72 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 9: Một số vấn đề cơ bản của luật quốc tế
🔥 Đề thi HOT:
47 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án (Phần 2)
40 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 2 có đáp án (Phần 2)
36 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1 có đáp án (Phần 2)
25 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 4 có đáp án (Phần 2)
20 Câu trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 6: Quản lý thu chi trong gia đình
36 câu Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn KTPL Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 31, 32, 33, 34
Công ty P (ở Việt Nam) và Công ty B (trụ sở tại Hàn Quốc) kí hợp đồng J có nội dung sau: Công ty P mua của Công ty B 1 000 tấn (+/−10 % không bao gồm độ ẩm) giấy phế liệu; đơn giá 235 USD/tấn giao hàng theo điều kiện CIF tại cảng Hải Phòng; độ ẩm tối đa cửa hàng hoá là 12 %. Sau đó, trong hai lô hàng được chuyển đến kho của Công ty P thì phát hiện giấy trong một số thùng bị vượt quá độ ẩm cho phép.
Sau khi có kết quả giám định, Công ty P đã thông báo và yêu cầu Công ty B bồi thường nhưng không được chấp nhận. Sau đó, Công ty P đã giao toàn bộ lô hàng trên theo khối lượng kết luận giám định thực tế cho Công ty B. Công ty P khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết buộc Công ty B bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng với tổng số tiền 32 489,69 USD.
Toà án phúc thẩm tuyên đình chỉ xét xử phúc thẩm do người kháng cáo không có quyền kháng cáo, bản án sơ thẩm có hiệu lực theo pháp luật, trong đó: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty P đối với Công ty B, buộc Công ty B phải bồi thường thiệt hại cho Công ty P tổng số tiền 30 485,85 USD theo Hợp đồng và 41 840 000 đồng chi phí giám định.
Đoạn văn 2
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 35, 36, 37
Theo bản án số 288/2018/KDTM-PT ngày 16/7/2018 về việc Tranh chấp hợp đồng mua bản phần mềm tin học trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Toà án nhân dân cấp cao thành phố Hà Nội, Công ty C có đơn đặt hàng gửi Công ty M (tại Singapore) để mua hàng hoá thiết bị là phần mềm và phần cứng về mã hoá chữ kí điện tử và xác thực chữ kí điện tử cùng với các dịch vụ liên quan của Công ty M để bán lại cho Ban Quản lí Dự án phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam – Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo thoả thuận, Công ty C sẽ trả cho Công ty M 100 % số tiền là 227 618 USD cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ trên bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Công ty M ngay sau khi sản phẩm cung cấp được chấp nhận bởi người dùng cuối cùng. Người sử dụng cuối cùng là Ban Quản lí Dự án phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam – Bộ Thông tin và Truyền thông đã chấp nhận toàn bộ các hàng hoá, thiết bị và dịch vụ. Tuy nhiên, Công ty C đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán số tiền 227 618 USD. Công ty M khởi kiện yêu cầu Toà án buộc Công ty C phải thanh toán toàn bộ số tiền mua hàng còn thiếu 175 000 USD và tiền phạt 7 000 USD cùng các khoản lãi chậm trả.
Toà án phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của Công ty C, giữ nguyên bản án sơ thẩm, trong đó:
– Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty M: Buộc Công ty C phải thanh toán cho Công ty M số tiền gồm: Nợ gốc chưa thanh toán là 175 000 USD và tiền lãi tính đến thời điểm xét xử là 863 238 000 đồng.
– Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty M về việc đòi khoản tiền phạt hợp đồng là 7 000 USD đối với Công ty C.
Đoạn văn 3
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 38, 39, 40
Do mâu thuẫn, tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa quốc gia X và quốc gia Y trong nhiều năm chưa được giải quyết, quốc gia X đã dùng vũ lực tấn công vào lãnh thổ của quốc gia Y. Quốc gia Ý đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc can thiệp. Căn cứ vào Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế, Hội đồng Bảo an đã ra nghị quyết yêu cầu quốc gia X tôn trọng pháp luật quốc tế, rút quân đội, lập lại hoà bình, an ninh ở quốc gia Y. Trước tình hình này, quốc gia X buộc phải thực hiện nghị quyết của Liên hợp quốc, rút quân đội ra khỏi lãnh thổ quốc gia Y.
Câu 38:
Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, chấm dứt vấn đề tranh chấp lãnh thổ thì quốc gia Y cần căn cứ vào
Đoạn văn 4
Đọc đoạn thông tin sau, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):
Biển Đỏ nối Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải thông qua kênh đào Suez là tuyến đường huyết mạch về năng lượng và thương mại quốc tế khi vận chuyển tới 12 % khối lượng thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở vùng biển này đã khiến tuyến đường thương mại quan trọng nối châu Âu và châu Á đổ sup trong thời gian gần đây. Houthi đã bắt giữ tàu thương mại Galaxy Leader và tiến hành hơn 20 cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV nhằm vào các tàu thương mại và tàu hải quân ở Biển Đỏ để ngăn tất cả tàu đi đến Israel qua tuyến đường biển quan trọng này. Đây là hành vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Theo đó, các hãng vận tải khổng lồ toàn cầu như Maersk, Hapag-Lloyd, CMA- CGM cũng như Tập đoàn Dầu khí BP phải tạm ngừng các chuyến hàng qua vùng biển này và tái định tuyến qua mũi Hảo Vọng ở phía nam châu Phi. Việc này khiến mỗi chuyến hàng khứ hồi kéo dài thêm khoảng 10 ngày, đồng thời chi phí cũng đội lên đột biến, ảnh hưởng không nhỏ tới hàng hoá xuất khẩu của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đoạn văn 5
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nhu cầu giao thương giữa các quốc gia ngày càng phát triển. Theo đó cũng xuất hiện những mâu thuẫn và tranh chấp giữa các quốc gia. Rất nhiều vấn đề phát sinh đã được các quốc gia giải quyết dựa trên cơ sở của pháp luật quốc tế. Nhờ vậy, mối quan hệ giữa các quốc gia trở nên tốt đẹp hơn, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế ngày càng phát triển.
Đoạn văn 6
Từ chỗ chủ yếu tiếp thu, tham gia các tổ chức quốc tế, các điều ước quốc tế đã hình thành trước đây, vận dụng pháp luật quốc tế để đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia chống lại các quan điểm sai trái, thù địch, Việt Nam chuyển sang từng bước tham gia đóng góp xây dựng luật chơi, tham gia pháp điển và phát triển pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia đồng thời đóng góp thúc đẩy hoà bình, an ninh và hợp tác quốc tế vì phát triển bền vững.
Đoạn văn 7
Trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng tăng cường tham gia các diễn đàn pháp lí đa phương, như Uỷ ban các vấn đề pháp lí (Uỷ ban VI) của Đại Hội đồng Liên hợp quốc và Tổ chức Tham vấn pháp luật Á – Phi (AALCO). Đảng chú ý, Việt Nam đắc cử trong những kì bầu cử với tính cạnh tranh cao, giành được quyền hiện diện tại các cơ chế pháp lí quốc tế quan trọng như Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) và Uỷ ban Pháp luật Quốc tế Liên hợp quốc (ILC).
Tại các diễn đàn này, Việt Nam kịp thời đưa ra các quan điểm phù hợp với lợi ích, chủ trương của mình, bảo vệ lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, việc Việt Nam thúc đẩy các chủ đề pháp lí thực tiễn, sát sao với lợi ích của các nước đang phát triển như môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,... được các nước ủng hộ, đánh giá cao và ngày càng tín nhiệm.
Đoạn văn 8
Theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các nước, người nước ngoài được hưởng các chế độ pháp lí, trong đó có chế độ tối huệ quốc. Nội dung cơ bản của chế độ tối huệ quốc là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kì nước thứ ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai. Theo chế độ tối huệ quốc thì người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài được hưởng đầy đủ và hoàn toàn các quyền hợp pháp mà một quốc gia đã dành và sẽ dành cho bất kì một nhóm người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài đang sinh sống hay hoạt động tại lãnh thổ của quốc gia đó. Như vậy, chế độ tối huệ quốc đưa lại các điều kiện cũng như các tiêu chuẩn pháp lí như nhau (theo nghĩa bình đẳng, bình quyền) cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của các quốc gia đã kí kết với nhau hiệp định mà trong đó có quy định chế độ này.
Câu 57:
a. Chế độ tối huệ quốc là một trong số chế độ pháp lí nằm trong công pháp quốc tế về dân cư.
a. Chế độ tối huệ quốc là một trong số chế độ pháp lí nằm trong công pháp quốc tế về dân cư.
Câu 60:
d. Người nước ngoài sang Việt Nam học tập phải chịu trách nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật.
d. Người nước ngoài sang Việt Nam học tập phải chịu trách nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật.
Đoạn văn 9
Là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á và tiếp giáp Biển Đông, Việt Nam vừa có biên giới trên đất liền, vừa có vùng biển chồng lấn với các quốc gia láng giềng. Đồng thời, việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang đứng trước những thách thức mới và đặt ra những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Do đó, việc giải quyết dứt điểm vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia với các nước có liên quan là một trong những ưu tiên trong đường lối đối ngoại và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước ta.
Câu 63:
c. Biên giới trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống cột mốc quốc gia.
c. Biên giới trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống cột mốc quốc gia.
Đoạn văn 10
Chủ quyền đối với nội thuỷ, lãnh hải: Theo về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với nội thuỷ và lãnh hải của mình, chủ quyền này cũng được mở rộng vùng trời ở bên trên đến vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ở bên dưới các vùng biển đó. Điều 8, khoản 1 của UNCLOS định nghĩa nội thuỷ là “các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”. Trong vùng nội thuỷ, các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền của mình. Tàu thuyền nước ngoài muốn ra vào vùng nội thuỷ phải xin phép quốc gia ven biển và phải tuân theo luật lệ của quốc gia đó.
Đoạn văn 11
Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng không vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở, là một chế định pháp lí mới, lần đầu tiên được ghi nhận trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc biệt, trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế, được quy định bởi UNCLOS, mà không chia sẻ với các quốc gia khác. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có:
– Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lí các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc phi sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
– Quyền tài phán về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; các quyền và nghĩa vụ khác do UNCLOS quy định.
Câu 69:
a. Trong vùng đặc quyền kinh tế, các hoạt động thăm dò và khai thác vùng này là vì mục đích kinh tế.
a. Trong vùng đặc quyền kinh tế, các hoạt động thăm dò và khai thác vùng này là vì mục đích kinh tế.
35 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%