Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn - Năm 2025 - Phòng GD&ĐT TP Bắc Giang (Lần 2) có đáp án
414 người thi tuần này 4.6 19.5 K lượt thi 7 câu hỏi 45 phút
🔥 Đề thi HOT:
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 9
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 9)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 10)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn - Năm 2025 - Trường THCS Phú Lương (Tháng 2) có đáp án
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Ninh Bình (2)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
TỰU TRƯỜNG
Giờ náo nức của một thời trẻ dại!
Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương!
Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường,
Rương nhỏ nhỏ với linh hồn bằng ngọc.
Sắp hạnh phúc như chương trình lớp học,
Buổi chiều đầu họ tìm bạn kết duyên;
Trong sân trường hướng dạo giữa Đào viên;
Quần áo trắng đẹp như lòng mới mẻ.
Chân non dại ngập ngừng từng bước nhẹ;
Tim run run trăm tình cảm rụt rè;
Tuổi mười lăm gấp sách lại, đứng nghe
Lòng mới mở giữa tay đời ấm áp.
Tựu trường đó, lòng tôi vừa bắt gặp
Nỗi xôn xao thầm lặng ở trong rương
Của chàng trai mười lăm tuổi vào trường,
Mắt tin cậy và tóc vừa dưỡng rẻ.
Người bạn nhỏ! Cho lòng tôi theo ghé!
Không nỗi gì có thể vuốt ve hơn
Đêm tựu trường mùi cửa sổ mới sơn,
Tủ mới đánh, và lòng trai thơm ngát.
(Tập thơ Lửa thiêng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940, tác giả Huy Cận[1])
[1] Ghi chú:
- Huy cận (1919 - 2005) tên đầy đủ là Cù Huy Cận; quê làng Ân Phú, huyện Dụ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Nhà thơ Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ “Lửa thiêng”. Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau Cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Huy Cận được Nhà nước trao tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học nghệ thuật (1966).
- Bài thơ “Tựu trường” được nhà thơ Huy Cận sáng tác lúc 19 tuổi. Lúc đó, nhà thơ đang học năm thứ hai bán trú tại Trường Quốc học Huế (1938); bài thơ là những ký ức ông hồi tưởng lại tuổi mười lăm của mình trong ngày tựu trường.
Lời giải
Lời giải
Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhau, có thể dựa trên các gợi ý sau để cho điểm:
- Ghi lại cảm xúc hân hoan trong ngày khai giảng;
- Sự phản ánh tinh tế của tác giả về những đổi thay và sự trưởng thành (thời kỳ cuộc sống và cảm xúc ở giai đoạn chuyển giao);
- Cuộc hành trình cảm xúc sâu lắng của tuổi trẻ;
- Khơi gợi người đọc chia sẻ cảm xúc này…Câu 3
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: “Quần áo trắng đẹp như lòng mới mẻ”.
Lời giải
- Biện pháp tu từ so sánh: “quần áo trắng” được so sánh “đẹp như lòng mới mẻ”
- Tác dụng:
+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi hình, gợi cảm.
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng làm nổi bật tâm trạng tươi vuivà sự hứng khởi của các cậu học sinh trong buổi đầu tựu trường.
+ Tác giả thể hiện sự cảm nhận tinh tế tâm hồn tuổi học trò.
(Lưu ý: HS có thể diễn đạt bằng những cách tương đương, hợp lý vẫn cho điểm tối đa.)Câu 4
Từ những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ em hãy rút ra những mong ước của mình khi đang chuẩn bị học xong trung học cơ sở, sắp bước sang một môi trường giáo dục mới (Trình bày từ 3 – 5 câu văn).
Lời giải
HS có thể nêu được một số mong muốn thể hiện ước mơ, hoài bão, lý tưởng và mục đích đúng đắn của mình, như:
- Mong muốn tiếp tục học tập lên THPT hoặc học nghề, du học…;
- Rèn luyện thể chất, trí tuệ để sau này trở thành công dân tốt, lao động, cống hiến, hội nhập… giúp đỡ gia đình và bạn bè…đền đáp công ơn bố mẹ…
(Lưu ý: HS có thể diễn đạt hợp lý vẫn cho điểm tối đa.)
Câu 5
Em hiểu như thế nào về suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật trong bài thơ ở hai câu thơ sau
Đêm tựu trường mùi cửa sổ mới sơn,
Tủ mới đánh, và lòng trai thơm ngát.
Em hiểu như thế nào về suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật trong bài thơ ở hai câu thơ sau
Đêm tựu trường mùi cửa sổ mới sơn,
Tủ mới đánh, và lòng trai thơm ngát.
Lời giải
S lý giải được suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật trong bài thơ thể hiện qua 2 câu thơ, có thể theo gợi ý:
- Tâm trạng: Khắc hoạ, tái hiện cảm xúc mới lạ, ngập ngừng, ngọt ngào của đêm đầu tiên nhập học trung học phổ thông.
- Suy nghĩ: Vừa non nớt, vừa trưởng thành; gắn với cuộc sống đời thường, hiện tại, với ước mơ, cuộc sống trưởng thành mỗi người.
….
(Lưu ý: HS có thể diễn đạt hợp lí, quan điểm cá nhân phù hợp vẫn cho điểm tối đa.)Lời giải
c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: HS đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề, sau đây là một số gợi ý:
- Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm; nêu ấn tượng chung về bài thơ/đoạn thơ.
- Thân đoạn
+ Nội dung, chủ đề khổ thơ thứ 3
+ Đặc sắc nghệ thuật
- Kết đoạn: Khái quát về vấn đề vừa phân tích.Câu 7
Viết bài văn nghị luận vấn đề cần giải quyết: Giới trẻ từ bỏ thói quen trì hoãn trong công việc
Lời giải
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, cụ thể.
Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục.
Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Bố cục bài viết cần đảm bảo:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề.
* Triển khai vấn đề nghị luận
- Làm rõ vấn đề nghị luận: Giải thích
+ Trì hoãn công việc: là chần chừ, lề mề, rề rà, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc nào đó hoặc có tâm lí chờ và để một thời gian mới làm việc.
+ Thói quen trì hoãn trong công việc là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần ở một con người.
+ Biểu hiện - Thực trạng: Đây là thói quen xấu mà nhiều người mắc phải, tùy theo mức độ nặng nhẹ.
+ Không thực hiện công việc theo đúng với kế hoạch đã được đề ra ban đầu.
+ Chậm trễ, thoái thác trách nhiệm thực hiện mặc dù bạn có thể làm điiều đó ngay lập tức.
+ Thường xuyên chậm và số lượng công việc chưa hoàn thành ngày một nhiều thêm.
+ Bị những thứ không liên quan như: việc riêng, game, phim ảnh…làm gián đoạn công việc.
- Nguyên nhân dẫn đến việc trì hoãn:
+ Nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân:
Chưa thực sự tập trung và hết mình với công việc, chưa có ý thức sắp xếp và phân bố thời gian hợp lí, làm việc chậm chạp, lề mề.
Do thói quen lười biếng, ỷ lại trong cuộc sống…
Chủ quan, tự tin vào khả năng của bản thân và lãng phí thời gian.
+ Khách quan:
Do xảy ra những việc ngoài ý muốn mà chính chúng ta không lường trước được..
Ảnh hưởng từ những người xung quanh.
…..
- Tác hại
+ Có thể làm không kịp tiến độ và kết quả của công việc, không thể hoàn thành công việc đúng thời hạn của cá nhân và tập thể, khó hoàn thành mục tiêu đề ra.
+ Bị thụt lùi, lạc hậu, đánh mất, bỏ lỡ cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị bản thân.
+ Làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như công việc được giao, từ đó hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng.
+ Có thể bị mất đi niềm tin và sự tôn trọng từ những người khác.
+ Thói xấu này là lực cản, làm tụt lùi sự phát triển của xã hội.
- Giải pháp khắc phục (lưu ý các giải pháp phải rõ ràng, thuyết phục, hợp lý…), có thể dựa trên những gợi ý:
+ Mỗi người cần có nhận thức đúng về tác hại của vấn đề này.
+ Xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, khoa học; tuân thủ thực hiện, nỗ lực, cộng tác để vượt qua khó khăn.
+ Sắp xếp không gian làm việc gọn gàng, ngăn nắp; bố trí thời gian hợp lý.
+ Biết khích lệ bản thân và đừng sợ thất bại.
…
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
Học sinh có thể có nhiều cách hiểu khác nhau miễn sao lập luận hợp lí, thuyết phục
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc.e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.Lưu ý:
- Khuyến khích và trân trọng những bài làm có sự sáng tạo và giọng điệu riêng.
- Chấp nhận cách kiến giải khác nhau về vấn đề kể cả không có trong hướng dẫn chấm miễn là hợp lý và thuyết phục.
Tổng điểm toàn bài là 4,0 điểm có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. Việc chi tiết hóa điểm số phải có sự thống nhất trong tổ chấm thi đảm bảo không có sự sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.3898 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%