Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)

223 người thi tuần này 4.6 5.2 K lượt thi 11 câu hỏi 45 phút

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục).

Câu 1

Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào?

Lời giải

B. Nghị luận xã hội

Câu 2

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?

Lời giải

B. Nghị luận

Câu 3

Xác định chủ ngữ của câu: “Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình”.

Lời giải

C. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân

Câu 4

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau là gì?

“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.”

Lời giải

B. Điệp cấu trúc, liệt kê

Câu 5

Phép liên kết hình thức được sử dụng trong các câu văn sau là gì?

“Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.”

Lời giải

A. Phép nối

Câu 6

Dòng nào không là biểu hiện của người khiêm tốn trong văn bản trên?

Lời giải

D. Sau khi thành công thì không cần cố gắng, phấn đấu nữa.

Câu 7

Dựa vào nội dung đoạn thứ 3 trong văn bản, theo tác giả, người khiêm tốn là người như thế nào?

Lời giải

C. Hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân

Câu 8

Theo tác giả, vì sao con người cần sống khiêm tốn?

Lời giải

D. Đáp án A & B đều đúng

Câu 9

Em có đồng tình với ý kiến: “Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi” hay không? Vì sao?

Lời giải

- Học sinh đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân về vấn đề đồng thời đưa ra những kiến giải hợp lí cho ý kiến ấy.

Câu 10

Thông điệp ý nghĩa nhất đối với em được rút ra từ đoạn trích trên là gì?

Lời giải

- Học sinh trình bày thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân. Thông điệp phù hợp với nội dung tư tưởng của văn bản và mang tính đạo đức, thẩm mỹ.

- Học sinh trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.

Câu 11

Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà mình đã được học, được nghe.

Lời giải

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về tác phẩm truyện

Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài phân tích tác phẩm truyện. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm truyện.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện đã học, đã nghe.

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu được tác giả và tác phẩm.

2. Thân bài

- Nêu nội dung chính của tác phẩm

- Nêu chủ đề của tác phẩm

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

3. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

4.6

1032 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%