38 câu Trắc nghiệm Địa lý 6 Cánh diều Bài 14 có đáp án (Phần 2)

54 người thi tuần này 4.6 1.1 K lượt thi 38 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

1657 người thi tuần này

Đề thi Lịch sử và Địa lí 6 Học kì 1 có đáp án

9 K lượt thi 22 câu hỏi
941 người thi tuần này

Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa lí 6 có đáp án (Đề 1)

5.2 K lượt thi 22 câu hỏi
850 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Địa lí 6 có đáp án (Đề 1)

4.6 K lượt thi 22 câu hỏi
646 người thi tuần này

12 câu Trắc nghiệm Địa lý 6 Kết nối tri thức Bài 22 có đáp án

3.3 K lượt thi 12 câu hỏi
533 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Địa lí 6 có đáp án (Đề 3)

4 K lượt thi 22 câu hỏi
446 người thi tuần này

12 câu Trắc nghiệm Địa lý 6 Kết nối tri thức Bài 19 có đáp án

3.8 K lượt thi 12 câu hỏi
426 người thi tuần này

10 câu Trắc nghiệm Địa lý 6 Kết nối tri thức Bài 23 có đáp án

2.7 K lượt thi 10 câu hỏi
415 người thi tuần này

15 câu Trắc nghiệm Địa lý 6 Kết nối tri thức Bài 20 có đáp án

3.3 K lượt thi 15 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Khi độ ẩm không khí đạt 100% mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì_______.

Lời giải

Khi độ ẩm không khí đạt 100% (bão hòa hơi nước) nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì xảy ra quá trình ngưng tụ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2

Hơi nước chính cho khí quyển không được cung cấp bởi:

Lời giải

Các nguồn cung cấp hơi nước cho khí quyển: Biển và đại dương, sông, suối, ao, hồ, sinh vật. Hơi nước không cung cấp được bởi gió.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3

Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là

Lời giải

Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là biển và đại dương,

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4

Dụng cụ dùng để đo độ ẩm không khí là

Lời giải

Dụng cụ đo độ ẩm không khí là ẩm kế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5

Ở vùng hoang mạc nơi có nhiệt độ cao, con người không nên làm gì để tránh nóng?

Lời giải

Ở vùng hoang mạc, nơi có nhiệt độ cao, nắng rát và độ bốc hơi lớn, ta không nên mặc quần áo quá thoáng mát vì rất dễ đổ mồ hôi, gây mất nước, bỏng rát và cháy da.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6

Nhiệt độ không khí không thay đổi theo_______.

Lời giải

Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, vĩ độ, vị trí gần hay xa biển. Nhiệt độ không phụ thuộc vào màu đất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7

Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

Lời giải

Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau:

- Đất hấp thụ nhiệt nhanh và tỏa nhiệt nhanh

- Nước hấp thụ nhiệt chậm và tỏa nhiệt chậm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8

Nhiệt độ trên đất liền và biển khác nhau do_____.

Lời giải

Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau:

- Đất hấp thụ nhiệt nhanh và tỏa nhiệt nhanh

- Nước hấp thụ nhiệt chậm và tỏa nhiệt chậm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9

Thời điểm không khí trên mặt đất nóng nhất là:

Lời giải

Thời điểm không khí trên mặt đất nóng nhất là 13 giờ trưa, do khoảng 12 giờ trưa lượng nhiệt lớn từ Mặt Trời mới được mặt đất hấp thụ, cần thời gian phản xạ lại vào không khí.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10

Nhiệt độ không khí tăng thì thủy ngân trong nhiệt kế:

Lời giải

Thủy ngân trong nhiệt kế sẽ giãn nở ra khi nhiệt độ tăng lên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11

Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế:

Lời giải

Để đo nhiệt độ chính xác, người ta thường đặt nhiệt kế trong bóng dâm và cách mặt đấy 1,5m.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12

Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng______

Lời giải

Càng lên vĩ độ cao, do góc chiếu của Mặt Trời nhỏ nên nhiệt độ càng giảm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13

Ánh sáng và nhiệt trên Trái Đất được cung cấp bởi_____.

Lời giải

Nguồn cung cấp nhiệt và ánh sáng cho Trái Đất là Mặt Trời

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14

Khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất là

Lời giải

Chí tuyến và xích đạo đều là nơi có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn. Tuy nhiên, do chí tuyến phần lớn chạy qua các lục địa, đất hấp thụ nhiệt nhanh và tỏa nhiệt cũng nhanh, làm cho nhiệt độ không khí khu vực chí tuyến cao hơn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15

Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế thường được đặt trong lều khí tượng màu trắng cách mặt đất 1,5m không nhằm:

Lời giải

Nhiệt kế thường được đặt trong lều khí tượng màu trắng cách mặt đất 1,5m nhằm

- Tránh ánh nắng trực tiếp từ Mặt Trời, khiến thuỷ ngân trong nhiệt kế không bị dãn nở mạnh, do đó không làm sai lệch kết quả đo.

- Phải để cách mặt đất 2 mét để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất. 

- Tránh tác động của các yếu tố ngoại cảnh như động vật, con người, mưa bão, ....

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16

Tại sao càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ càng giảm?

Lời giải

Trái Đất hình cầu, do vậy càng lên những vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời nhỏ dần, bề mặt đất nhận được ít nhiệt nên nhiệt độ giảm hơn khu vực vĩ độ thấp, có góc chiếu sáng lớn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17

Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ?

Lời giải

- Đề yêu cầu chọn đáp án “không đúng”, với sự thay đổi nhiệt độ không khí theo “vĩ độ”

- Nhiệt độ không khí giảm dần từ xích đạo về hai cực, ở những vĩ độ cao nhiệt độ thấp hơn ở các vĩ độ thấp. =>Đáp án C đúng, loại.

- Hai đáp án A và D không nói về sự thay đổi theo “vĩ độ” =>Loại

- Đáp án B nói về sự thay đổi nhiệt độ không khí theo “vĩ độ” và sai về mặt lý thuyết như đã nói ở trên =>Chọn đáp án B.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18

Cho biết một đỉnh núi có độ cao 2100m, nhiệt độ trên đỉnh núi là 12oC. Sườn đón gió ở độ cao 100m có nhiệt độ bao nhiêu? (Biết rằng bên sườn đón gió, cứ lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6oC)

Lời giải

- Chênh lệch nhiệt độ cao từ 100m đến đỉnh núi là: (2100 – 100): 100 x 0,6 = 12oC

- Nhiệt độ ở độ cao 100m sườn đón gió là: 24oC

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19

Để tính nhiệt độ không khí chính xác, tại sao không đo lúc 12 giờ trưa?

Lời giải

Vì lúc 12 giờ trưa, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn nhất. Tuy nhiên, bề mặt đất chưa kịp hấp thu lượng nhiệt từ Mặt Trời, rồi phản hồi lại không khí, sinh ra nhiệt độ. Do vậy, phải đo sau 12 giờ, tức 13 giờ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20

Khi thực hiện 4 lần đo nhiệt độ, ta thường đo vào những khung giờ nào?

Lời giải

Một số trạm khí tượng thực hiện bốn lần đo trong ngày vào lúc 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21

Nhiệt độ không khí được hình thành từ:

Lời giải

Mặt đất hấp thu lượng năng lượng của Mặt Trời, bức xạ lại vào không khí làm không khí nóng lên. Sinh ra nhiệt độ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22

Khi đo nhiệt độ vào các thời điểm 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ trong ngày, ta đọc được số nhiệt độ lần lượt là 21oC, 28oC và 23oC. Hỏi nhiệt độ trung bình ngày hôm đó là bao nhiêu?

Lời giải

Nhiệt độ trung bình trong ngày được tính bằng công thức trung bình cộng của số lần đo:

(21 + 28 + 23) : 3 = 24 (oC)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23

Nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất thay đổi như thế nào từ xích đạo về hai cực?

Lời giải

Từ xích đạo về hai cực, do góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời giảm dần mà nhiệt độ giảm liên tục.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24

Câu nào đúng nhất khi nói về sự thay đổi nhiệt độ không khí ở tầng khí quyển theo độ cao?

Lời giải

Càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25

Tại sao vào mùa đông, khi múc nước từ dưới giếng khoan, ta thấy nước ấm?

Lời giải

Vào mùa đông nhiệt độ trên mặt đất thường giảm khiến cho chúng ta cảm thấy rất lạnh. Còn nước giếng vì là bản thân không thay đổi nhiệt độ nên khi đụng vào nước giếng thường thì chúng ta sẽ cảm thấy ấm hơn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26

Tại sao vùng cực thường có nhiệt độ thấp?

Lời giải

Vùng cực do nằm ở vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời nhỏ, nhận được ít nhiệt nên không khí gần mặt đất không được đốt nóng, hoặc đốt nóng rất ít nên có nhiệt độ thấp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27

Tại sao trong khu vực xích đạo, nhiệt độ không khí luôn cao hơn các khu vực khác?

Lời giải

Khu vực Xích đạo do góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng nhiều trong năm, làm cho không khí gần mặt đất nóng lên nên nhiệt độ cao.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28

Nhiệt độ không khí không thay đổi theo

Lời giải

Nhiệt độ không khí luôn thay đổi khi có bề mặt tiếp xúc không giống nhau, khi ở độ cao khác nhau và khi ở vĩ độ khác nhau.

=>Loại A, B, C. Chọn D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29

Dụng cụ để do nhiệt độ không khí là?

Lời giải

Dụng cụ để đo nhiệt độ được gọi là nhiệt kế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30

Tầng bình lưu không có các đặc điểm sau:

ĐÚNG SAI

Nơi có các hiện tượng thời tiết như mây, mưa, gió, bão, sét,...

Nơi có lớp ô-dôn bảo vệ sự sống trên Trái Đất

Không khí chuyển động theo chiều ngang

Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao

Phần lớn các tia cực tím đều bị ngăn lại

Nơi xuất hiện cực quang

Lời giải

 Tầng bình lưu không có các đặc điểm sau:ĐÚNGSAINơi có các hiện tượng thời tiết như mây, mưa, gió, bão, sét,...Nơi có lớp ô-dôn bảo vệ sự sống trên Trái ĐấtKhông khí chuyển động theo chiều ng (ảnh 1)

Câu 31

“Tại tầng đối lưu, nhiệt độ tăng theo độ cao (trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ lại giảm 6,0oC), luôn có sự chuyển động của khối khí theo chiều thẳng đứng. Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mưa, sấm sét,...”

Tăng 6,0 khối

Lời giải

Các lỗi sai:

Tại tầng đối lưu, nhiệt độ tăng theo độ cao (trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ lại giảm 0,6oC), luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng. Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mưa, sấm sét,...

Sửa lỗi:

Tại tầng đối lưu, nhiệt độ giảm theo độ cao (trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ lại giảm 0,6oC), luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng. Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mưa, sấm sét,...

Câu 32

Chọn các đáp án sai khi nói đến thành phần của không khí:

Khí oxy chiếm một phẩn nhỏ thể tích

Thành phần không khí luôn thay đổi

Khí ni-tơ chiếm 87% thể tích không khí

Không khí không màu, không mùi, không vị

Oxi là chất khí quan trọng để duy trì sự sống

Khí cacbonic chiếm phần lớn không khí

Lời giải

Lưu ý, chọn các đáp án “sai”: gồm những đáp án sau:

Khí oxy chiếm một phẩn nhỏ thể tích

Khí ni-tơ chiếm 87% thể tích không khí

Khí cacbonic chiếm phần lớn không khí

Câu 33

Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

“Thành phần không khí nếu bị thay đổi đến một mức độ nào đó sẽ làm biến đổi khí hậu trên Trái Đất và ảnh hưởng xấu đến đời sống con người”. Nhận định trên đúng hay sai?

Lời giải

Nhận định trên đúng. Chẳng hạn, nếu trong không khí thành phần cacbonic quá nhiều, sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng lên, biến đổi khí hậu,...

Câu 34

Hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B về vai trò của chất khí:

Khí oxy              Duy trì sự cháy, sự sống của sinh vật

Khí ni-tơ            Điều hòa nhiệt độ không khí

Hơi nước            Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng

Khí Cacbonic     Tham gia vào quá trình quang hợp của cây.

Lời giải

 Hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B về vai trò của chất khí:Khí oxyDuy trì sự cháy, sự sống của sinh vậtKhí ni-tơĐiều hòa nhiệt độ không khíHơi nướcCung cấp đạm tự nhiên cho (ảnh 1)

Câu 35

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

ni-tơ

hơi nước

cac-bo-nic

khí hậu

hô hấp

Thành phần của không khí gần bề mặt đất chủ yếu là các khí

(78%), oxy (21%), còn lại là

và các khí khác. Tỉ lệ khí

trong khí quyển tăng lên là nguyên nhân chính làm biến đổi

toàn cầu. Con người nếu hít thở không khí bị ô nhiễm sẽ dễ mắc các bệnh về đường, có thể dẫn đến tử vong.

Lời giải

Thành phần của không khí gần bề mặt đất chủ yếu là các khí ni-tơ (78%), oxy (21%), còn lại là hơi nước và các khí khác. Tỉ lệ khí cac-bo-nic trong khí quyển tăng lên là nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Con người nếu hít thở không khí bị ô nhiễm sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, có thể dẫn đến tử vong.

Câu 36

Hậu quả nghiêm trọng nhất của sự gia tăng nhanh khí CO2 trong không khí là?

Lời giải

- Thành phần không khí lí tưởng là Ni-tơ (78%), o-xi (21%), hơi nước và các khí khác (1%)

- Nếu bị thay đổi đến một mức độ nào đó, nhất là sự gia tăng khí Cac-bo-nic (CO2) sẽ làm biến đổi khí hậu, Trái Đất nóng lên, băng tan, mực nước biển dâng, .... đe dọa đến sự sống của sinh vật và con người trên Trái Đất.

- Do vậy, hậu quả nghiêm trọng nhất của việc gia tăng khí CO2 là làm cho Trái Đất nóng lên, biến đổi khí hậu.

=>Chọn đáp án A.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 37

Đặc điểm của khí oxy trong không khí là:

Chiếm 78% thể tích không khí

Tham gia vào quá trình hô hấp của các sinh vật trên Trái Đất

Không màu, không mùi, không vị

Gây biến đổi khí hậu trên Trái Đất

Điều hòa không khí

Duy trì sự cháy

Nặng hơn không khí

Lời giải

Tích chọn các đáp án: 2, 3, 6, 7.

Câu 38

Trong thành phần của không khí, thành phần nào chiếm phần lớn thể tích?

Lời giải

- Thành phần của không khí gồm: Ni-tơ (78%), o-xi (21%), hơi nước và các khí khác (1%)

- Trong đó: Ni-tơ chiếm thể tích lớn nhất =>Chọn đáp án: B

Đáp án cần chọn là: B

4.6

211 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%