🔥 Đề thi HOT:

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Đọc văn bản sau:

Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được

Gọi chơi thôi, hỏi thăm mẹ thế nào…

Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông buốt giá

Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào…

 

Về thăm nhé, mẹ luôn luôn mừng đón

Mẹ biết con đang bận rộn bao điều…

Mẹ biết lắm, nên chỉ cần chút ít

Mẹ muốn con biết mẹ ngóng con nhiều…

 

Nếu con về, mẹ pha trà, nướng bánh,

Mẹ nhớ con thuở bé thích ăn chi...

Hiểu giùm mẹ, giờ mẹ hay tủi phận

Lỡ con mình đã quên hẳn mình đi...

Về thăm nhé, mẹ không cần quà cáp,

Mọi thứ đủ dùng… Mẫu tử tình sâu…

Mẹ còn sống thì con còn được bé,

Thấu điều này, phải tới những ngày sau…

 

Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết,

Những ngày đời, con ạ, rất mau qua…

Mai từ sớm, lỡ đâu con muốn gọi,

Tuyết ngập trời… mả chả thấy ai thưa…

(Gọi cho mẹ tuần một lần cũng được, thơ Alelasjitsuke, Hồng Thanh Quang dịch, Báo Giáo dục và Thời đại, https://giaoducthoidai.vn/goi-cho-me-tuan-mot-lan-cung-duoc-post584844.html, 18/2/2022)

Câu 6:

[…] Có một ngày bố mẹ sẽ già đi là tập truyện ngắn của nhiều tác giả, do Losedow dịch. Quyển sách có trang bìa và giấy đánh dấu sách tông màu hồng xinh xắn, cuốn hút khi lần đầu nhìn thấy. […] Với 21 câu chuyện nhẹ nhàng, sâu lắng. Mỗi câu chuyện là một mảnh ký ức của mỗi tác giả về gia đình, nó thật sự chạm tới trái tim những người độc giả, đặc biệt là những người sắp, đang hoặc đã xa ba mẹ, xa người thân. Để chúng ta có thể yêu thương, đối xử thật tốt với người nhà của mình.

Dù chúng ta có trưởng thành và thành công ra sao thì đối với đấng sinh thành, chúng ta cũng chỉ là những đứa trẻ cần được ba mẹ che chở và chăm sóc. Ngày chúng ta càng trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ta càng già đi, mái tóc ngày càng bạc màu, gương mặt có những dấu vết mà năm tháng để lại. […]

Câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tim tôi là Khói trắng luồn kẽ tay, do tác giả Tưởng Lam viết. Câu chuyện nói về cảm giác và nỗi lòng áy náy, bứt rứt của tác giả khi chưa làm tròn chữ “hiếu”“đạo làm con”, để rồi phải hối hận: “Thật áy náy khi nguyện vọng bình thường như vậy tôi cũng chẳng thể thực hiện cho bố! Giờ bố có thể lên đường rồi…”. Thời điểm mai táng cho bố cũng là lúc mà tác giả sống chậm lại, cảm nhận từng giây, từng khoảnh khắc để tìm lại cảm giác bên cạnh bố giữa cuộc sống bộn bề này, là lúc thế giới xung quanh tác giả dường như đang chuyển động chậm đi. Lúc ấy, bao nhiêu ký ức về bố cứ ùa về trong đầu tác giả khiến tác giả phải lặng đi.

Tôi đã bật khóc khi đọc tới trang cuối cùng của quyển sách, một cảm giác chạnh lòng len lỏi trong tâm trí tôi khi đối mặt với từng câu chuyện của mỗi tác giả. […] Liệu bản thân mình có đang bỏ lỡ thời gian ở bên cạnh ba mẹ không? Liệu mình đã thực sự quan tâm tới cha mẹ chưa? Để đến một ngày nào đó, không phải thốt lên hai từ “giá như”.

Thiết nghĩ, có lẽ sẽ có nhiều bạn giống như tôi, chưa bao giờ hình dung đến cảnh không có cha mẹ bên mình nữa. Chúng ta thường cho rằng cha mẹ sẽ mãi mãi ở đó chờ đợi chúng ta, đến khi mất rồi thì ta lại nhớ lại những chuyện trong quá khứ và rồi ân hận vì đã bỏ lỡ quá nhiều. Đọc sách, tôi cảm nhận rõ hơn “Thời gian đã trôi thì không thể lấy lại được, mình cũng chẳng thể nào níu kéo lại thời gian”. Hãy trân trọng từng phút giây, từng khoảnh khắc khi còn có thể, bởi “Có một ngày bố mẹ sẽ già đi”. […]

(Theo Có một ngày bố mẹ sẽ già đi, Bảo Ngọc,  

https://enews.agu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=24208&Itemid=130, 10/1/2024)

Qua nội dung bài viết của tác giả Bảo Ngọc, em có suy nghĩ gì về nhan đề Có một ngày bố mẹ sẽ già đi? Từ đó hãy viết một bài văn nghị luận với nhan đề: Trưởng thành của con là sự già đi của cha mẹ.


4.6

926 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%