Bộ 3 đề thi học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức cấu trúc mới có đáp án (Đề 1)

552 người thi tuần này 4.6 1.1 K lượt thi 20 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

 Biểu thức xác định động năng của một vật có khối lượng m và đang chuyển động với vận tốc v

Lời giải

Chọn C. Động năng của một vật: Wđ=12mv2

Câu 2

“Khi cho một vật rơi tự do từ độ cao A xuống B”, chọn gốc thế năng tại mặt đất, bỏ qua mọi ma sát. Phát biểu nào sau đây là đúng? 

Lời giải

Chọn D. Một vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật không đổi trong suốt quá trình chuyển động.

Câu 3

Ba quả bóng giống hệt nhau được ném ở cùng một độ cao như hình bên. Quả bóng (1) được ném theo phương thẳng đứng, quả bóng (2), (3) được ném xiên lên trên. Các quả bóng được ném với cùng tốc độ đầu. Bỏ qua lực cản của không khí, chọn mốc thế năng tại mặt đất. So sánh tốc độ khi chạm đất của ba quả bóng.

Media VietJack

Lời giải

Chọn D. Do ba quả bóng được ném cùng tốc độ ban đầu (tương ứng với cùng động năng) và cùng một độ cao (tương ứng với cùng thế năng) nên cơ năng của chúng là như nhau. Vì vậy, khi chạm đất chúng sẽ có tốc độ là như nhau (động năng khi chạm đất của chúng là như nhau).

Câu 4

Động lượng là một đại lượng

Lời giải

Chọn A.  Động lượng p  là một đại lượng vector.

Câu 5

Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?

Lời giải

Chọn B. Va chạm mềm xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với vùng vận tốc sau va chạm.

Câu 6

Một vật chuyển động tròn đều thì

Lời giải

Chọn C.  Trong chuyển động tròn đều, vector vận tốc của một vật có độ lớn không đổi, phương luôn luôn thay đổi theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo.

Câu 7

Dùng hai lò xo để treo hai vật có cùng khối lượng (trong giới hạn đàn hồi), lò xo bị dãn nhiều hơn thì độ cứng

Lời giải

Chọn B. Trong giới hạn đàn hồi, lò xo có độ cứng k càng bé thì dãn càng nhiều.

Câu 8

Lực đàn hồi nói chung và lực đàn hồi của lò xo nói riêng có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong khoa học kĩ thuật và đời sống. Trong các vật dụng sau đây, vật dụng nào không ứng dụng lực đàn hồi?

Lời giải

Chọn D.

- Lò xo trong thân bút là ứng dụng của lực đàn hồi nhằm đưa ngòi bút ra/vào trong thân bút dễ dàng.

- Phuộc xe máy là ứng dụng lực đàn hồi nhằm giúp xe giảm sốc khi đi qua các đoạn đường không bằng phẳng.

- Lực kế là ứng dụng của lực đàn hồi dùng để đo khối lượng hoặc lực tác dụng lên vật.

- Huyết áp kế không phải là ứng dụng của lực đàn hồi.

Câu 9

Đơn vị của khối lượng riêng là

Lời giải

Chọn D.  Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m3.

Câu 10

Độ lớn lực trung bình tác dụng lên ô tô khối lượng 1 tấn khi vận tốc của nó thay đổi từ 0 đến 15,0 m/s trong thời gian 10,0 s bằng bao nhiêu?

Lời giải

Chọn C.
F.Δt=ΔF=ΔpΔt=1000×15010=1500 N.

Câu 11

Một đĩa tròn bán kính 10cm, quay đều mỗi vòng hết 0,5s. Tốc độ dài của một điểm nằm trên vành đĩa có độ lớn

Lời giải

Chọn D 

Tốc độ góc: ω=2πT=4π rad/s;

Tốc độ dài: v=ω.r=4π.0,1=1,26 m/s.

Câu 12

Một lò xo có một đầu cố định, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 18 N thì lò xo dãn 12 cm. Độ cứng của lò xo là

Lời giải

Chọn C.  F=k.Δlk=FΔl=180,12=150 N/m.

Câu 13

Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm)

Một viên đạn khối lượng 1 kg đang bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 500 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí.

a) Động lượng mảnh thứ hai có độ lớn 707 kg.m/s.

b) Mảnh 2 bay hướng lên trên tạo với phương ngang một góc α = 630.

c) Mảnh 2 đạt độ cao cực đại so với vị trí nổ là 25000 m.

d) Mảnh 1 bay và cắm vào bao cát nặng 19,5 kg được treo bởi sợi dây mềm không dãn. Vận tốc của hệ sau va chạm là 12,5 m/s.

Lời giải

a) SAI

Media VietJack

m1=m2=m2=0,5 kg;

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: =p1+p2

p2=p12+p2=0,5×5002+1×5002=559 kg.m/s.

b) ĐÚNG

tanα=pp1α=63°

c) SAI

Tốc độ ban đầu của viên đạn thứ hai: p2=m2.v2v2=p2m2=1118 m/s;

Độ cao cực đại của viên đạn thứ hai: H=v22.sin2α2g=49615 m.

d) ĐÚNG

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ giữa mảnh 1 và bao cát: p1+pbc=p1'+pbc'

Do chúng va chạm mềm:p1=p1'+pbc'=m1+mbc.=p1m1+mbc=12,5 m/s.

Câu 14

Trong môn ném tạ xích, một vận động viên quay dây sao cho cả dây và tạ chuyển động gần như tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang. Khi tạ chuyển động trên đường tròn bán kính r = 2,0 m với tốc độ v = 2,0 m/s thì lực căng của dây tác dụng lên vật có độ lớn T = 10 N.

a) Việc quay tròn quả tạ trước khi ném là nhằm tạo ra tốc độ ban đầu cho quả tạ.

b) Khi quả tạ quay tròn, trọng lực P tác dụng lên quả tạ đóng vai trò là lực hướng tâm. 

c) Khối lượng của quả tạ là m = 5 kg.

d) Biết dây chịu được lực căng lớn nhất là 15 N. Khi đó tốc độ chuyển động tròn lớn nhất của quả tạ để dây không bị đứt là vmax = 6 m/s.

Lời giải

Media VietJack

a) ĐÚNG

Việc quay tròn quả tạ trước khi ném sẽ tạo ra tốc độ dài trong chuyển động tròn.

b) SAI

Khi quả tạ quay tròn, lực căng dây T tác dụng lên quả tạ đóng vai trò là lực hướng tâm.

c) ĐÚNG

T=Fht=mv2rm=T.rv2=5 kg.

d) SAI

Tmax=mvmax2rvmax=Tmax.rm=6 m/s.

Câu 15

Một động cơ nhận một năng lượng 30kJ và thực hiện một công cơ học 24kJ. Hiệu suất của động cơ bằng bao nhiêu %?

Lời giải

Hiệu suất của động cơ:H=AiAtp×100%=2430×100%=80%.

Câu 16

Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h = 50 m so với mặt đất. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Để động năng của vật bằng ba lần thế năng của vật thì vật ở độ cao bằng bao nhiêu mét?

Lời giải

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho vị trí ban đầu và vị trí động năng bằng ba lần thế năng:

Media VietJack

Câu 17

Một vật nhỏ khối lượng 300 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1 m. Biết tốc độ góc của vật nhỏ là ω=4π rad/s. Lấy  π210, độ lớn của lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là bao nhiêu N?

Lời giải

Lực hướng tâm: Fht=m.aht=m.ω2.r=0,3×4π2×1=48 N.

Câu 18

Một lò xo đầu trên được treo vào một điểm cố định, đấu dưới gắn với vật A có khối lượng m = 100 g thì khi cân bằng lò xo dãn 5 cm. Để khi cân bằng lò xo dãn 20 cm thì cần phải gắn thêm vào vật A một gia trọng ∆m có khối lượng bao nhiêu g?

Lời giải

Khi treo vật trên lò xo theo phương thẳng đứng: Fđh=P=mg;

Ta có Fđh~ΔlFđh1Fđh2=Δl1Δl2=m1m2m2=400g;

Vậy Δm=m2m1=300g.

Câu 19

Biết kim phút của đồng hồ treo tường có chiều dài a = 10,0 cm. 

a) Tính độ dịch chuyển góc và quãng đường đi của điểm đầu kim phút trong khoảng thời gian t = 10 phút. (1,0 điểm)

b) Biết tỉ số tốc độ của điểm đầu kim phút và tốc độ của điểm đầu kim giờ là 20. Tính chiều dài kim giờ. (0,5 điểm)

Lời giải

Để kim phút quay hết 1 vòng cần tốn khoảng thời gian là 60 phút = 3600s. Vận tốc góc của kim phút: ω=2π3600=π1800 rad/s;

Độ dịch chuyển góc của điểm đầu kim phút: θ=ω.t=π1800×10×60=π3 rad;

Quãng đường đi của điểm đầu kim phút:s=θ.a=π30 m10,5 cm

Ta có: vpvg=ωp.rpωg.rg=20;

Mà: ωp=π1800 rad/s;ωg=π21600 rad/srg=ωp.rp20.ωg=6 cm.

Câu 20

(1,5 điểm). Một lò xo nhẹ, khối lượng không đáng kể được treo thẳng đứng. Lần lượt treo vào đầu còn lại của lò xo các vật có khối lượng m thay đổi thì chiều dài l của lò xo cũng thay đổi theo. Mối liên hệ giữa chiều dài và khối lượng vật được treo vào lò xo được thể hiện trong đồ thị. Lấy g = 9,8 m/s2.

a) Xác định chiều dài tự nhiên của lò xo. (0,25 điểm)

b) Tính độ dãn của lò xo khi m = 40 g. (0,5 điểm)

c) Tính độ cứng của lò xo. (0,75 điểm)

Media VietJack

Lời giải

Khi m = 0g thì lò xo sẽ ở trạng thái tự nhiên, quan sát đồ thị tại vị trí m = 0g ta thu được l0=4 cm.

Quan sát đồ thị, tại vị trí m = 40g thì chiều dài của lò xo l = 8 cm. Độ dãn của lò xo trong trường hợp này:

Δl=ll0=84=4 cm.

Khi lò xo treo thẳng đứng và treo vật trên lò xo:

Fđh=P

k.Δl=m.g

Độ cứng của lò xo:k=m.gΔl=0,04×9,80,04=9,8 N/m.

4.6

212 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%