t_1}}}\) và \({P_2} = \frac{A}{{{t_2}}} = \frac{A}{{\frac{{{t_1}}}{6}}} = 6\frac{A}{{{t_1}}} = 6{P_1}\)
d – Sai: Công suất của máy cày lớn hơn và lớn hơn 6 lần so với công suất của trâu.
Lời giải
Hướng dẫn giải
Áp dụng công thức: 𝒫 \( = \frac{A}{t}\)=\(\frac{{1000}}{{10}} = 100W\)
Lời giải
Hướng dẫn giải
1kW=1000W
1h = 3600s
Vậy 1kWh= 1000.3600 = 3,6.106 ( J)
Câu 22
Coi công suất trung bình của trái tim là 3W. Trong một ngày – đêm trung bình trái tim thực hiện một công là bao nhiêu?
Lời giải
Hướng dẫn giải
Biểu thức mối liên hệ giữa công, công suất và thời gian: 𝒫 \( = \frac{A}{t}\)⇒ A = 𝒫.t
Trong đó: + A là công của vật thực hiện (J)
+ 𝒫 là công suất (W)
+ t: thời gian vật thực hiện công (s)
Đổi 1 ngày = 86400 s.
Trong 1 ngày đêm, trái tim thực hiện được một công là: A = 𝒫.t = 3. 86400 = 259200 (J)
Câu 23
a) Một ô tô có công suất của động cơ là 100 kW đang chạy trên đường với tốc độ 36 km/h. Xác định lực kéo của động cơ lúc đó.
b) Con ngựa kéo xe chuyển động đều với tốc độ 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Xác định công suất của con ngựa đó.
c) Xác định công suất khi nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50 N lên độ cao 10 m trong thời gian 2 s.
d) Một vật có khối lượng 4 kg rơi từ độ cao 8 m xuống độ cao 3 m so với mặt đất. Xác định công của trọng lực sinh ra trong quá trình này.
Lời giải
Hướng dẫn giải
a) Đổi 100kW = 100 000W; 36km/h = 10 m/s
Ta có: \(A = F.s = F.v.t\) (1)
\[{\rm{P}} = \frac{A}{t} \Rightarrow A = {\rm{P}}.t\](2)
Từ (1) và (2) \[ \Rightarrow \] \[F.v.t = {\rm{P}}.t \Rightarrow F = \frac{{\rm{P}}}{v} = \frac{{100000}}{{10}} = 10000(N)\]
b) Đổi 9 km/h = 2,5 m/s
Ta có: \(A = F.s = F.v.t\) (1)
\[{\rm{P}} = \frac{A}{t} \Rightarrow A = {\rm{P}}.t\](2)
Từ (1) và (2) \[ \Rightarrow \] \[F.v.t = {\rm{P}}.t \Rightarrow {\rm{P}} = F.v = 200.2,5 = 500(W)\]
c) Công suất cần dùng để nâng hòn đá là: \({\rm{P}} = \frac{A}{t} = \frac{{F.s}}{t} = \frac{{P.h}}{t} = \frac{{50.10}}{2} = 250(W)\)
d) Công của trọng lực sinh ra khi vật rơi từ độ cao 8 m xuống độ cao 3 m là
\[A = F.s = P.h = 10.m.h = 10.4.\left( {8 - 3} \right) = 200{\rm{ }}J.\]
Câu 24
a) Một người thợ kéo đều một bao xi măng trọng lượng 500 N lên cao 3 m. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Xác định công suất của lực kéo.
b) Một người nhấc một vật có khối lượng 9 kg lên cao 1 m. Xác định công mà người đó thực hiện được.
c) Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000 N làm toa xe đi được 1000 m. Xác định công của lực kéo đầu tàu.
d) Tính công của trọng lực khi làm hòn đá có khối lượng 3,5 kg rơi từ độ cao 20 m xuống mặt đất.
Lời giải
Hướng dẫn giải
a) - Công mà người đó đã thực hiện là: A = F.s = P.h = 500.5 = 1500(J)
- Công suất của lực kéo là \({\rm{P}} = \frac{A}{t} = \frac{{1500}}{{30}} = 50(W)\)
b) Công mà người đó thực hiện được là: \[A = F.s = P.h = 10.m.h = 10.9.1 = 90{\rm{ J}}\]
c) Công của lực kéo đầu tàu là: \[A = F.s = 5000.1000 = 5\,\,000\,\,000\,\,J\]
d) Công của trọng lực là: \(A = F.s = P.h = 10.m.h = 10.3,5.20 = 700{\rm{ }}J.\)
39 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%