🔥 Đề thi HOT:

7084 người thi tuần này

Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)

50.4 K lượt thi 7 câu hỏi
4766 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 9

22.1 K lượt thi 7 câu hỏi
3684 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án- Đề 4

15.6 K lượt thi 7 câu hỏi
2493 người thi tuần này

Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương

15.4 K lượt thi 7 câu hỏi
2220 người thi tuần này

Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )

45.6 K lượt thi 7 câu hỏi
2159 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 5

19.5 K lượt thi 7 câu hỏi
1972 người thi tuần này

Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 7)

45.3 K lượt thi 7 câu hỏi
1930 người thi tuần này

Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 9)

45.3 K lượt thi 7 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Đọc văn bản sau:

VỀ BÀI THƠ THU ĐIẾU[1]

Trần Đình Sử

Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, vì ông đã viết nhiều bài thơ hay về phong cảnh làng quê. Câu cá mùa thu (Thu điếu) là một trong số các bài thơ vịnh mùa thu rất nổi tiếng của ông.

Câu cá mùa thu là bài thơ tả cảnh để tả tình, mượn cảnh nói tình theo lối đề vịnh. Hai câu phá đế, thừa đề (1 và 2) lập tức gợi ra cảnh “thu điếu” với ao thu và thuyền câu:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Nhưng nhà thơ hầu như không hứng thú gì với chuyện câu cá, mà đắm say với không khí, cảnh sắc mùa thu. Ngay câu đầu nhà thơ đã gọi cái ao của mình là ao thu, và với tính chất “lạnh lẽo nước trong veo” thì đó đúng là ao thu, chứ không phải là môi trường thích hợp cho việc câu cá. Tiếp theo cảm hứng của nhà thơ hoàn toàn đắm chìm trong cảnh sắc mùa thu, một cảnh trongtĩnh gần như tuyệt đối, nước trong veo, trời xanh ngắt, khách vắng teo. Giác quan của nhà thơ cực kì tinh nhạy và phải hết sức chăm chú thì mới nhận ra được những biểu hiện nhỏ nhặt, tinh vi chỉ làm tôn thêm cho cái trongtĩnh của một khung cảnh đầy màu sắc:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Một làn gió rất nhẹ chỉ làm nước ao hơi gợn và lá vàng khẽ đưa, không đổi thay không gian yên tĩnh. Tầng mây thưa lơ lửng không che được bầu trời cao xanh ngắt. Ngõ trúc quanh co như tăng thêm chiều sâu thanh vắng. Cả bốn câu thơ đã vẽ lên một không khí thanh tĩnh, trong trẻo của mùa thu.

Biết bao thời gian trôi qua trong không gian trong sáng tĩnh mịch ấy? Chắc là rất lâu, tư thế ngồi của ông câu như cũng bất động trong thời gian:

Tựa gối, ôm cần, lâu chẳng được.

Câu kết trở về với việc câu cá một cách hờ hững: Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Có người hiểu câu kết là: “Cá đâu có đớp động dưới chân bèo”, lại có người hiểu: “Cá đâu như đang đớp động dưới chân bèo”. Hiểu thế nào thì cũng cho thấy ông câu không quan tâm gì tới câu cá.

Người xưa có kẻ lấy câu cá làm việc đợi thời, đợi người xứng đáng để ra phò tá, ví như Lã Vọng đời nhà Chu buông câu bên dòng Vị Thuỷ, gặp Văn Vương và ra phò tá. Nhà thơ Bạch Cư Dị đời Đường có câu thơ: “Câu người, không câu cá/ Bảy mươi gặp Văn Vương” [...]. Đời nhà Hán, Nghiêm Tử Lăng cũng lấy việc đi câu để từ chối việc làm quan với nhà Hán. Nhà thơ Lục Du đời Tống có câu: “Nghiêm Quang câu lười tuy quên hết điều lo nghĩ, từ bỏ giang sơn mọi sự đều mới mẻ” [...]. Trong bài thơ Đề Canh Ấn đường của Từ Trọng Phủ của Nguyễn Trãi cũng có câu: “Thương ta lâu nay bị cái mũ nhà nho làm hỏng việc. Vốn ta là người chỉ ưa cày nhàn câu quạnh thôi” [...]. Nguyễn Trãi cũng là người thích cày nhàn, câu quạnh.

Vậy là trong văn thơ có truyền thống lấy việc câu cá để từ chối việc làm quan, và coi câu cá là việc “câu người”, “câu quạnh”, “câu lười”. Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã lấy cớ đau mắt bỏ quan về làng năm 49 tuổi, vì không muốn hợp tác với triều đình bất lực, bán nước của nhà Nguyễn. Bài Thu điếu này cũng thể hiện khát vọng câu thanh, câu vắng cho tâm hồn của một nhà thơ có phẩm cách thanh cao.

Là nhà thơ Việt Nam, Nguyễn Khuyến câu vắng tại ao nhà. Ao thu của ông mang nhiều nét đẹp nên thơ của làng quê thân thuộc, gần gũi. Nhưng nơi tâm khảm sâu xa, ông câu trong, câu tĩnh cho tâm hồn, chứ không phải câu cá một cách phàm tục.

(Theo Trần Đình Sử, Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam – Văn học dân gian và văn học cổ, cận đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 320 – 322)



[1] Thu điếu (Câu cá màu thu): một trong ba bài thơ Nôm viết về đề tài mùa thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.

Câu 6:

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về bài thơ sau:

THUẬT HOÀI

Phạm Ngũ Lão[1]

Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Dịch nghĩa: Thuật nỗi lòng

Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,

Ba quân như gấu hổ, át cả sao Ngưu.

Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,

Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thâu,

Ba quân hùng khí át sao Ngưu.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

(Theo Trần Trọng Kim dịch, in trong Thơ văn Lý – Trần, tập II (quyển Thượng),

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989, tr. 562 – 563)



[1] Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) quê ở làng Phù Ửng, nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên; là người “thích đọc sách, phóng khoáng, có chí lớn”. Năm 20 tuổi, Phạm Ngũ Lão đã được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tin dùng và sao đó lập được nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai.


4.6

568 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%