Soạn văn 12 Cánh diều Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) - Ngắm trăng có đáp án
32 người thi tuần này 4.6 189 lượt thi 8 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
Trả lời:
- Giống nhau : Về cơ bản các câu thơ đều mang nghĩa gần giống nhau hoặc giống nhau (câu 1). Hai bản dịch đều truyền đạt được tinh thần cốt lõi của bài thơ, đó là ý chí mạnh mẽ, lòng yêu nước, khao khát tự do trong tác giả.
- Khác nhau :
+ Thể thơ : Phần dịch thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt; phần dịch nghĩa không có cấu trúc cụ thể
+ Câu thơ thứ hai, bản dịch nghĩa là “Trước cảnh đêm nay biết làm thế nào?" trong bản dịch thơ được thay thế bằng cụm từ “khó hững hờ”. Điều đó đã làm giảm đi sự xao xuyến, bối rối trong tâm hồn nhà thơ trước cảnh đêm trăng.
+ Câu thơ thứ 3, ở bản dịch nghĩa là “Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng”, miêu tả hình ảnh con người hướng tới ánh trăng hay cũng chính là những điều tốt đẹp, là khao khát tự do. Tuy nhiên ở bản dịch thơ chưa làm rõ được ý này.
Lời giải
Trả lời:
- Phép nhân hóa : Nguyệt tòng song khích (Trăng nhòm khe cửa)
- Tác dụng :
+ Tăng giá trị biểu cảm, câu văn trở nên sinh động hơn. Hình ảnh ánh trăng như được thổi hồn, trở thành một con người có tình cảm và đầy sự đồng cảm.
+ Trăng được nhân hóa đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của nhà thơ. Trăng nhìn người, người nhìn trăng, vào phút giây giao cảm thiêng liêng ấy, hai tâm hồn đã giao hòa vào nhau.
+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên và sức mạnh tâm hồn, ý chí mạnh mẽ của nhà thơ
Câu 3
Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa gì đối với việc tìm hiểu bài thơ?
Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa gì đối với việc tìm hiểu bài thơ?
Lời giải
Trả lời:
- Hoàn cảnh sáng tác : Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Pó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam nhưng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào trong hoàn cảnh ngục tù, là bài thơ số 20 của tập thơ Nhật kí trong tù.
- Ý nghĩa: Cung cấp thông tin về bối cảnh để hiểu rõ hơn về không gian và thời gian cũng như tâm trạng của tác giả. Bài thơ được sáng tác trong lúc Bác đang khao khát giành lại độc lập cho dân tộc, trong không gian hầm ngục đem tối, lạnh lẽo.
Câu 4
Nhận biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng có trong phần Phiên âm (ngục, trung, vô, tửu, hoa, nhân, hướng, song, tiền, khán, minh, nguyệt, thi, gia), từ đó đối chiếu với các phần Dịch nghĩa và Dịch thơ để nhận xét về bản dịch thơ.
Nhận biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng có trong phần Phiên âm (ngục, trung, vô, tửu, hoa, nhân, hướng, song, tiền, khán, minh, nguyệt, thi, gia), từ đó đối chiếu với các phần Dịch nghĩa và Dịch thơ để nhận xét về bản dịch thơ.
Lời giải
Trả lời:
- Một số yếu tố Hán Việt:
+ Ngục : Nhà tù, nơi giam giữ
+ Trung : Chỉ ở phía trong
+ Vô : không
+ Tửu : rượu
+ Hoa : bông hoa
+ Nhân : người
+ Hướng : Phương hướng/ hướng về
+ Song : song sắt
+ Tiền : phía trước
+ Khán : Nhìn/ ngắm / xem
+ Minh : Sáng
+ Nguyệt : Trăng
+ Thi gia : nhà thơ
- So sánh phiên âm với dịch nghĩa : Dịch sát nghĩa với nguyên tác
- So sánh phiên âm với dịch thơ :
+ Đảm bảo về mặt thể loại.
+ Một số chỗ dịch thơ chưa sát. Ở câu 4, nguyên tác có “nhân hướng song tiền” và “minh nguyệt”, nhưng ở phần dịch thơ chưa thể hiện được.
- Nhận xét bản Dịch thơ :
+ Thể loại : Vẫn giữ nguyên thể loại của bài thơ.
+ Nghĩa của câu: bản dịch thơ khá sát nghĩa, có một số chỗ dịch thơ chưa sát, làm thay đổi sắc thái và ý nghĩa của câu thơ.
Câu 5
Hai dòng thơ đầu nêu lên bối cảnh, tâm trạng gì của người tù? Tâm trạng ấy cho thấy tác giả là người như thế nào? (Chú ý phần Dịch nghĩa của hai dòng thơ đầu; giọng điệu ở dòng thơ thứ hai: Đối thử lương tiêu nại nhược hà? của phần Phiên âm)
Hai dòng thơ đầu nêu lên bối cảnh, tâm trạng gì của người tù? Tâm trạng ấy cho thấy tác giả là người như thế nào? (Chú ý phần Dịch nghĩa của hai dòng thơ đầu; giọng điệu ở dòng thơ thứ hai: Đối thử lương tiêu nại nhược hà? của phần Phiên âm)
Lời giải
Trả lời:
- Bối cảnh : Cảnh nhà tù khắc nghiệt, thiếu thốn "không rượu cũng không hoa", không có đủ đầy những điều kiện để thi nhân có thể thả hồn mình.
- Tâm trạng : cảm thấy xôn xao và cả một chút bối rối trong lòng khi đứng trước cảnh đẹp.
- Qua tâm trạng ấy đã bộc lộ rõ chất nghệ sĩ đích thực trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Thể xác bị cầm tù nhưng không thể giam giữ tâm hồn Bác. Thể hiện tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và một tinh thần mạnh mẽ không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác.
Lời giải
Trả lời:
- Nội dung :
+ Hai câu thơ cuối đã thể hiện sức mạnh tinh thần kì diệu, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng.
+ Khoảnh khắc người và trăng đều hướng về nhau trở thành giây phút thăng hoa tỏa sáng trong tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên. Qua đó, thể hiện cốt cách thanh cao vượt khỏi tù đày, hướng về tương lai.
- Hình thức:
+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, câu 3 đối với câu 4 : nhân – nguyệt; hướng – tòng; minh nguyệt –thi gia. Làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.
+ Biện pháp nhân hoá “nguyệt tòng song khích khán thi gia”- thể hiện trăng cũng giống như con người, có sự đồng cảm, trở thành một người bạn tri âm tri kỉ với nhà thơ.
Lời giải
Trả lời:
- Bài thơ thể hiện đặc điểm thơ ca của Hồ Chí Minh :
+ Người luôn sử dụng những từ ngữ ngắn gọn, hàm súc nhưng giàu sức gợi.
+ Nhà thơ đã sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, với bố cục và ngôn ngữ rõ ràng.
+ Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ.
+ Bài thơ có sự xen kẽ giữa màu sắc cổ điển và hiện đại.
Lời giải
Trả lời:
Em thích nhất dòng thơ “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”. Bởi lẽ cả câu thơ sáng lên tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản. Ngay giữa chốn lao tù tăm tối người tù tay bị xích, thân thể bị đọa đày nơi ngục lạnh nhưng vẫn mang tâm trạng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được dòng cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do, ấy là tự do cho bản thân và tự do cho cả dân tộc.
38 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%