Đề cuối kì 2 Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1

170 người thi tuần này 4.6 2 K lượt thi 7 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ(1) bóng lồng hoa(2).

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

1947

Thơ Hồ Chủ Tịch , NXB Văn học, Hà Nội , 1967

Chú thích

- Hoàn cảnh sáng tác: Cảnh Khuya là bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết (bằng chữ quốc ngữ ) ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) . Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực và cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến nhưng chúng đã hoàn toàn thất bại.

- (1) Cổ thụ: cây to đã sống lâu năm.

- (2) “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”: có thể hiểu theo hai nghĩa:

Nghĩa 1: Tả cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào các bông hoa

Nghĩa 2: Tả ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ, in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa

Câu 1

Xác định thể thơ của văn bản trên.

Lời giải

- Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Câu 2

(0,5 điểm) Nêu những từ ngữ tả cảnh núi rừng Việt Bắc trong hai dòng thơ đầu.

Lời giải

- Cảnh núi rừng Việt Bắc có: suối, cổ thụ, trăng, hoa.

Câu 3

(1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.

Lời giải

Biện pháp so sánh được sử dụng trong câu thơ: So sánh “tiếng suối” với “tiếng hát xa”.

- Tác dụng: Khắc hoạ âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng. Cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà ấm áp tình người. Tăng tính cụ thể, sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm cho câu thơ.

Câu 4

(1,0 điểm) Hai dòng thơ cuối bài thơ đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả?

Lời giải

Tâm trạng của tác giả trong hai dòng thơ cuối:

- Tác giả đã thể hiện sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc

- Tâm trạng lo âu, lo lắng, trăn trở của Bác vì dân vì nước.

=> Tình yêu thiên nhiên hòa vào tình yêu đất nước.

Câu 5

(1,0 điểm) Qua bài thơ, em cảm nhận được gì về tâm hồn và phong thái của Bác Hồ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

Lời giải

Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên tha thiết, lòng yêu nước sâu nặng của Bác. Đó cũng là chất thi sĩ, chiến sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh.

Câu 6

II. Viết (6,0 điểm)

(2,0 điểm)

Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật văn bản phần Đọc hiểu.

Lời giải

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn.

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 150 chữ) của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật văn bản phần Đọc hiểu.

0,25 điểm

c. Yêu cầu về kiến thức:

Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo những nội dung sau:

* Nội dung: Bài thơ làm hiện lên vẻ đẹp của thiên nhiên trong đêm trăng tại chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm đầy thi vị; lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

 * Nghệ thuật: 

- Vận dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp từ.

- Vẻ đẹp đêm trăng vừa cổ điển mang nét đẹp hiện đại.

- Ngôn từ giản dị, trong sáng.

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

1,0 điểm

d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25 điểm

Câu 7

(4,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về chủ đề: Sống cống hiến của tuổi trẻ.

Lời giải

a. Bảo đảm bố cục và dung lượng của bài văn nghị luận

Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 400 chữ) của bài văn.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Về sự cống hiến của tuổi trẻ.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng:

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

* Thân bài:

- Giải thích:

+ Sống cống hiến là tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp, hiến dâng cho xã hội, cộng đồng, sẵn sàng, tự nguyện hi sinh lợi cá nhân để phục vụ lợi ích của tập thể mà không nghĩ đến lợi ích hơn.

+ Tuổi trẻ là khái niệm để chỉ thế hệ thanh niên, thiếu niên. Đây cũng là khoảng thời gian đẹp nhất của mỗi người, giai đoạn phát triển, tràn đầy sức sống nhất về thể chất, trí tuệ hỗn tâm hồn.

- Bàn luận:

+ Tuổi trẻ mang trong mình sức trẻ, trí tuệ và sức sáng tạo dồi dào, nhạy bén, năng động, thích nghi nhanh với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật. Tuổi trẻ sống cống hiến là nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, tu dưỡng đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão và cổ gằng vươn lên đế đóng góp cho đất nước, cộng đồng.

+ Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, công ích, sẫn sàng chia sẻ, giúp đỡ khó khăn với người khác mà không cần thu lợi về mình hay mong được đền đáp.

+ Tuổi trẻ sống cống hiến sẽ vì tập thể, đi theo cái hay, cái đúng, bỏ qua cái tôi vì lợi ích chung của cộng đồng ...

+ Tuổi trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước nên sống cống hiến sẽ giúp tuổi trẻ có được mục đích, lí tưởng cao đẹp, trách nhiệm, sống một cuộc đời có giá trị, có ý nghĩa, được mọi người yêu quý, tin tưởng, ngưỡng mộ.

+ Sống cống hiến sẽ giúp tuổi trẻ có sức mạnh, động lực tinh thần để vượt qua những khó khăn, thử thách đạt được những thành công không chỉ cho riêng mình mà còn giúp đất nước xã hội ngày càng phát triển, vững mạnh.

+ Sống cống hiến sẽ giúp tuổi trẻ từ bỏ lối sống chỉ biết hưởng thụ, ích kỉ, nhỏ nhen, toan tính thiệt hơn để phát triển những phẩm chất cao đẹp như sống có trách nhiệm, biết hi sinh, đoàn kết ... vì tập thể, cộng đồng.

- Mở rộng, trao đổi quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác.

- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

* Kết bài: Khái quát vấn đề cần nghị luận.

Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

3,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt; liên kết câu, đoạn văn và liên kết văn bản.

0,25 điểm

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                          

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

0,25 điểm

4.6

410 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%