Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn - Năm 2025 - Trường THCS Thái Sơn (Huyện An Lão) Lần 2 có đáp án
135 người thi tuần này 4.6 19.5 K lượt thi 7 câu hỏi 45 phút
🔥 Đề thi HOT:
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 9
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 9)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 10)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Đề thi thử vào 10 môn Ngữ Văn - Năm 2025 - Trường THCS Phú Lương (Tháng 2) có đáp án
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Ninh Bình (2)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
GIÓ MÙA
Có vị ngọt ngào từ ngọn gió mùa đông
Ấp ủ trái tim dịu dàng nhỏ bé,
Gió mùa ơi, gọi bình minh nhè nhẹ
Hơi ấm nồng, công mẹ chắt chiu...
Ngọn gió mùa đánh thức giấc mơ con
Tuổi thơ con bên nồi cơm gạo mới
Cha lặng lẽ giấu nhọc nhằn trong gió lạnh
Con tép, con tôm đưa con bước vào đời...
Gió mùa về mang bao nỗi nhớ à ơi
Câu hát ru vang vọng gian nhà nhỏ
Kẽo kẹt ầu ơ, mẹ gánh mỏi mòn
Se sắt nỗi lòng ươm “giấc mơ con”
Cơn gió mùa da diết nhớ thương con
Gửi biết ơn trong từng cơn gió lạnh
Gửi tình yêu vào lòng ấm nóng
Cha mẹ cho con sinh cõi nhân lành...
Vũ Thị Phương
(Theo Tạp chí Văn học & Tuổi trẻ năm 2023)Lời giải
Câu 2
Chỉ ra những hình ảnh về kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình đã được “đánh thức” bởi ngọn gió mùa ở khổ thơ thứ hai?
Lời giải
- Những hình ảnh về kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình đã được “đánh thức” bởi ngọn gió mùa ở khổ thơ thứ hai:
- + Tuổi thơ con bên nồi cơm gạo mới
- + Cha lặng lẽ giấu nhọc nhằn trong gió lạnh
+ Con tép, con tôm đưa con bước vào đời...Lời giải
Việc lặp lại cụm từ “ gió mùa” trong suốt bài thơ có ý nghĩa:
+ Làm cho hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn, mang lại sự kết nối ý thơ, mạch cảm xúc cho cả bài thơ.
+ Nhấn mạnh cơn gió mùa là ngọn nguồn, là nguyên do giúp đánh thức những kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình, kí ức gắn liền với những vất vả, tảo tần, hi sinh của cha mẹ.
+ Thể hiện những cảm nhận sâu sắc, tinh tế và sự gắn bó, tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống và lòng biết ơn của tác giả đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.Câu 4
Nêu ý hiểu của em về hai câu thơ:
Cơn gió mùa da diết nhớ thương con
Gửi biết ơn trong từng cơn gió lạnh
Nêu ý hiểu của em về hai câu thơ:
Cơn gió mùa da diết nhớ thương con
Gửi biết ơn trong từng cơn gió lạnh
Lời giải
Nêu ý hiểu của em về hai câu thơ:
Cơn gió mùa da diết nhớ thương con
Gửi biết ơn trong từng cơn gió lạnh
+ Từ cơn gió mùa đánh thức, nhân vật trữ tình đã cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ và mong muốn gửi trọn lòng biết ơn tới đấng sinh thành.
+ Khẳng định công ơn của cha mẹ và lòng hiếu thảo của nhân vật vật trữ tình.
+ Thể hiện lòng biết ơn và ngợi ca tình yêu thương của cha mẹ .Lời giải
Thông điệp:
- Cần nhận thức được tình cảm gia đình là thiêng liêng, cao quý.
- Phải có thái độ nâng niu, trân trọng, gìn giữ, biết ơn công lao của cha mẹ.
- Hãy có những hành động thể hiện lòng biết ơn với cha mẹ: học tập thật tốt, phụng dưỡng cha mẹ, báo hiếu…
GV chấm linh hoạt dựa trên những thông điệp mà HS đón nhận từ bài thơ.Đoạn văn 2
BỐ TÔI
Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.
Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.
Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Mẹ tôi hỏi: “Thư đâu?”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Ôi, con mình viết chữ đẹp quả! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?” Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lả, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt.
Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.
(Theo Nguyễn Ngọc Thuần, in trong “Bồi dưỡng học sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt” – Nxb Giáo dục Việt Nam, 2012.)
*Chú thích: Nguyễn Ngọc Thuần (1972) quê ở Tân Thiện - Hàm Tân, Bình Thuận, là một nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam. Các tác phẩm của ông được viết bằng cả tấm lòng yêu trẻ thơ, hóa thân thành một người bạn đồng trang lứa tạo nên thế giới trong từng trang văn sự giản dị, thân thuộc, bình yên, trong sáng, tinh khiết như tâm hồn của trẻ nhỏ, ngôn từ, giọng văn đầy chất cổ tích, tạo cảm giác đa chiều trong mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau hay nhân vật với độc giả.
Câu 6
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật người bố trong truyện ngắn “Bố tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần.
Lời giải
a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng đoạn văn:
Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ). Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp làm rõ nội dung trọng tâm của đoạn văn:
* Xác định được các ý phù hợp để tập trung làm rõ nội dung đoạn văn, sau đây là một số gợi ý:
- Giới thiệu nhan đề, tác giả và nêu suy nghĩ chung về truyện ngắn “Bố tôi”, về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn.
- Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật người bố: nhân vật được xây dựng chủ yếu qua ngoại hình, hành động, lời nói làm nổi bật chủ đề của truyện.
+Hình ảnh người bố nghèo, tần tảo, vất vả, một nắng hai sương làm nương rẫy ở trên vùng núi cao và không có điều kiện để đi học “Còn bố tôi, từ một vùng núi cao xa xôi”, “đi chân đất xuống núi”; “chỉ tiếc là không biết nó viết gì”.
+ Một người bố luôn quan tâm con, dõi theo con, thấu hiểu những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả”
+ Người bố rất trân trọng, nâng niu tất cả những gì của con. Nhận được thư con, ông “lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra”. Rồi ông xếp thư vào trong tủ cùng những lá thư trước “những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá”…
- Khẳng định lại giá trị của nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
* Sắp xếp được hệ thống các ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn được phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai những nội dung đã xác định.
- Trình bày rõ cảm nghĩ và hệ thống các ý.
- Sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật.Câu 7
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề cần giải quyết hiện nay: học sinh lớp 9 chưa thực sự tìm ra phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp với mình vì thế kết quả không đạt được như mong đợi.
Lời giải
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hộic. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
- Xác định được các ý của bài viết
Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Triển khai vấn đề nghị luận:
- Giải thích vấn đề nghị luận
- Thể hiện quan điểm của người viết , có thể theo một số gợi ý sau:
+ Việc chưa tìm ra phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp với đang trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến ở học sinh lớp hiện nay. Đó không còn chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là vấn đề của xã hội.
+ Nguyên nhân thực trạng trên xuất phát từ những áp lực học tập, kỳ vọng của gia đình, những yêu cầu đổi mới giáo dục…
+ Chưa tìm ra phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp sẽ dẫn đến hao tốn thời gian, sức khỏe, và kết quả học tập không đạt được như mong muốn,...
+ Một số quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện…
+ Đề xuất giải pháp khả thi và có tính thuyết phục . Có thể theo hướng
Bản thân: cần ý thức được sự cần thiết của việc có phương pháp học tập hiệu quả, xác định rõ mục tiêu học tập, có kế hoach học tập cụ thể và cố gắng nỗ lực mỗi ngày…
Gia đình: quan tâm, động viên, nhắc nhở...
Nhà trường:định hướngvà thúc đấy học sinh tự giác, tích cực học tập, tăng cường quản lý nề nếp học tập, nhắc nhở, động viên khen thưởng kịp thời…
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
Lưu ý : Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, có cách diễn đạt tương đương tập trung làm rõ vấn đề nghị luận, có lập luận và lý giải hợp lý phù hợp với chuẩn mực đạo đức pháp luật vẫn cho điểm tối đa.d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết văn bản.3898 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%