Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)

590 người thi tuần này 4.6 8.2 K lượt thi 6 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

LÃO ỨNG

(Tóm tắt: Lão Ứng, một lão già nghiện rượu, và có tật trộm cắp. Nhưng tật đó đột ngột chấm dứt sau cái chết của bà Hinh, vợ lão. Cũng từ đó, xóm thôn lặng lẽ hẳn. Nhưng đêm đó, tôi và lão bắt gặp thằng Khánh con cô Tân trộm chuối. Cô Tân là cô giáo của tôi, nhà cô nghèo, lại bênh quanh năm. Chú Nam, chồng cô hy sinh ở chiến dịch. Nhưng chiều thứ bảy, tôi vừa khăn gói về nhà thì…).

- Mẹ bảo sao? - Tôi dựng vội cái xe vào góc sân hỏi vội vàng - Lão Ứng lại ăn trộm ư? Sao người ta bắt được lão nhỉ? Con...

- Ôi dào! Giá lão không say bí tỉ có lẽ cũng chẳng bắt nổi. Sáng bạch ra ngày, mọi người đi làm đồng thấy lão rúc đầu vào cây rơm nhà Thu Nhị cạnh bờ mương, cách vườn chuối chẳng đáng là bao ngáy khò khò, chân thò ra ngoài nhem nhuốc những bùn cùng đất. Còn cái bi-đông rượu của lão, nó rơi ngay cạnh vườn chuối... Bị dựng dậy, lão mắt nhắm mắt mở chui ra khỏi cái ổ rơm ấm áp nhận ngay cái bi-đông ấy là của mình. Người ta điệu lão đến trụ sở xã. Nhưng đúng là chưa lần nào mẹ thấy lão Ứng như lần này. Dân quân hỏi, lão cứ lúng ba lúng búng, mặt mũi bần thần, một mực kêu oan không nhận là mình ăn cắp. Lão còn lấy cả vong hồn bà vợ già đã mất của mình ra đảm bảo. Người ta không thèm nghe. Thế là lão nói tên con. Lão bảo, đêm hôm ấy, con đã cùng đi bắt chuột với lão...

- Rồi sao nữa hả mẹ? - Tôi sốt ruột, nóng nảy cắt ngang - Mẹ nói nhanh lên nào?

- Người ta bắt đầu nghi hoặc... Đùng một cái, đến chiều, lão nhận tuốt. Lão kể rành mạch việc chặt sáu buồng chuối thế nào, khuân lên bờ rồi mang bán ra sao. Lão cũng xin lỗi mẹ vì đã bịa ra việc con đi bắt chuột với lão. Thế là xong chuyện! Chán thật, lão cũng đã già rồi...

Nghe đến đó, tôi chẳng nói chẳng rằng, chạy bổ sang nhà lão Ứng. Lão đang ngồi thu lu ở góc chiếu với bi-đông rượu - vẫn cái bi-đông ấy - và mấy củ lạc rang.

- Mày đã về đấy à? - Lão hỏi vọng ra khi thấy tôi.

- Chào lão Ứng! Cháu...

- Ngồi xuống đây! Mẹ mày kể rồi hả?

- Vâng!... Tại sao lão lại nhận là mình đã chặt trộm chuối? Thằng Khánh nó...

- Đêm qua, tao đi bắt chuột ở đồng Tám Mẫu. Thằng Khánh mò ra tìm và đưa tao gói này - Vừa nói lão vừa lần lần trong người, đưa một cái bọc nhỏ, hơi nhàu nát ra trước mặt tôi - Sáu trăm ngàn mày ạ! Nó cảm ơn và xin trả lại tao số tiền đã nộp phạt.

- Thế ạ! - Tôi cất giọng rời rạc.

- Tao chỉ phải nộp có năm trăm ngàn thôi. Nhưng làm gì có tiền nên đi vay lãi ngày nhà Minh Thục xóm ngoài, bảy phân đấy! Nhà ấy bao giờ cũng thế! Khiếp thật... Còn mấy chục, mai mày đến nhà giáo Tân đưa cho thằng Khánh hộ tao, bảo là chỉ hết chừng ấy! Giá tao dư dả thì lấy của nó năm trăm thôi. Nhưng... mày thấy đấy!...

- Dạ, cháu hiểu lão. Nhưng sao lão lại làm thế?

- Ôi dào! Chẳng sao cả! Thằng Khánh sau lần này chắc sợ vãi tè ra rồi. Đố dám ăn cắp nữa! Đêm qua tao cũng bảo với nó rằng, nếu nó còn dại dột đi chôm của người ta nữa, tao sẽ kể lại chuyện trộm chuối này cho cả làng nghe. Lúc đó thì... Nó khóc và hứa rồi! Còn tao, thêm một chuyện này nữa thì có làm sao! Tao đã thề không đi ăn trộm nữa thì chắc từ giờ sẽ hết tai bay vạ gió thôi... Lần này, coi như tao giúp giáo Tân một chút thôi mà!...

          (Huệ Minh, Lão Ứng, dẫn theo vov. Vn, đọc Truyện ngày 31- 8 - 2023)

Xác định ngôi kể của người kể chuyện.


Câu 6:

Phần 2: Viết (5.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Nhà mẹ Lê (Thạch Lam) và Làm mẹ (Nguyễn Ngọc Tư).

Đoạn trích 1:

NHÀ MẸ LÊ

(Thạch Lam)

[…]

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

(Trích Nhà mẹ Lê, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015, trang 28-29)

Đoạn trích 2:

LÀM MẸ

(Nguyễn Ngọc Tư)

(Lược phần đầu: Dì Diệu và chú Đức lấy nhau đã nhiều năm nhưng không có con vì năm cưới chú, việc cắt khối u buống trứng đã khiến dì không thể tự sinh con. Bởi niềm khao khát về đứa con chưa lúc nào nguôi nên dì bàn với chú Đức tìm người mang thai hộ. Chị Lành gánh nước thuê vì hoàn cảnh gia đình ngặt nghèo nên nhận lời giúp chú dì. Em bé trong bụng chị Lành ngày một lớn đem đến niềm vui vô bờ cho chú dì, và cũng dấy lên tình mẫu tử ở chị Lành.)

Và khi tháng Ba đi qua, đứa bé bắt đầu báo hiệu sự sống. Chị Lành khoe:

- Nó đạp rồi, chị Diệu, nó đạp đây nè.

Dì Diệu hớn hở vén bụng chị Lành lên, dưới làn da căng mẫn, đứa bé con chòi đạp rối rít. Chị Lành cười giòn:

- Nó mạnh quá chị ha....

Dì Diệu cười, rồi làm như một cơn gió từ đâu xộc tới, tim dì riết lại một nỗi đau. Dì thèm biết bao nhiêu cái cảm giác che chở cho một sinh linh sống trong mình, để được thèm tới cùng, tới chảy nước dãi món ngọt, món chua, để có thể cảm nhận từ trái tim chứ không phải bằng bàn tay đôi bàn chân bé bỏng quẩy đạp bụng mình thon thót. Đó là những thứ cảm giác thiêng liêng không vay mượn, thuê mướn được: cảm giác làm mẹ. Dì bắt đầu lo lắng, mình đã làm một việc đúng không.

Chỉ còn một tháng hai mươi ngày nữa, đứa bé sẽ ra đời. Dì Diệu tính từng ngày, từng bữa. Chị Lành tính từng ngày từng bữa. Người trông cho mau, người trông đừng bao giờ đến. Dì Diệu cố quên cái vẻ mặt buồn bã, van nài của chị Lành. Chị biết, khi đứa bé khóc ngoe ngoe cất tiếng khóc chào đời, là chị với nó sẽ phải chia lìa. Hợp đồng đã ghi rõ ràng như vậy. Chị thấy thương mình, thương con và thương dì Diệu. Chị rối rít ăn, rối rít ngủ vì biết rằng mai nầy rồi chẳng còn nhau...

(Nguyễn Ngọc Tư, Làm mẹ, Tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, 5/2024)

Chú thích:

* Thạch Lam (1910-1942), sinh ra tại Hà Nội, trong gia đình công chức gốc quan lại. Thuở nhỏ sống ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Mỗi truyện của Thạch Lam như bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm yêu mến chân thành và sự nhạy cảm trước biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.

* Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm, chị biết rằng chị muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh.


4.6

1640 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%