Giải SBT Địa lý 9 Kết nối tri thức Bài 17. VÙNG TÂY NGUYÊN

56 người thi tuần này 4.6 283 lượt thi 20 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1120 người thi tuần này

Bộ 3 đề thi học kì 2 Địa lý 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

2.9 K lượt thi 13 câu hỏi
440 người thi tuần này

Bộ 3 đề thi học kì 2 Địa lý 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

2.3 K lượt thi 13 câu hỏi
408 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Chân trời sáng tạo Bài 19 có đáp án

1.7 K lượt thi 30 câu hỏi
249 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án

1 K lượt thi 30 câu hỏi
241 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 20 có đáp án

811 lượt thi 30 câu hỏi
222 người thi tuần này

Đề thi Học kì 2 Địa Lí 9 có đáp án (Đề 1)

5.7 K lượt thi 9 câu hỏi
214 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 22 có đáp án

718 lượt thi 30 câu hỏi
176 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 14 có đáp án

1.8 K lượt thi 30 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Lựa chọn đáp án đúng.

a) Vùng Tây Nguyên có diện tích khoảng bao nhiêu km²?

        A. 95 nghìn km2.                                            B. 40 nghìn km.

        C. 45 nghìn km.                                              D. 54 nghìn km2.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Vùng Tây Nguyên có diện tích khoảng 54 nghìn km2.

Câu 2

b) Vùng Tây Nguyên không tiếp giáp với

        A. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.   B. Đông Nam Bộ.

        C. Lào và Cam-pu-chia.                                  D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Vùng Tây Nguyên không tiếp giáp với Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3

c) Ý nào dưới đây không đúng về ý nghĩa của vị trí địa lí vùng Tây Nguyên?

        A. Vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh.

        B. Nhiều thuận lợi trong giao thương với các vùng trong nước.

        C. Tạo điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển.

        D. Đóng vai trò quan trọng trong kết nối với các nước Đông Nam Á lục địa.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Vị trí địa lí vùng Tây Nguyên không thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Câu 4

d) Điền thông tin vào vị trí còn khuyết cho phù hợp trong câu sau: “Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông,...”.

        A. Lâm Đồng và Tây Ninh.                            B. Quảng Nam và Tây Ninh.

        C. Gia Lai, Tây Ninh và Lâm Đồng.               D. Gia Lai và Lâm Đồng.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng.

Câu 5

e) Ý nào dưới đây không phải là hạn chế của điều kiện tự nhiên ở vùng Tây Nguyên?

        A. Đất đang bị suy thoái ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng.

        B. Mùa khô kéo dài dẫn tới nguy cơ thiếu nước sản xuất, sinh hoạt và cháy rừng.

C. Tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng hạn hán, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn,...

        D. Nước ngầm nằm sâu và có sự suy giảm về trữ lượng gây khó khăn cho khai thác.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng hạn hán, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn,... không phải là hạn chế của điều kiện tự nhiên ở vùng Tây Nguyên

Câu 6

Cho biết các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội của vùng Tây Nguyên bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau.

 

Đặc điểm chính

Thế mạnh

Địa hình và đất

 

 

Khí hậu

 

 

Nguồn nước

 

 

Khoáng sản

 

 

Tài nguyên sinh vật

 

 

Lời giải

 

Đặc điểm chính

Thế mạnh

Địa hình và đất

- Địa hình cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng, đất badan màu mỡ.

- Khối núi cao có đất feralit đỏ vàng.

- Thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả, phát triển lâm nghiệp.

- Thuận lợi trồng dược liệu.

Khí hậu

Mang tính chất cận xích đạo, phân hoá rõ rệt thành mùa mưa và mùa khô.

- Có sự phân hoá theo độ cao, một số khu vực mát mẻ.

- Thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển, mùa khô thuận lợi cho phơi, sấy nông sản.

- Trồng cây cận nhiệt và phát triển du lịch.

Nguồn nước

- Sông lớn chảy qua các bậc địa hình.

- Hồ tự nhiên và nhân tạo

- Nước ngầm phong phú.

- Thuận lợi phát triển thuỷ điện.

- Điều tiết dòng chảy; cung cấp nước, nhất là vào mùa khô; góp phần phát triển du lịch.

- Cung cấp nước, nhất là vào mùa khô.

Khoáng sản

Trữ lượng bô-xít lớn nhất cả nước.

Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản.

Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên rừng phong phú, trữ lượng lớn, tính đa dạng sinh học cao.

Phát triển lâm nghiệp, du lịch và có ý nghĩa về mặt khoa học.

Câu 7

Điền thông tin vào vị trí còn khuyết cho phù hợp về đặc điểm dân cư vùng Tây Nguyên.          Năm 2021, số dân của vùng khoảng (1)........., tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là (2).......... cao hơn mức trung bình cả nước (0,93%).

    Tây Nguyên là vùng (3)........... nhất nước ta, mật độ dân số toàn vùng là 111 người/km (năm 2021). (4).......... là tỉnh có mật độ dân số cao nhất vùng (146 người/km3), (5)........... là tỉnh có mật độ thấp nhất vùng (59 người/km2). Dân cư trong vùng chủ yếu sống ở (6)........... (hơn 71% tổng số dân, năm 2021).

    Tây Nguyên là địa bàn có thành phần tộc (7).......... nước ta, gồm các dân tộc: (8)...........

Lời giải

(1) 6 triệu người               (2) 1,25%              (3) thưa dân           (4) Đắk Lắk

(5) Kon Tum                    (6) nông thôn         (7) nhiều nhất

(8) Ê-đê, Ba-na, Gia-rai, Cơ-ho, Kinh, Hmông,…

Câu 8

Cho bảng số liệu sau, hãy nhận xét một số chỉ tiêu về dân cư ở Tây Nguyên so với cả nước năm 2021.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ DÂN CƯ Ở TÂY NGUYÊN VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2021

Chỉ tiêu

Tây Nguyên

Cả nước

Mật độ dân số (người/km2)

111

297

Tuổi thọ trung bình (năm)

71,1

73,6

Tỉ lệ dân thành thị (%)

28,9

37,1

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022)

Lời giải

- Dân cư Tây Nguyên thưa thớt, mật độ dân số rất thấp, chưa bằng 1/2 so với mật độ trung bình cả nước.

- Tuổi thọ trung bình của người dân vùng Tây Nguyên thấp hơn 2,5 năm so với tuổi thọ trung bình của cả nước.

- Số dân thành thị thấp, tỉ lệ dân thành thị toàn vùng chỉ bằng 7/10 so với tỉ lệ dân thành thị trung bình cả nước.

Có thể thấy, một số chỉ tiêu cơ bản về dân cư vùng Tây Nguyên đều thấp hơn so với mức trung bình của cả nước.

Câu 9

Lựa chọn đáp án đúng.

a) Cho bảng số liệu sau, nhận xét nào dưới đây là đúng về cơ cấu kinh tế vùng Tây Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2021?

CƠ CẤU GRDP (GIÁ HIỆN HÀNH) CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN

GIAI ĐOẠN 2010 – 2021

(Đơn vị: %)

Năm

Cơ cấu GRDP

2010

2015

2021

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

38,3

37,2

34,7

Công nghiệp và xây dựng

15,7

17,5

20,0

Dịch vụ

40,3

40,1

39,9

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

5,7

5,2

5,4

(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh năm 2011, 2016, 2022)

        A. Cơ cấu kinh tế vùng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các

        B. Ngành công nghiệp và xây dựng của vùng Tây Nguyên trong giai đoạn 2010 –           2021 chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng tăng rất nhanh.

        C. Cơ cấu kinh tế có vùng sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng.

        D. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu           GRDP của vùng, tuy nhiên đang có xu hướng giảm.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Câu 10

b) Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về ngành nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên?

          A. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây ăn quả lớn của cả nước.

          B. Ngành nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên liên kết với ngành công chế biến để tạo       ra các sản phẩm có giá trị cao.

          C. Cà phê, hồ tiêu, điều, cao su là các cây công nghiệp lâu năm chính của Tây        Nguyên.

          D. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất cả nước.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Câu 11

c) Cây công nghiệp chủ lực của vùng Tây Nguyên là

        A. cà phê             B. điều.               C. hồ tiêu.           D. cao su.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Câu 12

d) Cao su và điều ở Tây Nguyên có diện tích và sản lượng đứng thứ mấy cả nước.

        A. Thứ nhất.        B. Thứ hai.          C. Thứ ba.           D. Thứ tư.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Câu 13

Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về văn hoá vùng Tây Nguyên?

a) Các lễ hội truyền thống ở vùng Tây Nguyên là: Đua Voi, Đua ghe Ngo, Chôl Chnăm Thmây,...

b) Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản phi vật thể điển hình của Tây Nguyên.

c) Văn hoá Tây Nguyên ngày càng đa dạng, độc đáo.

d) Kiến trúc đặc trưng của Tây Nguyên là nhà Rông, nhà Dài, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, diễn ra các lễ hội.

e) Đồng bào Tây Nguyên có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

Lời giải

          - Câu đúng: b, c, d                                         - Câu sai: a,e

Câu 14

Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về văn hoá vùng Tây Nguyên?

a) Các lễ hội truyền thống ở vùng Tây Nguyên là: Đua Voi, Đua ghe Ngo, Chôl Chnăm Thmây,...

b) Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản phi vật thể điển hình của Tây Nguyên.

c) Văn hoá Tây Nguyên ngày càng đa dạng, độc đáo.

d) Kiến trúc đặc trưng của Tây Nguyên là nhà Rông, nhà Dài, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, diễn ra các lễ hội.

e) Đồng bào Tây Nguyên có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

Lời giải

          - Câu đúng: b, c, d                                         - Câu sai: a,e

Câu 15

Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC VÀ DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2021

Năm

2010

2015

2021

Sản lượng gỗ (nghìn m³)

546,7

601,9

753,7

Diện tích rừng trồng mới

(nghìn ha)

17,4

10,2

19,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, 2016, 2022)

Hãy nhận xét sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới ở Tây Nguyên giai đoạn 2010 – 2021.

Lời giải

- Sản lượng gỗ khai thác có xu hướng tăng. Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác tăng hơn 200 nghìn m3 so với năm 2010.

- Diện tích rừng trồng mới giảm hơn 7 nghìn ha trong giai đoạn 2010 – 2015. Trong giai đoạn 2015 – 2021, diện tích rừng trồng mới có xu hướng tăng và tăng nhanh (tăng khoảng 9 nghìn ha).

Câu 16

Vẽ sơ đồ về sự phát triển và phân bố lâm nghiệp tại Tây Nguyên.

Lời giải

Vẽ sơ đồ về sự phát triển và phân bố lâm nghiệp tại Tây Nguyên.  (ảnh 1)

Câu 17

Dựa vào hình 17.2 trang 192 SGK, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau.

Ngành sản xuất điện

Tên nhà máy

Thuỷ điện

- Hệ thống sông Sê San

- Hệ thống sông Srêpôk

- Hệ thống sông Đồng Nai

 

Điện gió

 

Điện mặt trời

 

Lời giải

Ngành sản xuất điện

Tên nhà máy

Thuỷ điện

- Trên hệ thống sông Sê San: laly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4.

- Trên hệ thống sông Srêpôk: Srêpôk 3, Đrây H'linh, Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah.

- Trên hệ thống sông Đồng Nai: Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5.

Điện gió

la Pết – Đắk Đoa 1, 2; Ea Nam.

Điện mặt trời

Xuân Thiện – Ea Súp.

Câu 18

Điền thông tin vào các vị trí còn khuyết cho phù hợp về ngành du lịch vùng Tây Nguyên.

    Du lịch là ngành thế mạnh của vùng Tây Nguyên và ngày càng phát triển bởi lợi thế về (1).......... Vùng tập trung phát triển các loại hình (2).........., du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng,.. Các điểm đến nổi tiếng bao gồm: (3)...... Trong vùng đã hình thành các (4).......... như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột,...

    Định hướng phát triển du lịch của vùng Tây Nguyên là (5)........... nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, hình thành các tuyến du lịch hấp dẫn du khách; khai thác lợi thế cảnh quan thiên nhiên và (6)............

Lời giải

        (1) cảnh quan thiên nhiên, văn hoá đặc sắc

        (2) du lịch sinh thái nha

        (3) Buôn Đôn, hồ Lắk, Lang Biang, Măng Đen, Tà Đùng,...

        (4) trung tâm du lịch

        (5) tăng cường liên kết nội vùng

        (6) bản sắc văn hoá các dân tộc

Câu 19

Hãy trình bày các vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên.

Lời giải

- Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, vùng Tây Nguyên đang phải đối mặt với một số vấn đề về môi trường và suy giảm tài nguyên.

+ Môi trường nước ở một số nơi bị ô nhiễm bởi các hoạt động khai thác khoáng sản, sử dụng hoá chất và phân bón trong trồng trọt, hoạt động chăn nuôi gia súc,... Nguồn nước đang đứng trước tình trạng cạn kiệt vào mùa khô do hạn hán và khai thác quá mức nước ngầm.

+ Hiện tượng mất rừng và suy thoái rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên vẫn đang diễn ra. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác gỗ trái phép, chặt phá rừng để phát triển cây công nghiệp.

Câu 20

Sưu tầm thông tin, hình ảnh về một số nét văn hoá đặc sắc của người dân Tây Nguyên (lễ hội, kiến trúc, nhạc cụ).

Lời giải

- Lễ hội cồng chiêng: Đây là lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất của người dân Tây Nguyên. Cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà còn là linh hồn của cộng đồng, gắn liền với các nghi lễ, lễ hội và cuộc sống hàng ngày.

Sưu tầm thông tin, hình ảnh về một số nét văn hoá đặc sắc của người dân Tây Nguyên (lễ hội, kiến trúc, nhạc cụ). (ảnh 1)

- Nhà rông là một trong những nét đặc trưng của kiến trúc Tây Nguyên. Nhà rông không chỉ là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, lễ hội.

Sưu tầm thông tin, hình ảnh về một số nét văn hoá đặc sắc của người dân Tây Nguyên (lễ hội, kiến trúc, nhạc cụ). (ảnh 2)

- Cồng chiêng: Là nhạc cụ phổ biến nhất và quan trọng nhất của người Tây Nguyên. Cồng chiêng được làm bằng đồng, có nhiều kích cỡ khác nhau và tạo ra âm thanh trầm bổng, ngân vang.

Sưu tầm thông tin, hình ảnh về một số nét văn hoá đặc sắc của người dân Tây Nguyên (lễ hội, kiến trúc, nhạc cụ). (ảnh 3)
4.6

57 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%