Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích (Phần 2)

19 người thi tuần này 4.6 6 K lượt thi 20 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1855 người thi tuần này

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 1)

6.4 K lượt thi 11 câu hỏi
1413 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)

7.1 K lượt thi 11 câu hỏi
1306 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)

7 K lượt thi 11 câu hỏi
577 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)

6.3 K lượt thi 7 câu hỏi
428 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 6)

2.1 K lượt thi 11 câu hỏi
407 người thi tuần này

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 2)

5 K lượt thi 11 câu hỏi
238 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (đề 7)

1 K lượt thi 6 câu hỏi
237 người thi tuần này

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)

2 K lượt thi 11 câu hỏi

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Hãy chọn các ý (bằng cách ghi sổ) ở những ô bên phải vào các phần mở bài, thân bài và kết bài một cách phù hợp để xây dựng bài viết kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh. (Riêng ở phần thân bài, em cần sắp xếp theo trình tự diễn biến của các sự kiện).


Mở bài:….

 

(1) Vì oán Thạch Sanh, hồn chằn tinh và đại bàng lấy trộm của cải trong cung rồi vu oan cho chàng. Thạch Sanh bị tống giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn thần ra để gảy bày tỏ nỗi lòng

(2) Qua câu chuyện chúng ta thấy rõ ước mong của nhân dân về cuộc sống thanh bình, trong đó, những người hiền lành tài năng được sống hạnh phúc, những kẻ độc ác phải trả giá.

(3) Về phần dũng sĩ Thạch Sanh, nhà vua cho chàng kết hôn cùng công chúa. Thái tử 18 nước chư hầu tức giận vì trước đây bị công chúa từ chối lời cầu hôn, cùng kéo quân sang đánh . Thạch Sanh đem cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn làm quân đối phương rã rời vì nhớ quê, nhớ vợ con,… nên không đánh cũng tan. Trước khi rút về nước, đội quân đông đảo ấy còn được Thạch Sanh thết đãi một bữa cơm. Niêu cơm tuy nhỏ nhưng ăn bao nhiêu cũng không hết.l0

Thân bài:….

(4) Thạch Sanh mồ côi sớm, làm nghề đốn củi, sống một mình trong túp lều dưới gốc đa. Có một người làm nghề nấu rượu tên là Lý Thông đến kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. Trong vùng có một con chằn tinh (hay trăn tinh) thường bắt người ăn thịt, nên dân lập miếu thờ hằng năm phải nộp cho nó một mạng người mới được yên ổn làm ăn.

(5) Để cứu công chúa, Lý Thông tìm đến Thạch Sanh. Nghe tin Thạch Snh biết được nơi ẩn náu của đại bàng, Lý Thông liền nhờ Thạch Sanh dẫn đường. Nhưng đến khi Thạch Sanh xuống hang, giết chết được ác thú rồi dòng dây đưa công chúa lên, thì Lý Thông liền cho quân lính lấy đá lấp kín cửa hang, âm mưu giết chết Thạch Sanh để tranh công lần nữa. Biết Lý Thông hại mình, Thạch Sanh đã cố tìm lối lên. Trong khi đi tìm, chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề và được mời xuống thủy cung chơi. Khi Thạch Sanh lên bờ, vua Thủy Tề tặng chàng vô số châu báu nhưng chàng chỉ xin một cây đàn.

(6) Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Câu chuyện diễn ra như sau:

Kết bài:….

(7) Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mạng. Lý Thông bèn tính kế để Thạch Sanh thế mạng cho mình. Thạch Sanh chiến đấu và giết chết được chằn tinh, nhưng Lý Thông đoạt công và hắn được nhà vua phong làm Quận công. Bấy giờ, nhà vua có công chúa xinh đẹp đang tuổi kén chồng. Một hôm, nàng bị con yêu tinh thần đại bàng sà xuống quắp đi mất. Buồn rầu, nhà vua truyền cho Lý Thông đi tìm, và hứa khi tìm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Khi công chúa gặp nạn, Thạch Sanh đang ở bên gốc đa, bỗng nhìn thấy đại bàng quắp người bay qua, liền giương cung bắn trúng một cánh. Lần theo vết máu, Thạch Sanh biết được cái hang ẩn náu của đại bàng.

(8) Về sau, Thạch Sanh được nhà vua truyền ngôi và sống hạnh phúc mãi mãi với công chúa.

(9) Nói về công chúa, vì thấy Lý Thông sai lính lấp hang, mưu hại Thạch Sanh, nên nàng uất ức hóa câm. Nay nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng nói nên lời. Nghe con tâu bày, nhà vua cho vời Thạch Sanh đến. Sau khi rõ mọi chuyện, nhà vua truyền lệnh bắt giam mẹ con Lý Thông, nhưng được Thạch Sanh xin tha cho. Trên đường trở về, mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.


Câu 9:

Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

Hãy kể lại truyện truyền thuyết sau:

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con mộtngười chồng thật xứng đáng.

Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn(2). Một người ở vùng núi Tản Viên(3) có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu(4) vào bàn bạc. Xong, vua phán(5):

- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ(6) đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.

Hai chàng tâu(7) hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nếp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao(8), mỗi thứ một đôi”.

Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Sơn Tinh không hề nao núng(9). Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.

                                                        Theo Huỳnh Lý

 (In trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Vì sao em muốn kể lại truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh?

- Truyện kể về những nhân vật nào?

- Câu chuyện diễn biến ra sao (mở đầu, phát triển, kết thúc)?

- Khi kể lại truyện, nên thêm từ ngữ, câu văn, hình ảnh,… thế nào cho hấp dẫn, sinh động?

- Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện là gì?


Câu 12:

d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài viết của mình theo hướng dẫn sau:

Câu hỏi đánh giá

Gợi ý chỉnh sửa bài viết

1. Phần mở bài đã giới thiệu ngắn gọn về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh và lí do kể lại chưa?

- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó.

- Nếu chưa, viết thêm ý còn thiếu vào chỗ trống sau đây.

……………………………………………………

 

2. Phần thân bài đã nêu được những nội dung chính như dàn ý đã lập chưa?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó.

- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi các câu cần bổ sung vào chỗ trống sau đây.

……………………………………………………

 

3. Phần kết bài đã nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện chưa?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó.

- Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống sau đây.

……………………………………………………

4. Bài viết đã sử dụng 5 từ ghép và 3 từ láy chưa?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch dưới những từ đó.

- Nếu chưa, hãy đọc lại các câu xem nên bổ sung từ ghép, từ láy vào vị trí nào. Sau đó, ghi ở bên lề từ ghép hoặc từ láy tương ứng với dòng cần được bổ sung.

……………………………………………………

 

5. Có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách sửa bên cạnh bài viết.

 


Câu 16:

Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hãy kể lại truyện cổ tích sau:

Sọ Dừa

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.

Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.

– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.

Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.

Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.

Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, hai quả trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

Theo Nguyễn Đổng Chi và Trương Chính

(In trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Truyện kể về những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính?

- Câu chuyện diễn biến ra sao (mở đầu, phát triển, kết thúc)?

- Khi kể lại chuyện, nên thêm từ ngữ, câu văn, hình ảnh,… thế nào cho hấp dẫn, sinh động?

- Cảm nghĩ của em sau khi đọc chuyện là gì?


Câu 19:

d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài viết của mình theo hướng dẫn sau:

Câu hỏi đánh giá

Gợi ý chỉnh sửa bài viết

1. Phần mở bài đã giới thiệu ngắn gọn về truyện cổ tích Sọ Dừa và lí do kể lại chưa?

- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó.

- Nếu chưa, viết thêm ý còn thiếu vào chỗ trống sau đây.

……………………………………………………

2. Phần thân bài đã nêu được những nội dung chính như dàn ý đã lập chưa?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó.

- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi các câu cần bổ sung vào chỗ trống sau đây.

……………………………………………………

3. Phần kết bài đã nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện chưa?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó.

- Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống sau đây.

……………………………………………………

4. Bài viết đã sử dụng 3 từ ghép và 3 từ láy chưa?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân những từ đó.

- Nếu chưa, hãy đọc lại các câu xem nên bổ sung từ ghép, từ láy vào vị trí nào. Sau đó, ghi ở bên lề từ ghép hoặc từ láy tương ứng với dòng cần được bổ sung.

……………………………………………………

5. Có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách sửa bên cạnh bài viết.


Câu 20:

Tìm và nêu cách sửa lỗi sai trong đoạn văn sau:

 Từ thuở còn thơ bé. Tôi đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về những truyền thuyết li kì, về những người anh hùng dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng như thế. Truyền thuyết kể lại rằng. Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một ngôi làng nọ bên sông Hồng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già vẫn chưa có một mụn con. Một hôm bà ra đồng, chông thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, hai vợ chồng vô cùng vui mừng. Nhưng không giống những người khác, bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Điều kì lạ nữa là cậu bé lên ba tuổi mà vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó khiến hai vợ chồng vừa buồn, vừa lo…

Những chỗ sai

Cách sửa

- Ví dụ: Từ thuở còn thơ bé. Tôi đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về những tiểu thuyết li kì, về những người anh hùng dân tộc.

(Sai về dấu câu, câu đầu chưa đủ thành phần chính)

- ……………………………………….

…………………………………………

- ……………………………………….

…………………………………………

- Từ thuở còn thơ bé, tôi đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về những truyền thuyết li kì, về những người anh hùng dân tộc.

(Thay dấu chấm bằng dấu phẩy)

 

-…………………………………........

……………………………………......

- ……………………………………….

……………………………………......  

         


4.6

1194 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%