Soạn văn 12 Cánh diều Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) - Lai Tân có đáp án

35 người thi tuần này 4.6 189 lượt thi 9 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Phần Phiên âm có yếu tố Hán Việt nào quen thuộc ?

Lời giải

Trả lời:

-Yếu tố Hán Việt quen thuộc:

+ Giam: nhà giam

+ Trưởng: lớn, lớn tuổi, đứng đầu ;

+ Đăng: đèn

+ Thái bình : yên ổn, không loạn lạc

Câu 2

Phần Dịch nghĩa có những từ nào dùng đúng như Phiên âm

Lời giải

Trả lời:

- Ban trưởng

- Cảnh trưởng

- Huyện trưởng

- Lai Tân

- Thái bình

Câu 3

Chú ý nghĩa của chữ “chong đèn”.

Lời giải

Trả lời:

Nghĩa của chữ “chong đèn” là đốt đèn, ở đây là đốt bàn đèn để hút thuốc phiện

Câu 4

Nhận biết và nêu lên một số đặc điểm thể loại của bài thơ Lai Tân.

Lời giải

Trả lời:

- Thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Đặc điểm :

+ Hình thức: Có 4 câu thơ, mỗi câu có 7 chữ

+ Luật bằng trắc : Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng thì bài thơ làm theo luật bằng.

+ Gieo vần: Những câu thơ 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 phải hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

Câu 5

Bài thơ viết về sự việc gì? Bộ máy chính quyền của vùng đất Lai Tân (Trung Quốc) hiện lên như thế nào?

Lời giải

Trả lời:

- Bài thơ viết về cảnh tượng nhà lao nơi Bác bị giam cầm ở Trung Quốc.

- Bộ máy chính quyền của vùng đất Lai Tân (Trung Quốc) hiện lên thối nát và bê tha : Ban trưởng nhà lao chuyên tổ chức đánh bạc; cảnh trưởng kiếm ăn, thu tiền từ việc giải người, ăn hối lộ; huyện trưởng thì hút thuốc phiện.

Câu 6

Phân tích kết cấu của bài thơ (Gợi ý: chú ý ba dòng đầu so với dòng kết bài và chỉ ra mối quan hệ của chúng, từ đó nêu nhận xét về tứ thơ của bài Lai Tân).

Lời giải

Trả lời:

- Kết cấu: Chia 2 phần – 3 câu đầu và câu thơ cuối.

+ Ba câu đầu kể lại hiện thực giới quan lại ở Trung Quốc lúc bấy giờ, mỗi câu đại diện cho một bậc quan, tương ứng là ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng. + Câu cuối thể hiện lời bình luận, đánh giá của nhà thơ.

- Mối quan hệ giữa hai phần thơ : Hai phần có mối quan hệ chặt chẽ, nếu phần cuối là nhận định, đánh giá cá nhân thì phần trên kể về sự việc, là lí lẽ cho bình luận đó.

- Nhận xét : Tứ thơ của bài Lai Tân tuy mới lạ, độc đáo nhưng vẫn rất cân đối, thể hiện sự sáng tạo mới mẻ của tác giả.

(Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thông thường được chia làm 2 phần, 2 câu đầu – 2 câu sau, hoặc chia làm 4 phần – đề, thực, luận, kết)

Câu 7

Màu sắc châm biếm, mỉa mai hóm hỉnh của tác giả được thể hiện trong bài thơ như thế nào?

Lời giải

Trả lời:

- Màu sắc châm biếm, mỉa mai hóm hỉnh trong bài thơ :

+ Hình ảnh chong đèn, huyện trưởng làm công việc, vốn là hình ảnh một người huyện trưởng cần mẫn, chăm chỉ xử lý công việc, giúp ích cho đất nước. Nhưng thực chất, tác giả đang ngụ ý rằng đây là đốt bàn đèn để hút thuốc phiện – một hành động trái ngược, tiêu tốn của cải, hại nước, hại dân.

- Câu thơ cuối Trời đất Lai Tân vẫn thái bình. Câu thơ ngụ ý rằng dù bề ngoài có vẻ yên bình, nhưng thực tế bên trong lại là một thế giới đen tối và tiêu cực. Lời nhận xét này nhấn mạnh sự đối lập giữa hình ảnh bình yên và thực tế, ẩn sau những từ ngữ này là sự mỉa mai và phê phán về hiện thực xã hội lúc bấy giờ.

Câu 8

Bài thơ Lai Tân và bài thơ Ngắm trăng có những điểm giống và khác nhau như thế nào (so sánh về hình thức và nội dung hai bài thơ)?

Lời giải

Trả lời:

- Về hình thức :

+ Hai bài thơ đều sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với bút pháp giản dị, tự nhiên mà hàm súc.

+ Đều có sự kết hợp giữa trữ tình và hiện thực. Nếu ở bài thơ “Lai Tân”, bút pháp tả thực và trào phúng kết hợp để vẽ nên bức tranh về chế độ thối nát ở Trung Quốc lúc bấy giờ, thì ở bài “Ngắm trăng”, chất hiện thực được thể hiện ở hoàn cảnh ngục tù thiếu thốn“không rượu cũng không hoa”, kết hợp với chất trữ tình thể hiện qua ánh trăng sáng và sự hòa quyện đồng điệu giữa tâm hồn con người với thiên nhiên.

- Về nội dung :

+ Hoàn cảnh sáng tác : Đều được sáng tác trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, khắc nghiệt và thiếu thốn, đó là nơi chốn ngục tù.

+ Cả hai bài thơ đều thể hiện một nỗi đắng cay, chua xót trong lòng nhà thơ. Tuy nhiên, nếu ở “Ngắm trăng”, Bác mang nỗi cay đắng, bất bình vì bị tước mất quyền tự do một cách vô lý, thì ở “Lai Tân”, Người mang một cảm xúc chua xót trước thực tế giai cấp thống trị thối nát hoành hành.

Câu 9

Tập thơ Nhật kí trong tù thể hiện rất rõ tinh thần “Nay ở trong thơ nên có thép". So sánh “chất thép” ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm trăng.

Lời giải

Trả lời:

- Ở bài Lai Tân : Chất “thép” của bài thơ nằm ở lời thơ nhẹ nhàng mà sức chiến đấu quyết liệt, lời lẽ thâm thúy, sâu cay. Câu thơ cuối cho ta thấy, dường như tình trạng thối nát vô trách nhiệm của bọn quan lại ở Lai Tân là chuyện bình thường. Điều đó như một đòn đả kích đến bộ mặt của giai cấp cầm quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch.

- Ở bài Ngắm trăng : Chất “thép” của bài thơ nằm trong tâm hồn người chiến sĩ, đó là sức mạnh kiên cường, bền bỉ, lạc quan của Người. Dẫu trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, Bác vẫn luôn giữ một phong thái thanh cao, hướng về ánh sáng, về khát vọng tự do, về những thứ tốt đẹp trong cuộc đời.

4.6

38 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%