12 bài tập Thế năng của vật có lời giải

40 người thi tuần này 4.6 169 lượt thi 13 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

389 người thi tuần này

Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 1

1.7 K lượt thi 25 câu hỏi
317 người thi tuần này

Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 3

1.6 K lượt thi 30 câu hỏi
312 người thi tuần này

Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 2

1.6 K lượt thi 25 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Cho một vật có khối lượng m đang đặt ở độ cao h so với mặt đất. Khi giảm độ cao của vật xuống 4 lần thì thế năng của vật

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Độ lớn của thế năng được tính bằng Wt = Ph

Trong đó:+ P là trọng lượng của vật (N)

+ h là độ cao của vật so với vị trí chọn làm gốc (m)

Khi độ cao giảm 4 lần thì thế năng cũng giảm 4 lần.

Câu 2

Một vật khối lượng 2kg có thế năng 8J đối với mặt đất. Chọn mốc thế năng ở mặt đất, khi đó vật ở độ cao bao nhiêu?

Lời giải

Hướng dẫn giải

Vật có khối lượng 2kg thì có trọng lượng là P = 10m = 10.2 = 20N

Ta có: Wt = Ph ⇒ h = Wt : P = 8 : 20 = 0,4m

Vậy vật ở độ cao 0,4 m.

Câu 3

Một vật có khối lượng 3 kg ở độ cao 4 m so với mặt đất. Hỏi thế năng trọng trường của vật là bao nhiêu?

Lời giải

Hướng dẫn giải

Vật có khối lượng 3 kg thì trọng lượng của vật là 30 N.

Thế năng trọng trường của vật là: \[{{\rm{W}}_t} = Ph = 30.4 = 120J\]

Câu 4

Dạng năng lượng vật có được khi ở một độ cao nào đó so với mặt đất hoặc vật được chọn làm mốc gọi là gì?

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Thế năng trọng trường (gọi tắt là thế năng) là năng lượng vật có được khi ở trên cao so với mặt đất (hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao).

Câu 5

Trường hợp nào sau đây, thế năng của vật giảm? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Giá trị của thế năng phụ thuộc vào mốc chọn để tính độ cao. Vật ở độ cao càng lớn thì thế năng của vật càng lớn. Khi quả táo đang rơi từ trên cành xuống đất, độ cao của quả táo giảm dần so với mặt đất nên thế năng của quả táo giảm dần.

Câu 6

Nếu khối lượng của một vật tăng gấp đôi nhưng độ cao giữ nguyên thì thế năng của vật sẽ thay đổi như thế nào?

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Thế năng của một vật được xác định bởi biểu thức: \[{{\rm{W}}_t} = P.h\]

Trong đó: + P là trọng lượng của vật (N)

+ h là độ cao của vật so với mặt đất (m)

Khi khối lượng của vật tăng 2 lần thì trọng lượng của vật tăng 2 lần.

Trọng lượng của vật tăng 2 lần ⇒ thế năng của vật tăng 2 lần.

Câu 7

Hai vật có khối lượng bằng nhau đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng của vật thứ nhất so với vật thứ hai là

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Thế năng của một vật được xác định bởi biểu thức: \[{{\rm{W}}_t} = P.h\]

Trong đó: + P là trọng lượng của vật (N)

+ h là độ cao của vật so với mặt đất (m)

Khi độ cao của vật càng lớn thì thế năng của vật càng lớn.

Do vật thứ nhất ở độ cao 2h, vật thứ hai ở độ cao h. Vậy thế năng của vật thứ nhất gấp đôi so với vật thứ hai.

Câu 8

Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương nằm ngang từ vị trí A, rơi xuống mặt đất tại vị trí D (Hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại vị trí nào vật có thế năng lớn nhất?

Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương nằm ngang từ vị trí A, rơi xuống mặt đất tại vị trí D (Hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại vị trí nào vật có thế năng lớn nhất? (ảnh 1)

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Tại B, vật có độ cao so với mặt đất lớn nhất \( \Rightarrow \) có thế năng lớn nhất.

Câu 9

Cho một vật có khối lượng m đang đặt ở độ cao h so với mặt đất. Khi tăng khối lượng lên 10 lần thì thế năng của vật

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Độ lớn của thế năng được tính bằng Wt = Ph

Trong đó: + P là trọng lượng của vật

+ h là độ cao của vật so với vị trí chọn làm gốc

Khối lượng m tăng 10 lần ⇒ trọng lượng P tăng 10 lần ⇒ Wt tăng 10 lần.

Câu 10

Một vật có khối lượng 50 kg. Tính thế năng của vật biết nó đang ở độ cao 20 m so với mặt đất nếu:

a) Chọn gốc thế năng ở mặt đất.

b) Chọn gốc thế năng ở trần nhà cao 10 m.

c) Chọn gốc thế năng ở đáy giếng sâu 10 m.

d) Chọn gốc thế năng ở độ cao 20 m so với mặt đất.

Lời giải

Hướng dẫn giải

a) Thế năng của vật khi chọn gốc thế năng ở mặt đất là:

\[{{\rm{W}}_t} = Ph = 10mh = 10.50.20 = 10000{\rm{ J}}{\rm{.}}\]

b) Thế năng của vật khi chọn gốc thế năng ở trần nhà cao 10 m là:

\[{{\rm{W}}_t} = Ph = 10mh = 10.50.10 = 5000{\rm{ J}}.\]

c) Thế năng của vật khi chọn gốc thế năng ở đáy giếng sâu 10 m là:

\[{{\rm{W}}_t} = Ph = 10mh = 10.50.30 = 15000{\rm{ J}}.\]

d) Khi chọn gốc thế năng ở độ cao 20 m so với mặt đất thì thế năng bằng 0.

Câu 11

Một vật có khối lượng 3 kg đang ở độ cao 4 m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất, xác định thế năng trọng trường của vật.

Lời giải

Hướng dẫn giải

Thế năng trọng trường của vật: \[{{\rm{W}}_t} = P.h = 10.m.h = 10.3.4 = 120\,\,\left( J \right)\]

Câu 12

Một vật khối lượng m ở độ cao 20m so với mặt đất có thế năng 100J đối với mặt đất. Chọn mốc thế năng ở mặt đất. Khối lượng của vật là bao nhiêu?

Lời giải

Hướng dẫn giải

Ta có: Wt = Ph ⇒ P = Wt : h = 100 : 20 = 5 (N)

Vật có trọng lượng 5N thì có khối lượng là P = 10m ⇒ m = 5 : 10 = 0,5kg

Vậy vật có khối lượng là 0,5 kg.

Câu 13

Một vật khối lượng 5kg, ở độ cao 15m so với mặt đất và chuyển động với tốc độ 2m/s. Chọn mốc thế năng ở mặt đất. Thế năng và động năng của vật là bao nhiêu?

Lời giải

Vật có khối lượng 5kg thì trọng lượng của vật là P = 10m = 10.5 = 50N.

Thế năng của vật là: Wt = Ph = 50.15 = 750 J

Động năng của vật là: \[{{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}m{v^2} = \frac{1}{2}{.5.2^2} = 10J\].

4.6

34 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%