TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

  • 4073 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Câu 1:

Đối tượng và mục đích của Pháp trong việc tăng cường đầu tư vào công nghiệp trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì ?

Xem đáp án

Đáp án C

Công nghiệp được tăng cường vốn đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất.

+ Tư bản Pháp tiếp tục gia tăng tốc độ đầu tư khai mỏ, nhất là mỏ than (năm 1911 diện tích mỏ là 6 vạn ha; năm 1930 là 43 vạn ha, gấp 7 lần). Những năm 20, nhiều công ti khai mỏ mới được thành lập như: Công ti than Hạ Long, Đồng Đăng, Tuyên Quang, Đông Triều, Công ti than và mỏ kim khí Đông Dương… Sản lượng than khai thác tăng qua các năm: năm 1919 đạt 665.000 tấn; năm 1929 đạt 1.972.000 tấn, gấp 3 lần.

 

+ Về công nghiệp chế biến được Pháp chú ý đầu tư là ngành dệt, vật liệu xây dựng, xay xát, điên nước, nấu đường, chưng cất rượu. Bên canh các công ty, các cơ sở công nghiệp chế biến cũ như nhà máy xi măng Hải Phòng, các nhà máy tơ sợi và dệt ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn; các nhà máy xay xát gạo, chế biến rượu làm đường ở Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Chợ Lớn đề được nâng cấp và mở rộng quy mô sản xuất.


Câu 2:

Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam

Xem đáp án

Đáp án B

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, có các giai cấp là: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản với chỉ hình hình các bộ phận, nhỏ về số lượng.

Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng về thế lực, hình thành hai giai cấp mới.


Câu 3:

Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng đó là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Bị ba tầng áp bức bóc lột: Pháp, địa chủ phong kiến, tư sản.

Có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân: công nhân có nguồn gốc từ những người nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất, buộc phải lên thành phố để làm trong các xí nghiệp kiếm sống.

Kết thừa truyền thống yêu nước của dân tộc: cũng do xuất phát từ giai cấp nông dân.


Câu 4:

Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giành độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án D

Đọc Sơ thảo luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra những lý luận cách mạng phù hợp với con đường cách mạng Việt Nam, cụ thể là:

Thứ nhất, Người đã xác định rõ đâu là kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chĩa ngọn cờ cách mạng vào đúng kẻ thù.

Thứ hai, Sơ thảo luận cương của Lênin chỉ rõ cho Nguyễn Ái Quốc thấy động lực to lớn và lực lượng chính của cách mạng đó là giai cấp công nhân và nông dân.

Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Sơ thảo luận cương của Lênin đã vạch ra.

Thứ tư, Sơ thảo luận cương của Lênin đã chỉ ra tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ và đặc điểm giữa cách mạng chính quốc với các nước thuộc địa.


Câu 5:

Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

Xem đáp án

Đáp án B

Sự kiện cuộc bãi công của thợ máy xưởng Bason (8-1925), các thợ máy ở đây không chịu sửa chữa chiếm hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở binh linh sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Đồng thời là yếu sách đòi tăng lương 20% và phải cho công nhân bị thải hồi trở lại làm việc.

Xét về những hành động đấu tran của thợ máy Bason cho thấy, công nhân không chỉ đấu tranh vì mục tiêu kinh tế nữa mà còn bao gồm cả mục tiêu chính trị, ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân nước khác, thể hiên sự thay đổi về ý thức.

Đây là sự kiện đánh dấy phong trào công nhân bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giá         C.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận