15 Bài tập Định luật Ohm có đáp án

56 người thi tuần này 4.6 226 lượt thi 15 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

389 người thi tuần này

Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 1

1.7 K lượt thi 25 câu hỏi
317 người thi tuần này

Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 3

1.6 K lượt thi 30 câu hỏi
312 người thi tuần này

Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 2

1.6 K lượt thi 25 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Một dây dẫn có điện trở 25Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Đổi 300mA = 0,3A

Theo định luật Ohm, ta có \(I = \frac{U}{R}\) ⇒ U = I.R = 0,3.25 = 7,5V.

Câu 2

Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Ta có , điện trở dây dẫn là không thay đổi.

Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)ta có: \(I = \frac{U}{R} \Rightarrow R = \frac{U}{I} = \frac{6}{{0,5}} = 12\Omega \)

Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là U2 = 24V, khi đó \({I_2} = \frac{{{U_2}}}{R} = \frac{{24}}{{12}} = 2A\)

Câu 3

Nếu giảm hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn đi 2 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm đi 2 lần vì hiệu điện thế tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện.

Câu 4

Biểu thức đúng của định luật Ohm là:

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Biểu thức của định luật Ôm: \[I = \frac{U}{R}\]

Trong đó: I là cường độ dòng điện trong đoạn dây dẫn (A)

U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn (V)

R là điện trở của đoạn dây dẫn \[\left( {\rm{\Omega }} \right)\]

Câu 5

Điện trở có trị số càng nhỏ, chứng tỏ điều gì?

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Điện trở có trị số càng nhỏ sẽ cản trở dòng điện yếu (ít) nên cường độ dòng điện trên điện trở sẽ lớn hơn.

Câu 6

Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 10V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,25A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 20V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

Khi hiệu điện thế tăng lên 2 lần (20 : 10 = 2 lần) thì cường độ dòng điện cũng tăng lên 2 lần.

Vậy khi hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 20V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là 2.0,25 = 0,5 A

Câu 7

Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn.

⇒ Khi hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì cường độ dòng điện cũng tăng 1,2 lần.

Câu 8

Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở: \(I = \frac{U}{R}\) ⇒ U = I.R = 0,6.6 = 9,6V

Câu 9

Cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với hai điện trở R1; R2 trong hình sau:

Lời giải

a – Đúng;

b – Đúng;

c – Sai. Từ đồ thị, ta chọn điểm nằm trên đồ thị sao cho có thể xác định được hiệu điện thế và cường độ dòng điện một cách dễ dàng.

Chọn điểm: I = 0,2A ⇒ U1 = 4V và U2 = 1V

d – Sai.

Theo định luật Ôm, ta có: \(I = \frac{U}{R} \Rightarrow R = \frac{U}{I}\)

Thay số ta được R1 = \(\frac{{{U_1}}}{I} = \frac{4}{{0,2}} = 20\Omega \); R2 = \(\frac{{{U_2}}}{I} = \frac{1}{{0,2}} = 5\Omega \)

Câu 10

Khi đặt hiệu điện thế 4,5V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,3A.

Lời giải

a – Đúng. Theo định luật Ôm, ta có: \(I = \frac{U}{R} \Rightarrow R = \frac{U}{I} = \frac{{4,5}}{{0,3}} = 15\Omega \)

b – Đúng. Nếu tăng thêm 3V thì hiệu điện thế lúc này là U = 4,5 + 3 = 7,5V

Khi đó cường độ dòng điện chạy qua dây là: \(I = \frac{U}{R} = \frac{{7,5}}{{15}} = 0,5A\)

c – Sai. Nếu đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 30V thì cường độ dòng điện chạy qua dây là \(I = \frac{U}{R} = \frac{{30}}{{15}} = 2A\)

d – Sai. Để cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là 2A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây là U = I.R = 2.15 = 30V

Câu 11

Một đoạn dây dẫn có điện trở 20 Ω, được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 40 V.

a) Điện trở (R) là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện của vật dẫn điện.

b) Định luật Ohm phát biểu rằng cường độ dòng điện (I) chạy qua một đoạn mạch tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế (U) đặt vào hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ thuận với điện trở (R) của đoạn mạch đó.

c) Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn là 40 V, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó là 2 A.

d) Nếu muốn cường độ dòng điện qua dây dẫn là 3 A, thì phải điều chỉnh hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 30 V.

Lời giải

Hướng dẫn giải

a) Đúng

b) Sai - Cường độ dòng điện (I) chạy qua một đoạn mạch tỉ lệ thuận với hiệu điện thế (U) đặt vào hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở (R) của đoạn mạch đó.

c) Đúng

d) Sai - Nếu muốn cường độ dòng điện qua dây dẫn là 3 A, thì phải điều chỉnh hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 60 V.

Câu 12

Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V.

Lời giải

a – Sai: Điện trở của dây dẫn là: \(R = \frac{U}{I} = \frac{{12}}{{1,2}} = 10\Omega \)

Khi cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì cường độ dòng điện chạy qua dây khi đó là 1,2 + 0,3 = 1,5A

Lúc đó hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là: U’ = I’.R= 1,5. 10 = 15V

Vậy hiệu điện hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng thêm 3V.

b- Đúng: Điện trở của dây dẫn là: \(R = \frac{U}{I} = \frac{{12}}{{1,2}} = 10\Omega \)

c – Đúng: Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây tăng thêm 8V thì hiệu điện thế lúc này là U’ = 12 + 8 = 20V.

Khi đó cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là: \(I' = \frac{{U'}}{R} = \frac{{20}}{{10}} = 2A\)

Vậy cường độ dòng điện tăng thêm một lượng là 2 – 1,2 = 0,8A.

Câu 13

Khi đặt hiệu điện thế 1,5V vào hai đầu một dây dẫn thì cường dộ dòng điện chạy qua nó có cường độ 8mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 2mA thì hiệu điện thế là bao nhiêu?

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đổi 8mA = 0,008A; 2mA = 0,002A

Điện trở của dây dẫn là: R = U : I = 15 : 0,008 = 187,5 Ω.

Khi cường độ giảm đi 2mA thì hiệu điện thế là: U’ = I’.R = (0,008 – 0,002) . 187,5 = 1,125V.

Câu 14

Một dây dẫn dài 120m được dùng để quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 125mA. Tính điện trở trên mỗi mét của cuộn dây.

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đổi 125 mA = 0,125A

Điện trở của cuộn dây là: R = U : I = 30 : 0,125 = 240Ω.

Điện trở trên mỗi mét của cuộn dây là: 240 : 120 = 2Ω.

Câu 15

a) Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là bao nhiêu?

b) Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6\[\Omega \] là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là bao nhiêu vôn?

c) Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12\[\Omega \] vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là bao nhiêu ampe?

d) Đặt vào hai đầu một điện trở R một hiệu điện thế U = 12V , khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,2A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là 0,8A thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là bao nhiêu?

Lời giải

Hướng dẫn giải

a) Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \[I = \frac{U}{R}\]ta có:

+ Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là \[{U_1} = 6V\] thì \[{I_1} = \frac{{{U_1}}}{R} \to R = \frac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \frac{6}{{0,5}} = 12{\rm{\Omega }}\]

+ Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là \[{U_2} = 24V\], khi đó\[{I_2} = \frac{{{U_2}}}{R} = \frac{{24}}{{12}} = 2{\rm{A}}\]

b) Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là: \[I = \frac{U}{R} \Rightarrow U = {\rm{IR}} = 0,6.6 = 3,6V\]

c) Cường độ dòng điện qua dây dẫn: \[I = \frac{U}{R} = \frac{3}{{12}} = 0,25A\]

d) Áp dụng biểu thức định luật Ôm, ta có: \[I = \frac{U}{R} \to R = \frac{U}{I} = \frac{{12}}{{1,2}} = 10{\rm{\Omega }}\]

Khi giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn I′ = 0,8A, thì điện trở khi đó: \[R' = \frac{U}{{I'}} = \frac{{12}}{{0,8}} = 15{\rm{\Omega }}\]

Ta cần tăng điện trở thêm một lượng là: ΔR = R′ − R = 15 – 10 = 5Ω

4.6

45 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%