Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Văn 12 Cánh diều có đáp án (Đề 8)
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
CƠN ĐAU DÀI
(Trích Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng)
Tóm tắt tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”
Mùa lá rụng trong vườn kể về gia đình ông Bằng, một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu tại Hà Nội. Ông Bằng có năm người con trai. Anh cả Tường đã hi sinh ngoài mặt trận, vợ anh là Hoài đã tái giá nhưng vẫn thường xuyên viết thư thăm hỏi gia đình. Đông là anh hai, trung tá đã xuất ngũ, sống cuộc sống đơn giản; Lí, cô con dâu đảm đang, nhanh nhẹn. Con trai thứ ba của ông là Luận, một nhà báo có nhiều trăn trở, suy tư về cuộc sống. Vợ anh là Phượng, một người tốt bụng, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Người con thứ tư – Cừ, lại hư hỏng, không nghe lời cha mẹ, đã từng bị đuổi khỏi quân đội. Cuối cùng, em út Cần đang đi học ở Liên Xô, sắp về nước.
Bi kịch ập tới khi Cừ bỏ việc ở xí nghiệp, trốn ra nước ngoài, bỏ lại vợ và hai con nhỏ. Sau khi trốn sang Canada, Cừ mới nhận ra lỗi lầm của mình thì đã muộn. Anh liền gửi bức thư cuối cùng về nhà trước khi uống thuốc tự tử. Nhận được thư, bệnh cao huyết áp của ông Bằng tái phát, khiến ông phải nhập viện, rồi qua đời. Đồng thời, vợ và hai con trai của Cừ vô cớ bị sa thải khỏi nông trường, phải đến ở nhờ nhà ông Bằng, rồi nhà chị Hoài. Trước tình cảnh khó khăn, Luận, Phượng và Hoài đã tỏ rõ mình là những người có tinh thần trách nhiệm cao đẹp, thương người như thể thương thân.
Lí chán chường khi sống cạnh Đông, nên khi ông trưởng phòng ở cơ quan dụ dỗ, Lí đã đi công tác Sài Gòn gần tháng trời với ông ta, hưởng lạc, bỏ bê gia đình. Chỉ tới lúc đã đi khỏi nhà, chị mới nhận ra lỗi sai của mình, viết thư tỏ ý muốn quay trở về. Câu chuyện kết thúc vào một đêm giáp Tết, khi mọi người nhận được thư của Lí.
Đoạn trích sau là chương 18 của tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”
(1)... đêm đêm Luận nằm ngủ có lúc giật mình tỉnh giấc. Quả khô, cành khô rụng lá trên mái nhà như chạm vào nỗi xôn xao thương nhớ. Đông co ro trong giá lạnh. Đã thôi chửi đời và thôi nguyền rủa Lí. Nhưng nỗi đau thì mỗi ngày một ngấm thêm. Đông hiểu, anh vừa mất đi một cái gì hệ trọng và thân thiết quá. Lần giở từng trang đời đã xa, anh nghiệm ra: Lí có nhiều thói xấu, nhưng sống bên chị, về cơ bản, anh vẫn thoải mái, yên vui. Chị là sắc màu, là nhịp điệu đời sống lúc nào cũng lấp lánh, tưng bừng bên anh. Với anh, chị là một người mẹ, một người chị tận tình.
Gian buồng, căn nhà, khu vườn còn nhắc nhở bao kỉ niệm thiết tha, còn vang ngân tiếng chị, còn lưu giữ vẹn nguyên bóng hình chị. Khi bị mất rồi, anh mới hiểu biết giá trị của cái không còn. Đau đớn ngấm đến tận nơi sâu thẳm nhất, anh lại nổi cơn khùng, nhưng lần này ngấm ngầm và chỉ trút nỗi căm hờn vào kẻ đã quyến rũ vợ anh – gã Trưởng phòng Vật tư khốn nạn.
Trong bữa cơm với gia đình Luận, Đông có nói tới gã trưởng phòng nọ với lời đe doạ: nó gây gió, nó phải chịu bão. Luận giật mình thấy mắt Đông lúc ấy mất hết thần sắc y như khi Đông túm cổ áo Luận và lúc nói sẽ bắn chết thằng Cừ.
Phượng lo lắng bảo chồng: “Anh Luận, nên trông nom, theo sát anh Đông, ngộ nhỡ có chuyện gì..” Luận lên ở cùng buồng với Đông, anh muốn khuây khoả và kiềm chế ông anh: con người quen sống giản lược, bị dồn vào bức bách dễ manh động bột phát lắm.
Một buổi chiều, hai người ngồi uống nước và nghe nhạc Vácne. Bỗng Đông hỏi:
- Nhạc Vácne hùng tráng đấy chứ, có gì mà ông cụ không thích nhỉ?
- Chỉ vì nghe em nói Hitle nó thích nhạc ông này thôi. – Luận đáp. – Anh thấy không, ông cụ là người có học còn vậy. Con người có những định kiến cố định, phá vỡ, đổi thay không dễ đâu.
Đông im, như nghĩ ngợi. Lát sau, Luận tiếp:
- Con người vượt ra khỏi cái quy định là rất khó. Em không muốn nói ngoại cảnh, thời đại, mà nói cái đã bị quy định ở trong mỗi con người.... Chị Lí cũng vậy. Chị là nạn nhân của chính mình. Và anh, anh nên rút kinh nghiệm.
Nói cái ý cuối cùng, Luận đã đắn đo mãi. Luận nghĩ: “Đông đã bình tâm, nên nói để Đông xem xét lại mình và tìm cách cứu vãn tình hình. Nhưng, Đông vụt đứng dậy:
- Chẳng lẽ tôi là thằng khốn nạn à?
- Anh không hiểu ý em.
- Tôi, mấy chục tuổi Đảng, tuổi quân, có mặt ở chiến trường suốt hai cuộc kháng chiến, tôi là thằng đểu giả, lừa lọc, phản bội, lưu manh, côn đồ à? Vì chịu ảnh hưởng của tôi mà cô ấy hư hỏng à?
Đông nói dồn dập gay gắt và vẫn không vượt được ra khỏi sự sơ lược trong suy nghĩ. Luận ngắt lời anh, giọng hơi bực:
- Không ai trẻ con, ngu dốt đến mức quy kết như thế! Anh tốt, nhưng anh chưa đủ những đức tính cần thiết. Cuộc sống phức tạp. Nhưng phải sống thực sự với nó, phải có trách nhiệm với nó, vì nó. Nói cụ thể là phải có trách nhiệm với cả từng con người. Càng ngày mỗi cá thể càng nổi lên, có vị trí quan trọng vô cùng trong cuộc sống.
Đang trong cơn phẫn khích, Đông không kìm được, cắt ngay lời Luận:
- Chỉ có vấn đề, nếu nói từ gốc, là tôi chọn nhầm thôi. Cậu lí luận đặc sệt sách vở. Chiến tranh, tất cả tâm lực phải dành cho việc đánh giặc. Người ở nhà phải tự lo lấy. Cô ấy hư đốn lẽ nào tôi phải chịu trách nhiệm?
Đông lại phải tuột những ý nghĩ tốt đẹp về Lí, lại rơi vào trạng thái thần kinh căng thẳng. Lại văng ra lời chửi rủa Lí, gã trưởng phòng và các thói tệ tư sản. Lát sau, những mặc cảm nhục nhã trỗi dậy, cay nhức tâm trí anh, anh rơi hẳn vào cuồng nộ.
Đến cao điểm, Đông tiến đến trước mặt Luận, hai mắt đỏ nọc và giọng lạc đi:
Cậu mà còn bênh con đĩ ấy hả? Trời ơi sao tôi không chết luôn lúc tiến đến cửa ngõ Sài Gòn cho rồi!
Luận ứa nước mắt vì câu kêu trời đau đớn ấy của Đông. Đông đứng lặng, to lớn, run rẩy, đầu bạc phếch, nước mắt xối trên hai gò má xám.
(2) Chính lúc ấy, Phượng ra mở cổng vì có tiếng chuông gọi. Người gọi cổng chào Phượng, tự giới thiệu là Cán bộ Tổ chức xí nghiệp Lí cần gặp chồng Lí vì một việc rất cần kíp.
Đông vội lau mặt, Luận sửa soạn ấm chén xong, quay vào cái tủ sách, tiếp tục xếp dọn tư liệu, sách vở của cha. Đúng như Luận dự đoán, anh cán bộ Tổ chức sau khi hỏi qua về quan hệ vợ chồng Đông – Lí, nhìn thẳng vào mặt Đông, giọng thật nghiêm trang:
- Xin báo để anh biết, hiện giờ chị Lí sống chung như vợ chồng chính thức với một người đàn ông. Anh này nguyên là Trưởng phòng Vật tư đơn vị chúng tôi, vừa rồi đã bị chúng tôi khởi tố vì tội tham ô. Nay, tình hình như vậy, chúng tôi quyết định kỉ luật sa thải chị ấy. Về việc này gia đình ta có ý kiến gì không? Đang quay mặt vào cái tủ sách, vờ như đang xếp dọn, để dõi theo câu chuyện, Luận quay phắt ngay lại, vai đập đánh thình vào cánh tủ, cố kìm giữ để khỏi bật tiếng kêu kinh sợ. Anh càng kinh sợ hơn khi nhìn thấy Đông như bất động trong lòng ghế, bàn tay dày xoè rộng úp vào mặt, trong khi hai ngón cái và ngón trỏ bấm chặt vào hai bên thái dương. Đông đang tê dại trước một sự phũ phàng. Trong Luận lại vang lên lời kêu gào thống thiết: Anh Đông phải có ý kiến ngay đi! Không thể xử lí như vậy được!
Mặt Đông nùng nục bỗng nghiêm lại một cách ngờ nghệch, biến thái của cơn đau thất thần, lạc trí và mỗi Đông hé mở, thoát ra một giọng nói gần như tuyệt vọng:
- Cái đó thì... tuỳ các đồng chí thôi!
Luận run hết cả người lên, vừa lo sợ vừa giận dữ, Luận chỉ muốn nhảy lại quát tướng vào mặt Đông và anh cán bộ nọ. Sao các anh lại quyết định một việc hệ trong như thế trong khi thần kinh các anh không bình thường. Và anh Đông, qua sự việc này, tôi có thể nói anh là một kẻ vô trách nhiệm hoàn toàn!
Luận lao xuống gác, đuổi theo người cán bộ nọ, tâm não bừng bừng trong cơn gào thét dữ dội và âm thầm:
- Đồng chí ơi, chính tôi đã nghe thấy các đồng chí ở xí nghiệp khen ngợi chị Lí hết mực. Tội trạng chị ấy chưa đáng đến mức kỉ luật ấy. Xử lí chị ấy như vậy là dứt khoát đẩy chị ấy xuống bùn, là cắt đường trở về của chị ấy. Đồng chí không nên căn cứ vào ý kiến của anh Đông. Anh ấy lúc này còn đâu là sáng suốt! Các đồng chí nên gặp chị Lí một lần nữa đi. Nhưng người cán bộ nọ đã đi.
(3) Quay vào khu vườn, phong phanh một chiếc áo len mỏng mà người Luận nóng bừng. Lòng giận sôi lên, anh ngước lên nhìn buồng Đông. Đông vừa bật đèn. Đông vừa vặn máy hát. Không! Không thể hời hợt và vô trách nhiệm như thế! Con người thông minh và đần độn, mạnh mẽ và yếu ớt thảm hại. Dưới tác động của một ngẫu nhiên bất hạnh rất nhỏ thôi, đời một con người cũng có thể xoáy lật ngược chiều tức khắc. Con người, cần phải được thể tất, cần phải đỡ nâng, dắt dìu. Ngay ngày mai Luận phải đến cái xí nghiệp ấy để phản bác cái quyết định tắc trách của họ với Lí. Đời Lí lại thêm một hiểm hoạ, phải nhanh tay cứu chị ấy.
Lúc ấy, Phượng vừa tưới rau và vun cây quất xong. Chị ghếch cái cán cuốc vào thân cây táo, hồi hộp lo lắng vì thấy Luận mắt đăm chiêu vừa từ cổng đi vào, ngồi xuống cái ghế đá và úp mặt vào hai lòng bàn tay.
- Anh Luận. Anh vào ăn cơm đi.
- Phượng à... anh buồn quá, em ạ.
Luận ngẩng lên. Ngước theo hai cánh tay Phượng vừa nâng từ từ lên cao, vòng ra sau gáy, vơ mái tóc cặp lại, anh nhận ra hai cánh tay Phượng mảnh dẻ quá, gầy guộc quá, tiều tuỵ quá. Nao dậy trong anh nỗi lo thắt ruột gan: Phượng đã có mang được ba tháng.
- Anh Luận ạ, số tiền ông để lại ba nghìn. Tang lễ cho cụ mất một nghìn rưởi. Còn một nghìn rưởi. Em định gửi cho mẹ con thằng Quân anh, Quân em. Không thấy Luận đáp, chị hiểu chồng chị đang phân tâm và chính chị đang sốt ruột muốn biết người ở xí nghiệp Lí mang tin gì đến.
Luận quay lại, lẫn trong tiếng thở dài: Chị Lí bị sa thải rồi, em ạ. Phượng bỗng thấy rét run. Có cảm giác nỗi sợ hãi truyền kiếp vừa phát sinh từ bóng tối hư huyền trong khu vườn đang ám ảnh chị, làm chị nổi gai và gây gây như là lên cơn sốt. [...].
(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn, NXB Trẻ, 2011)
* Ma Văn Kháng (sinh năm 1936, tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn) là một nhà văn nổi bật của nền văn học đương đại Việt Nam nửa năm sau thế kỉ XX, đặc biệt từ khi bắt đầu thời kì Đổi mới.
21 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%