Giải SBT Địa lý 9 Kết nối tri thức Bài 4. NÔNG NGHIỆP

24 người thi tuần này 4.6 148 lượt thi 13 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1120 người thi tuần này

Bộ 3 đề thi học kì 2 Địa lý 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

2.9 K lượt thi 13 câu hỏi
440 người thi tuần này

Bộ 3 đề thi học kì 2 Địa lý 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

2.3 K lượt thi 13 câu hỏi
408 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Chân trời sáng tạo Bài 19 có đáp án

1.7 K lượt thi 30 câu hỏi
249 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án

1 K lượt thi 30 câu hỏi
241 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 20 có đáp án

811 lượt thi 30 câu hỏi
222 người thi tuần này

Đề thi Học kì 2 Địa Lí 9 có đáp án (Đề 1)

5.7 K lượt thi 9 câu hỏi
214 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 22 có đáp án

718 lượt thi 30 câu hỏi
176 người thi tuần này

30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 14 có đáp án

1.8 K lượt thi 30 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Lựa chọn đáp án đúng.

a) Nhân tố tự nhiên nào sau đây được coi là tư liệu quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp?

        A. Tài nguyên đất.                                          B. Tài nguyên khí hậu.

        C. Tài nguyên nước.                                       D. Tài nguyên sinh vật.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Nhân tố tự nhiên nào sau đây được coi là tư liệu quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp là tài nguyên đất. Đây là tài nguyên không thể thay thế trong nông nghiệp.

Câu 2

b) Trong sản xuất nông nghiệp, địa hình và đất ở khu vực đồi núi nước ta không có thuận lợi nào sau đây?

        A. Trồng cây công nghiệp lâu năm.                B. Chăn nuôi gia súc lớn.

        C. Trồng cây ăn quả.                                       D. Trồng cây lúa nước.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Trồng cây lúa nước cần địa hình đồng bằng có phù sa màu mỡ.

Câu 3

c) Điều kiện tự nhiên chủ yếu nào sau đây tạo nên tính đa dạng về sản phẩm nông nghiệp ở nước ta?

        A. Đất.                B. Nước.             C. Khí hậu.          D. Sinh vật.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Khí hậu phân hóa đa dạng tạo nên tính đa dạng về sản phẩm nông nghiệp ở nước ta.

Câu 4

d) Nhân tố nào sau đây không gây ra khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

        A. Bão lụt.                                                      B. Gió Tây khô nóng.

        C. Sâu bệnh.                                                   D. Khí hậu phân hoá.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Khí hậu phân hoá tạo điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình nông nghiệp.

Câu 5

e) Cây lương thực nào sau đây là cây lương thực chính ở nước ta?

        A. Cây lúa.          B. Cây ngô.         C. Cây khoai.              D. Cây sắn.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Cây lúa là cây lương thực chính ở nước ta.

Câu 6

g) Ý nào dưới đây không phải là trục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của nước ta?

        A. Sản phẩm đặc sản của địa phương.            B. Sản phẩm cấp tỉnh.

        C. Sản phẩm cấp quốc gia.                              D. Sản phẩm cấp quốc tế.

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Sản phẩm nông nghiệp được phát triển theo ba trục sản phẩm chủ lực: sản phẩm cấp quốc gia, sản phẩm cấp tỉnh và sản phẩm đặc sản của địa phương.

Câu 7

Ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải cho phù hợp về sự phân bố ngành trồng trọt ở nước ta.

Ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải cho phù hợp về sự phân bố ngành trồng trọt ở nước ta.   (ảnh 1)

Lời giải

Ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải cho phù hợp về sự phân bố ngành trồng trọt ở nước ta.   (ảnh 2)

Câu 8

Cho bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt và lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021. Nêu nhận xét.

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2021

Năm

2010

2015

2021

Diện tích gieo trồng (triệu ha)

Trong đó: lúa

8,6

7,5

9,0

7,8

8,1

7,2

Sản lượng (triệu tấn)

Trong đó: lúa

44,6

40,0

50,3

45,1

48,3

43,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, 2016, 2022)

Lời giải

Biểu đồ thể hiện diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt và lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021

Cho bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt và lúa của nước ta (ảnh 1)

2. Nhận xét:

- Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của nước ta giai đoạn 2010 – 2021, có sự biến động. Cụ thể:

+ Giai đoạn 2010 – 2015, tăng 0,4 triệu ha.

+ Giai đoạn 2015 – 2021, giảm 0,9 triệu ha.

- Diện tích gieo trồng cây lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021, có sự biến động. Cụ thể:

+ Giai đoạn 2010 – 2015, tăng 0,3 triệu ha.

+ Giai đoạn 2015 – 2021, giảm 0,6 triệu ha.

Câu 9

Hãy điền thông tin vào các vị trí còn khuyết cho phù hợp về sự phát triển và phân bố của hoạt động trồng cây ăn quả ở nước ta.

    Nước ta có thể trồng được nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới, (1)......... nhiều loại được phát triển thành các vùng đặc sản có chỉ dẫn địa lí. Nhiều giống cây ăn quả đã được lai tạo cho sản lượng cao, chất lượng tốt. Các mô hình trồng trọt theo hướng (2)........, theo hướng hữu cơ, theo mô hình VietGAP, GlobalGAP được áp dụng và nhân rộng trên toàn quốc.

Diện tích trồng cây ăn quả ngày càng (3).......Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là (4).........

Trong thời gian qua, thị trường xuất khẩu hoa quả dần (5)........, tiếp cận được các thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a,... góp phần nâng cao (6).......... và thu nhập cho nông dân.

Lời giải

        (1) cận nhiệt đới và ôn đới          (2) công nghệ cao                       (3) tăng

        (4) Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ

        (5) mở rộng                                 (6) giá trị

Câu 10

Lập sơ đồ theo gợi ý sau về sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta.

Lập sơ đồ theo gợi ý sau về sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta. (ảnh 1)

Lời giải

Lập sơ đồ theo gợi ý sau về sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta. (ảnh 2)

Câu 11

Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về sản xuất nông nghiệp nước ta?

a) Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của nước ta ngày càng được mở rộng.

b) Trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta, ngày càng nhiều sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn toàn cầu.

c) Nông nghiệp nước ta phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, liên kết theo chuỗi giá trị và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.

d) Cây lúa chủ yếu được trồng ở các ruộng bậc thang của vùng trung du và prog miền núi nước ta.

e) Chăn nuôi lợn được phát triển mạnh nhất ở các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Lời giải

        - Câu đúng: a, b, c.                                          - Câu sai: d, e.

Câu 12

Nông nghiệp xanh là gì? Vì sao nước ta cần phát triển nông nghiệp xanh?

Lời giải

- Nông nghiệp xanh là cách thức phát triển ngành nông nghiệp, trong đó tối đa hoá cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên sạch, dẫn đến một mô hình nông nghiệp tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

- Nước ta cần phát triển nông nghiệp xanh vì:

+ Nâng cao sức cạnh tranh của nông sản, tăng chất lượng của nông sản, truy xuất được nguồn gốc, quy trình sản xuất nông sản.

+ Thúc đẩy phát triển công nghệ xử lí và tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi.

+ Góp phần nâng cao thu nhập của người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Phục hồi, cải tạo và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải.

Câu 13

Tìm hiểu thông tin, giới thiệu về tình hình sản xuất và phân bố một cây trồng hoặc vật nuôi quan trọng ở địa phương em.

Lời giải

Vải thiều Bắc Giang

a) Tình hình sản xuất

- Hàng năm, Bắc Giang cung cấp một lượng lớn vải thiều cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Năm 2021, tổng sản lượng tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang ước đạt trên 85,7 nghìn tấn. Giá trị doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt khoảng trên 5.775 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ vải thiều ước đạt khoảng trên 4.814 tỷ đồng.

- Vải thiều Bắc Giang đã có mặt tại nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, các nước châu Âu.

b) Phân bố

- Bắc Giang có diện tích trồng vải thiều lớn nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên và Sơn Động.

4.6

30 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%