Ôn tập học kì 2 Toán 5 có lời giải chi tiết phần 1

90 người thi tuần này 4.6 4.8 K lượt thi 50 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

7804 người thi tuần này

Bộ 5 đề thi giữa kì 2 Toán lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

25.5 K lượt thi 11 câu hỏi
7165 người thi tuần này

Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

19.1 K lượt thi 11 câu hỏi
2827 người thi tuần này

Bộ 5 đề thi cuối kì 2 Toán lớp 5 Cánh diều có đáp án - Đề 1

7.3 K lượt thi 11 câu hỏi
1613 người thi tuần này

Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 32 có đáp án

5.6 K lượt thi 35 câu hỏi
1495 người thi tuần này

Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 29 có đáp án

5.7 K lượt thi 29 câu hỏi
1435 người thi tuần này

Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 31 có đáp án

5.3 K lượt thi 44 câu hỏi
1329 người thi tuần này

Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 33 có đáp án

5 K lượt thi 31 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Tìm 7 số chẵn liên tiếp, biết TBC của chúng là 1886

Lời giải

Ta biết TBC của 7 số chẵn liên tiếp là số ở chính giữa của dãy số.

Do đó số ở chính giữa của 7 số chẵn liên tiếp là số hạng thứ tư của dãy số.

Vậy số hạng thứ tư của dãy số là 1886.

Vì hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị nên ta tìm được 7 số chẵn liên tiếp của dãy số là: 1880; 1882; 1884; 1886; 1888; 1890; 1892.

Câu 2

Tìm TBC của 50 số lẻ liên tiếp đầu tiên.

Lời giải

Vì đây là một dãy số cách đều và số các só hạng của dãy số là số chẵn nên TBC của chúng bằng 1/2 tổng của một cặp các số cách đều hai đầu dãy số.

Vậy TBC của 50 số lẻ liên tiếp đầu tiên là: (1 + 99) : 2 = 50 …

Câu 3

Tìm 10 số lẻ liên tiếp, biết TBC của chúng là 2316.

Lời giải

Ta biết TBC của 10 số lẻ liên tiếp bằng 1/2 tổng của một cặp các số cách đều hai đầu dãy số.

Do đó  1/2 tổng của cặp số thứ năm của dãy số là 2316.

Vậy số hạng thứ năm và thứ sáu của dãy số là 2315 và 2317.

Vì hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị nên ta tìm được 10 số lẻ liên tiếp của dãy số là: 2307; 2309, 2311; 2313; 2315; 2317; 2319; 2321; 2323; 2325…

Câu 4

Tìm 10 số lẻ liên tiếp, biết TBC của chúng là 47

Lời giải

Dãy số gồm 10 số lẻ liên tiếp cách đều nhau nên TBC của chúng bằng TBC của số lẻ thứ năm và số lẻ thứ sáu trong dãy số.

Vậy tổng của số hạng thứ năm và thứ sáu là: 74 x 2 = 148

Số lẻ thứ năm là: (148 - 2): 2 = 73

Số lẻ thứ sáu là: 73 + 2 = 75

10 số lẻ cần tìm là: 65, 67, …., 83.

Câu 5

Tìm 8 số chẵn liên tiếp, biết TBC của chúng là 47.

Lời giải

Vì dãy số có 8 số chẵn liên tiếp nên TBC của chúng bằng TBC của hai số cách đều hai đầu dãy số.

Do đó 1/2  tổng của cặp số thứ tư của dãy số là 47 x 2 = 94.

Vậy số hạng thứ tư và thứ năm của dãy số là 46 và 48.

Vì hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị nên ta tìm được 8 số lẻ liên tiếp của dãy số là: 40; 42; 44; 46; 48, 50; 52; 54

Câu 6

TBC của 5 số bằng 96. Hãy tìm số thứ năm, biết số này đúng bằng TBC của 4 số kia.

Lời giải

Vì TBC của 5 số bằng 96 nên tổng của 5 số đó là:

96 x 5 = 480

Vì số thứ 5 bằng TBC của 4 số kia nên tổng của 4 số đó bằng 4 lần số thứ 5. Do đó, 5 lần số thứ 5 cũng bằng tổng của 5 số đó, tức là bằng 480.

Vậy số thứ 5 bằng: 480 : 5 = 96

Câu 7

Một lần, tôi, Hùng, Dũng đi câu. Dũng cau được 15 con cá, Hùng câu được 11 con cá. Còn tôi câu được số cá đúng bằng TBC số cá của 3 chúng tôi. Đó bạn biết tôi câu được mấy con cá?

Lời giải

Số cá của tôi câu được bằng TBC số cá của 3 chúng tôi nên tôi không phải bù cho hai bạn và hai bạn không phải bù cho tôi nên số cá của tôi câu chính bằng TBC số cá của hai bạn Hùng và Dũng câu nên là: (15 + 11) : 2 = 10 (con)

Đáp số : 13 con

Câu 8

An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi bằng TBC số bi của An và Bình cộng thêm 6 viên bi, Dũng có số bi bằng TBC của cả 4 bạn. Hỏi Dũng có bao nhiêu viên bi?

Lời giải

TBC số bi của An và Bình là: (18 + 16): 2 = 17 (viên)

Số viên bi của Hùng là; 17 + 6 = 23 (viên)

Vì số bi của Dũng bằng TBC của cả 4 bạn nên số bi của Dũng cũng bằng TBC số bi của 3 bạn An, Bình, Hùng.

Số bi của dũng là:  (18 + 16 + 23) : 3 = 19 (viên)

ĐS: 19 viên

Câu 9

Bốn chúng tôi trồng cây ở vườn sinh vật lớp. Bạn Lí trồng 12 cây, bạn Huệ trồng 15 cây, Bạn hồng trồng 14 cây. Tôi rất tự hào về mình đã trồng được số cây nhiều hơn só TBC của 4 chúng tôi là 4 cây. Đó bạn biết tôi trồng bao nhiêu cây?

Lời giải

Số cây của tôi trồng nhiều hơn TBC của cả 4 chúng tôI là 4 cây nên tôi phải bù cho 3 bạn kia 4 cây.

Vậy trung bình mỗi người trồng được số cây là:

(10 + 15 + 14 + 4): 3 = 15 (cây)

Số cây tôi trồng được là:

15 + 4 = 19 (cây)

Đáp số : 19 cây

Câu 10

Bốn bạn: Cần, Kiệm, Liêm, Chính góp tiền chung nhau mua cầu lông và vợt cầu lông. Cần góp 8000 đồng, Kiệm góp 9000 đồng, Liêm góp kém mức trung bình của hai bạn trước là 400 đồng. Chính góp kém mức trung bình của cả 4 người là 1100 đồng. Hỏi:

a. Mức góp trung bình của 4 bạn là bao nhiêu?

b. Liêm và Chính mỗi bạn góp bao nhiêu tiền?

Lời giải

Số tiền Liêm góp được là:

(8000 + 9000): 2 – 400 = 8100 (đồng)

Chính góp kém mức trung bình của cả 4 người là 1 100 đồng nên ba bạn phải bù cho Chính   1 100 đồng. Vậy trung bình mỗi bạn góp là:

(8000 + 9000 + 8100 - 1100): 3 = 8000 (đồng)

Số tiền Chính góp là:

8000 – 1100 = 6900 (đồng)

Câu 11

Thùng dầu thứ nhất có 23 lít dầu, thùng dầu thứ hai có 38 lít dầu, thùng dầu thứ 3 chứa số lít dầu bằng số TBC của hai thùng kia, còn thùng dầu thứ tư chứa số lít dầu ít hơn số TBC của cả 4 thùng dầu là 9 lít. Hỏi thùng dầu thứ tư chứa bao nhiêu lít dầu?

Lời giải

Số lít dầu ở thùng thứ ba là:

(32 + 38) : 2 = 35 (l)

Số lít dầu ở thùng thứ nhất, hai, ba là:

32 + 38 + 35 = 105 (l)

Trung bình cộng của cảc 4 thùng là:

(105 - 9) : 3 = 32 (l)

Số lít dàu trong thùng thứ tư là:

32 – 9 = 23 (l)

ĐS: 23 lít

Câu 12

Một đội sản xuất gồm 6 công nhân và 1 đội trưởng. Mỗi công nhân được thưởng 200000 đồng, còn người đội trưởng được thưởng hơn mức trung bình của toàn đội là 90000 đồng. Hỏi người đội trưởng được thưởng bao nhiêu tiền?

Lời giải

Trung bình mỗi người được thưởng số tiền là:

200 000 + 90 000 : 6 = 215 000 (đồng)

Số tiền thưởng của đội trưởng là:

215 000 + 90 000 = 305 000 (đồng)

ĐS: 305 000 đồng

Câu 13

Mức trung bình lương của bố và mẹ là 600 000 đồng một tháng. Nếu tháng này bố được thưởng 50000 đồng và mẹ được thưởng 150 000 đồng thì số tiền lĩnh tháng này của bố và mẹ bằng nhau. Hãy tính tiền lương tháng của mỗi người.

Lời giải

Tổng số tiền lương tháng của bố và mẹ là:

600 000 x 2 = 1 200 000 (đồng)

Nếu bố được thưởng 50 000 đồng và mẹ được thưởng 150 000 đồng thì số tiền lĩnh tháng này của bố bằng của mẹ. Điều đó chứng tỏ số tiền lương tháng của bố hơn của mẹ là:

150 000 – 50 000 = 100 000 (đồng)

Số tiền lương mẹ là: (1 200 000 – 100 000) : 2 = 550 000 (đồng)

Số tiền lương của bố là: 550 000 + 100 000 = 650 000 (đồng)

ĐS: 650 000 đồng

Câu 14

Tuổi TB của cô giáo chủ nhiệm và 30 học sinh lớp 4A là 12 tuổi. Nếu không kể cô giáo chủ nhiệm thì tuổi TB của 30 học sinh lớp 4A là 11 tuổi. Hỏi cô giáo chủ nhiệm bao nhiêu tuổi?

Lời giải

Tổng số học sinh và cô giáo chủ nhiệm lớp 4A là:

30 + 1 = 31 (người)

Tổng số tuổi của 31 người đó là là:

12 x 31 = 372 (người)

Tổng số tuổi của 30 học sinh là:

11 x 30 = 330 (người)

Tuổi của cô giáo là:

372 – 330 = 42 (tuổi)

ĐS: 42 tuổi

Câu 15

Tìm hai số có tổng bằng 1149, biết rằng nếu giữ nguyên số lớn và gấp số bé lên 3 lần thì ta được tổng mới bằng 2061.

Lời giải

Tổng mới hơn tổng cũ là:

2061- 1149 = 912

Số bộ mới hơn số bé cũ là:

3- 1 = 2 lần

Số bé là : 912 : (3-1) =456

Số lớn là : 1149 – 456 = 693

Đ/s :  SL : 693 , SB : 456

Câu 16

Hai số có tổng bằng 6479, nếu giữ nguyên số thứ nhất, gấp số thứ hai lên 6 lần thì được tổng mới bằng 6789. Hãy tìm hai số hạng ban đầu.

Lời giải

Tổng mới hơn tổng cũ là:

6789 - 6479 = 310

Số thứ hai mới hơn số thứ hai cũ là:

6 – 1 = 5 lần

Số thứ hai là : 310: 5 = 62

Số  thứ nhất là : 6479  – 62 = 6417

Vậy 2 số là : 62 và 6417

Câu 17

Tìm hai số có tổng bằng 140, biết rằng nếu gấp số hạng thứ nhất lên 5 lần và gấp số hạng thứ hai lên 3 lần thì tổng mới là 508.

Lời giải

Tổng mới hơn tổng cũ là:

508 - 140 = 368

Số hạng thứ hai là:

368 : 2 =184

Tổng khi Số hạng thứ nhất gấp lên 5 lần  hơn tổng cũ là

184 - 140 =  48

Số hạng thứ hai là

48 : 2 = 24

Câu 18

Tìm hai số có hiệu là 23, biết rằng nếu giữ nguyên số trừ và gấp số bị trừ lên 3 lần thì được hiệu là 353.

Lời giải

Hiệu giữa SBT mới và cũ là:

353 – 23 = 330

Hiệu số phần bằng nhau là:

3-1 = 2 phần

Số bị trừ cũ là:

330 : 2 = 165

Số trừ cũ là :

165- 23 = 142

Câu 19

Tìm hai số có hiệu là 383, biết rằng nếu giữ nguyên số bị trừ và gấp số trừ lên 4 lần thì được hiệu mới là 158.

Lời giải

Hiệu mới giảm là:

383 - 158 = 225

Số trừ cũ là: 225 - (4-1) = 75

Số bị trừ là : 75 + 383 = 458

TLại: 458 – 75 = 383

458 – (75 x 4) = 158  đúng

Câu 20

Hiệu của hai số tự nhiên là 4441, nếu viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số trừ và giữ nguyên số bị trừ thì được hiệu mới là 3298.

Lời giải

Số trừ cũ là:

(4441 – 3298 ) : ( 10- 1) = 127

Số bị trừ là :

4441 + 127 = 4568

Câu 21

Hiệu của hai số tự nhiên là 134. Viết thêm một chữ số vào bên phải của số bị trừ và giữ nguyên số trừ thì hiệu mới là 2297. Tìm chữ số viết thêm và hai số đó.

Lời giải

Hiệu SBT mới và SBT cũ là:

2297 -  134 = 2163

Số bị trừ cũ là :

2163 : (10 – 1) = 240 dư 3

Số từ cũ là : 240 – 134 = 106

Vậy chữ số viết thêm là chữ số 3

Tlại:

240 -106 = 134

2403 -106 = 2297 đúng

Câu 22

Hiệu của hai số là 3,58. Nếu gấp số trừ lên 3 lần thì được số mới lớn hơn số bị trừ là 7,2. Tìm hai số đó.

Lời giải

Số bị trừ cũ là ;

7,2 – (3- 1) = 3,6

Số trừ cũ là :

3,6 – 3,58 = 0,02

Câu 23

Hiệu của hai số là 1,4. Nếu tăng một số lên 5 lần và giữ nguyên số kia thì được hai số có hiệu là 145,4. Tìm hai số đó.

Lời giải

Hiệu mới hơn hiệu cũ là:

145,4 – 1,4 = 144

Số bị trừ cũ là :

144 : (5-1) = 36

Số trừ cũ là:

36 – 1,4 = 34,6

Câu 24

Hiệu hai số là 38. Nếu gấp số trừ lên hai lần thì được số mới hơn số bị trừ là 49. Tìm hai số đã cho.

Lời giải

Số bị trừ cũ là:

49 x2 = 98

Số trừ cũ là:

98 –38 = 60

Câu 25

Tìm tích của 2 số, biết rằng nếu giữ nguyên thừa số thứ nhất và tăng thừa số thứ 2 lên 4 lần thì được tích mới là 8400.

Lời giải

Tích của hai số là :

8400 : 2 = 4200 ( Vì trong một tích nếu có một thừa số gấp lên nlần và thừa số kia gữ nguyên thì thích đó gấp lên nlần và ngược lại.)

Câu 26

Tìm 2 số có tích bằng 5292, biết rằng nếu giữ nguyên thừa số thứ nhất và tăng thừa số thứ hai thêm 6 đơn vị thì được tích mới bằng 6048.

Lời giải

Tăng thừa số thứ hai lên 6 đơn vị thì 6 lần thừa số tứ nhất là:

6048 – 5292 = 756

Thừa số thứ hai là:

756 : 6 = 126

Thừa số thứ nhất là :

5292 : 126 = 42

Câu 27

Tìm 2 số có tích bằng 1932, biết rằng nếu giữ nguyên một thừa số và tăng một thừa số thêm 8 đơn vị thì được tích mới bằng 2604.

Lời giải

Thừa số thứ nhất là:

(2604 - 1932 ) : 8 = 84

Thừa số thứ hai là :

1932 : 84 = 23

Câu 28

Nam làm một phép chia có dư là số dư lớn nhất có thể có. Sau đó Nam gấp cả số bị chia và số chia lên 3 lần. ở phép chia mới này, số thương là 12 và số dư là 24. Tìm phép chia Nam thực hiện ban đầu?

Lời giải

Nếu SBC và SC gấp lên 3 lần thì thương và số dư cũng gấp lên 3 lần .

Vây thương ban đầu là : 12: 3 = 4

Số dư ban đầu là: 24: 3 = 8

Số chia ban dầu là : 8 + 1 = 9

Số bị chia là: 4x9+8 = 44.

Câu 29

Số a chia cho 12 dư 8. Nếu giữ nguyên số chia thì số a phải thay đổi như thế nào để thương tăng thêm 2 đơn vị và phép chia không có dư?

Lời giải

Ta làm như sau

Để thương tăng thêm 1 đơn vị thì lần tăng đầu tiên a phải tăng băng số chia trừ số dư tức là 12 – 8 = 4

Lần tăng thứ 2 tăng bằng số chia là 12

Để phép chia là phép chia hết và thương tăng lên 2 đơn vị thì a phải tăng 4 + 12 =  16

Câu 30

Một số chia cho 18 dư 8. Để phép chia không còn dư và thương giảm đi 2 lần thì phải thay đổi số bị chia như thế nào?

Lời giải

làm như sau

Để thương giảm đi  1 đơn vị thì lần giảm đầu tiên a phải giảm đi  là 18 + 8 = 26

Lần giảm  thứ 2 giảm bằng số chia là 12

Để phép chia là phép chia hết và thương giảm  2 đơn vị thì a phải giảm là :

26 + 12 = 38

Câu 31

Cho 2 số, lấy số lớn chia cho số nhỏ được thương là 7 và số dư lớn nhất có thể có được là 48. Tìm 2 số đó.

Lời giải

Theo bài ra ta có số nhỏ là : 48+1= 49

Số lớn là : 7 x 49+48=391

Câu 32

Hai số tự nhiên có tổng là 2009 và giữa chúng có tất cả 20 số tự nhiên khác. Tìm hai số đó.

Lời giải

* Cách 1: Giữa chúng có 20 số tự nhiên khác, mỗi số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị, nên hiệu của số lớn và số bé là:   20 + 1 = 21

Số tự nhiên bé là:

( 2009 - 21 ) : 2 = 994

Số tự nhiên lớn là:

994 + 21 = 1015

Đáp số:  994 và 1015.

* Cách 2: Hai số tự nhiên liên tiếp có tổng bằng 2009 là:

Số bé là: ( 2009 - 1 ) : 2 = 1004

Số lớn là: 1004 + 1  = 1005

Vì khoảng giữa có 20 số tự nhiên khác nên ta có:

 Số bé cần tìm là : 1004 – 10 = 994

Số lớn cần tìm là : 1005 + 10 = 1015

Đáp số: 994 và 1015

Đáp số:  994 và 1015

Câu 33

Hai số tự nhiên có tổng là 2010 và giữa chúng có tất cả 21 số tự nhiên khác. Tìm hai số đó.

Lời giải

* Cách hiểu: Giữa chúng có 20 số tự nhiên khác, như vậy từ số bé đến số lớn cần tìm có 23 số ( có 22 khoảng cách, mỗi khoảng cách có giá trị là 1 đơn vị).

Vậy hiệu của hai số là: 22 x 1 = 22

Câu 34

Hai số tự nhiên có tổng là 2011 và giữa chúng có tất cả 9 số chẵn. Tìm hai số đó.

Lời giải

* Cách 1 ( Theo tia số hoặc lập luận như trên) :

Từ tia số trên ta có hiệu của 2 số là: 9 x 2 + 1 = 19

Số bé là: ( 2011 - 19 ) : 2 = 996

Số lớn là: 996 + 19 = 1015

Đáp số: 996 và 1015

* Cách 2: Hai số tự nhiên liên tiếp có tổng bằng 2011:

Số lớn là: ( 2011 + 1 ) : 2 = 1006        

 Số bé là: 1006 - 1  = 1005

Vì khoảng giữa có 9 số chẵn nên ta có:

Số bé cần tìm là : 1005 – 9 = 996

Số lớn cần tìm là : 1006 + 9 = 1015

Câu 35

Hai số tự nhiên có tổng là 2009 và giữa chúng có tất cả 5 số lẻ. Tìm hai số đó.

Lời giải

* Cách 1:Hiệu của hai số tự nhiên đó là:

5 x 2 + 1 = 11

Số tự nhiên bé cần tìm là:

( 2009 - 11 ) : 2 = 999

Số tự nhiên lớn cần tìm là:

999 + 11 = 1020

* Cách 2: Hai số tự nhiên liên tiếp có tổng bằng 2009 là:

( 2009 - 1 ) : 2 = 1004  

1004 + 1  = 1005

Vì khoảng giữa có 5 số lẻ nên ta có:

Số bé cần tìm là : 1004 – 5 = 999

Số lớn cần tìm là : 1005 + 5 = 1020

Đáp số: 996 và 1015.

Câu 36

Tìm hai số chẵn có tổng là 210, biết giữa chúng có tất cả 18 số chẵn khác.

Lời giải

* Cách 1: Dựa vào tia số để tìm ra quy tắc chung tìm hiệu hai số, hoặc lập luận như sau: Giữa chúng có 18 số chẵn khác, nên từ số bé đến số lớn có 20 số chẵn và có 19 khoảng cách, mỗi số chẵn cách nhau 2 đơn vị nên hiệu sẽ là :

Hiệu của hai số là:

19 x 2 = 38

Số bé cần tìm là:

( 210 - 38 ) : 2 = 86

Số lớn cần tìm là:

86 + 38 = 124

* Cách 2: Hai số chẵn liên tiếp có tổng bằng 210 là:

  ( 210 - 2 ) : 2 = 104

 104 + 2 = 106

Số chẵn bé cần tìm là:

104 - 18 = 86

Số chẵn lớn cần tìm là:

210 - 86 = 124

Đáp số: 86 và 124.

Câu 37

Tìm hai số lẻ có tổng là 474, biết giữa chúng có tất cả 37 số lẻ khác.    

Lời giải

* Cách 1:Hiệu của hai số là:

( 37 + 1 ) x 2  = 76

Số lẻ bé cần tìm là:

( 474 - 76 ) : 2  = 199

Số lẻ lớn cần tìm là:

199 + 76 = 275

* Cách 2:  Hai số lẻ ( hoặc chẵn ) liên tiếp có tổng bằng 474 là:

(474 - 2 ) : 2  = 236

Số lẻ bé cần tìm là:

236 - 37 = 199

Số lẻ lớn cần tìm là:

238 + 37 = 275

Đáp số: 199 và 275.        

Câu 38

Tìm hai số chẵn có tổng bằng 2010 biết giữa chúng  có 9 số lẻ.

Lời giải

Hiệu của hai số là: 9  x 2 = 18

Số chẵn bé cần tìm là: ( 2010 - 18 ) : 2 = 996

Số chẵn lớn cần tìm là: 996 + 18  = 1014.

Đáp số: 996 và 1014

Câu 39

Tìm hai số lẻ có tổng bằng 280 biết giữa chúng có 9 số chẵn.

Lời giải

* Ta có công thức tìm hiệu 2 số:

Hiệu của hai số là: 9 x 2 = 18, tức là bằng số lượng số chẵn ở giữa 2 số x 2.

* Giải:

Hiệu của hai số là: 9  x 2 = 18

Số lẻ bé cần tìm là: ( 280 - 18 ) : 2 = 131

Số chẵn lớn cần tìm là: 131 + 18  = 149.

Đáp số: 131 và 149.

Câu 40

Trong một tháng nào đó (không phải tháng 2) có ba ngày thứ tư trùng vào ngày chẵn. Hỏi ngày 28 của tháng đó là ngày thứ mấy ?

Lời giải

Giả sử ngày thứ tư đầu tiên là ngày mồng 1 thì các gày thứ tư tiếp theo là : 8 ; 15; 22 ;29( loại )

Giả sử ngày thứ tư dầu tiên là ngày mồng 2 thì các ngày thứ tư tiếp theo là :

9 ; 16 ; 23; 30 ( Thỏa mãn )

Vậy ngày 28 của tháng đó là thứ 2

Câu 41

Ngày 08 tháng 3 năm 1996 là thứ sáu. Hỏi ngày 08 tháng 3 năm 1997? .

Lời giải

Từ Ngày 08 tháng 3 năm 1996 đến Ngày 08 tháng 3 năm 1997 là tròn 365 ngày .

Mà 365 : 7 = 52 ( dư 1 ngày ) . Dư ra 1 ngày nên là thứ 7 .

Câu 42

Ngày 19 tháng 8 năm 1997 là thứ ba. Hỏi ngày 02 tháng 9 năm 1997 là thứ mấy ? (Không được dùng lịch).

Lời giải

Tháng 8 có 31 ngày nên ta từ  19 tháng 8 năm 1997 đến 02 tháng 9 năm 1997 có số ngày là

Mà 31-  19 +  2 = 14 ngày .

14 ngày  =  2 tuần tròn .

Vậy ngày 2 tháng 9 là thứ ba.

Câu 43

Hôm nay, ngày 26 tháng 8 năm 1996 là thứ hai. Hỏi mấy năm nữa thì ngày 26 tháng 8 cũng lại là ngày thứ hai ? Đó là ngày 26 tháng 8 năm bao nhiêu ?

Lời giải

Gọi số năm cần tìm là x

 Để 26 tháng 8 là ngày thứ 2 thì  365 x X phải chia hết cho 7 .

Vây X là :  7 .Năm đó là năm : 1996 + 7 =  2003 .

Câu 44

a).Tìm 2 số chẵn liên tiếp có tông  bằng 4010.

b) Tìm hai số tự nhiên có tổng bằng 2345 và giữa chúng có 24 số tự nhiên.

c) Tìm 2 số chẵn có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số chẵn .

d) Tìm 2 số chẵn có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số lẻ .

Lời giải

a)Hai số chẵn liên tiếp hiệu là 2

Số bé: (4010- 2): 2 = 2004

Số lớn là : 2004 + 2 =  2006

b)Hiệu 2 số TN là: 25

Số bé là: (2345 – 25): 2 = 1160

Số lớn là :1160 + 25 = 1185

c) Hiệu 2 số chẵn là 5 x 2 = 10. Tổng là 2006 Tìm tương tự

d) Hiệu 2 số là : 3 x 2 + 2 = 8 . Tổng là 2006 Tìm tương tự

Câu 45

Hai anh em Hùng và Cường có 60 viên bi .Anh Hùng cho bạn 9 viên bi ;bố cho thêm Cường 9 viên bi thì lúc này số bi của hai anh em bằng nhau .Hỏi lúc đầu anh Hùng nhiều hơn em Cường bao nhiêu viên bi.

Lời giải

Lúc đầu Hùng hơn Cường là:

9 + 9 =  18 viên

Câu 46

Cho phép chia 49 : 7 Hãy tìm một số sao cho khi lấy số bị chia trừ đi số đó ,lấy số chia cộng với số đó thì được 2 số mới có thương là 1.

Lời giải

Hai số mới có thương là 1 nghĩa là 2 số mới bằng nhau .

Gọi số cần tìm là a

Theo bài ra ta có : 49 – a = a + 7 .Vậy a = 42 : 2  = 21

Câu 47

a.Có bao nhiêu số lẻ có 3 chữ số .

b;Có bao nhiêu số có 3 chữ số đều lẻ.

Lời giải

a)Dãy số lẻ có 3 chữ số là: 101 , 103 , 105,…999

Số số lẻ có 3 chữ số là: (999- 101): 2 + 1= 450

a)                 Các chữ số lẻ là: 1, 3 , 5, 7, 9.

Lập số có 3 chữ số đều lẻ ta lập được như sau:

Hàng trăm có 5 cách chọn

Hàng chục có 5 cách chọn

Hàng đơn vị có 5 cách chọn

Vậy lập được : 5 x 5 x 5 =125 số

Câu 48

Trung bình cộng của 3 số là 369.Biết trong 3 số đó có một số có một số có 3 chữ số ,một số có 2 chữ số ,một số có 1 chữ số .Tìm 3 số đo.

Lời giải

Tổng 3 số đó là : 369 x 3 = 1107

Giả sử số lớn nhất có 1 chữ số là 9 , số lớn nhất có 2 chữ số là 99

Số có 3 chữ số là: 1107 – (99 + 9) = 999

Cho nên ngoài ra không còn số nào thỏa mãn đề bài.

Câu 49

Khối 4 của một trường tiểu học có 3 lớp. Biết rằng lớp 4A có 28 học sinh, lớp 4B có 26 học sinh, trung bình số học sinh của 2 lớp 4A và 4C nhiều hơn trung bình số học sinh của 3 lớp là 2 học sinh. Tính số HScủa lớp 4C ?

Lời giải

 

- Nếu chuyển 2 học sinh ở mỗi lớp 4A và 4C sang lớp 4B thì trung bình số học sinh của mỗi lớp không thay đổi và bằng trung bình số học sinh của 2 lớp 4A và 4C hay bằng số học sinh của lớp 4B khi đó.

- Trung bình số học sinh của mỗi lớp là:  

26   +  2  +  2  =  30(học sinh ).

- Tổng số học sinh của 3 lớp là:              

30  x  3   =  90( học sinh ).

 - Số học sinh lớp 4C là:                              

90  -  28  -  26  =  36( học sinh ).

 

Câu 50

Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 100 m, người ta tăng chiều dài \[\frac{1}{3}\] chiều dài thì chu vi hình chữ nhật mới là 120 m. Tính diện tích thửa ruộng ban đầu.

Lời giải

Lời giải:

Nửa chu vi thửa ruộng cũ là:

100 : 2  = 50 (m)

Nửa chu vi thửa ruộng mới là: 

120  : 2  = 60 (m)

\[\frac{1}{3}\] chiều dài là:

 60 ‒ 50 = 10 (m)

Chiều dài thửa ruộng là:

10 × 3 = 30 (m)

Chiều rộng thửa ruộng là:

50 – 30 = 20 (m)

Diện tích thửa ruộng ban đầu là:

30 × 20 = 600 (m2).

4.6

963 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%