Điểm chuẩn Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2020

Khoahoc.VietJack.com cập nhật thông tin điểm chuẩn Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2020 chính xác nhất, mới nhất

1 378 lượt xem


A. Điểm chuẩn, điểm trúng tuyển trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2020

Ảnh điểm chuẩn học viện nông nghiệp việt nam

- Theo đó điểm chuẩn đại học 2020 của Trường dao động từ 15-18,5, trong đó nhóm ngành Sư phạm Công nghệ lấy cao nhất 18,5, hai ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Nông nghiệp công nghệ cao cùng lấy 18, còn lại đều lấy 15-16 điểm. Thí sinh trúng tuyển sẽ nhập học từ 8/10 – 10/10.

- Năm 2020, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh phạm vi cả nước với 3 phươn g thức xét tuyển gồm: tuyển thẳng, xét học bạ và căn cứ vào kết quả thi THPT Quốc gia 2020. Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT mức điểm trúng tuyển sẽ được tính tổng điểm của 3 môn thi tổ hợp môn xét tuyển theo thang điểm 10 (học sinh trung học phổ thông thuộc khu vực 3).

- Thí sinh thuộc khu vực và đối tượng ưu tiên (nếu có) được cộng điểm theo quy định, mức chênh lệch trúng tuyển giữa 2 nhóm đối tượng kế tiếp 1 điểm, giữa 2 khu vực kế tiếp là 0.25 điểm.

B. Thông tin tuyển sinh năm 2020

I. Đối tượng, phạm vi và ngành xét tuyển

1. Đối tượng xét tuyển

Là những người tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

2. Nhóm ngành/ngành xét tuyển

Học viện xét tuyển theo 25 nhóm ngành/ngành bao gồm 52 ngành với 82 chuyên ngành đào tạo (Phụ lục 1). Học viện còn xét tuyển các chương trình đào tạo bằng kép (cấp 2 bằng đại học chính quy) với nhiều ưu đãi cho sinh viên.

II. Phương thức xét tuyển

1. Phương thức: Xét tuyển thẳng

- Tiêu chí xét tuyển thẳng áp dụng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tiêu chí xét tuyển thẳng áp dụng theo Đề án của Học viện đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 và các năm trước, đáp ứng được một trong các điều kiện sau:

(1) Tham gia đội tuyển quốc gia dự thi quốc tế gồm Olympic, khoa học và kỹ thuật; thí sinh đạt giải từ khuyến khích trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi, các môn thi khoa học và kỹ thuật cấp quốc gia; đạt giải nhất, nhì, ba và khuyến khích trong các môn thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố;

(2) Học lực đạt loại khá ít nhất 1 năm tại các trường THPT và có điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trình độ IELTS 4.0 điểm, TOEFL iBT 45 điểm, TOEFL ITP 450 điểm,  A2 Key (KET) Cambridge English hoặc có một trong các chứng chỉ tin học quốc tế: IC3, ICDL, MOS.

(3) Học lực đạt loại giỏi từ 1 năm học hoặc loại khá từ 4 học kỳ trở lên tại các trường THPT và có điểm trung bình chung một năm học môn Công nghệ hoặc Tiếng Anh hoặc Tin học đạt từ 8,0 trở lên.

(4) Người nước ngoài/Người Việt Nam tốt nghiệp THPT ở nước ngoài có chứng nhận văn bằng của cơ quan có thẩm quyền được xét tuyển thẳng.

2. Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ)

a) Điều kiện xét tuyển:

Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 (đối với đợt 1, 2) hoặc lớp 12 (đối với đợt 3) theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 18,0 điểm trở lên.

b) Cách tính điểm xét tuyển:

* Điểm xét tuyển:

Điểm xét tuyển = ĐTBcn môn 1 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

* Điểm ưu tiên:

- Điểm ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1,0 điểm và giữa các khu vực kế tiếp là 0,25 điểm.

- Học viện có điểm ưu tiên đối với các thí sinh đạt điểm trung bình chung một năm học môn Công nghệ hoặc Tiếng Anh hoặc Tin học đạt từ 8,0 đến dưới 9,0 được cộng 0,5 điểm và đạt từ 9,0 trở lên được cộng 0,75 điểm.

c) Nguyên tắc xét tuyển

- Mỗi thí sinh được đăng kí 2 nguyện vọng (NV) tương ứng 2 nhóm ngành đào tạo và được xét tuyển theo thứ tự ưu tiên. Thí sinh trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Thí sinh được lựa chọn ngành trong nhóm ngành đã đăng ký xét tuyển theo nhu cầu khi xác nhận nhập học/nhập học. Thí sinh đăng ký học theo các chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp (POHE) hoặc chương trình đào tạo bằng kép sau khi nhập học. Việc đăng ký vào học theo các chuyên ngành sẽ được thực hiện trong học kỳ thứ 2. Thí sinh không trúng tuyển vào NV2 đã đăng ký thì tiếp tục được xét tuyển vào các nhóm ngành khác khi còn chỉ tiêu. Thí sinh có thể được xem xét chuyển ngành/chuyên ngành trong thời gian học tập.

- Thí sinh trúng tuyển có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển theo mức từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu hoặc chỉ tiêu còn lại của từng nhóm ngành của phương thức này. Đối với các thí sinh có điểm bằng nhau xét tuyển ở cuối danh sách thì xét theo thứ tự ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Điểm xét tuyển được làm tròn đến 0,25. Mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là không điểm.

3. Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 hoặc kết quả thi THPT quốc gia các năm trước (theo quy định, lịch trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án của Học viện)

- Học viện sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 hoặc kết quả thi THPT quốc gia các năm trước làm căn cứ xét tuyển.

a) Điều kiện xét tuyển: Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 theo tổ hợp xét tuyển và được làm tròn đến 0,25 cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định. Mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là không điểm. Học viện sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

b) Cách tính điểm xét tuyển:

Điểm xét tuyển = Điểm thi môn 1 + Điểm thi môn 2 + Điểm thi môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam công nhận và sử dụng kết quả miễn bài thi môn ngoại ngữ tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và xét công nhận tốt nghiệp THPT để xét tuyển  đại học chính quy năm 2020.

* Điểm ưu tiên

- Điểm ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1,0 điểm và giữa các khu vực kế tiếp là 0,25 điểm.

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng của khối ngành Sư phạm được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GĐ&ĐT đối với tất cả các phương thức xét tuyển.

III. Thời gian và hồ sơ xét tuyển

1. Thời gian xét tuyển theo phương thức 1 và 2

TT

Thời gian

Đợt 1**

Đợt 2

Đợt 3

1

Nhận hồ sơ xét tuyển

02/3 – 25/5/2020

01/06 – 15/7/2020

28/07 – 25/8/2020

2

Thông báo kết quả xét tuyển

29/5/2020

18/07/2020

28/08/2020

Ghi chú: Thí sinh đăng ký xét tuyển theo mã và tên nhóm ngành

- Học viện sẽ công bố thời gian xác nhận nhập học/nhập học đối với thí sinh đạt tiêu chí trúng tuyển trong Giấy báo trúng tuyển và nhập học, đồng thời đăng tải thông tin trên website: www.vnua.edu.vn và https://tuyensinh.vnua.edu.vn

- Học viện sẽ công bố việc dừng tiếp nhận hồ sơ xét tuyển đối với các ngành đã tuyển đủ chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển trên trang web của Học viện.

2. Thời gian xét tuyển theo phương thức 3

- Thời gian xét tuyển chung theo quy định và lịch trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thời gian xét tuyển riêng theo lịch trình của phương thức xét tuyển 1 và 2.

3. Hồ sơ xét tuyển

Thí sinh viết vào Phiếu đăng ký xét tuyển hoặc đăng ký xét tuyển trực tuyến theo mẫu của Học viện. Học viện sẽ kiểm tra và đối chiếu thông tin trên Phiếu với hồ sơ gốc của thí sinh sau khi thí sinh làm thủ tục nhập học.

* Đối với thí sinh xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT: PHIẾU 1-1 (Đối với thí sinh ĐKXT đợt 1, 2), PHIẾU 1-2 (Đối với thí sinh đăng ký đợt 3), PHIẾU 1-3 (Đối với thí sinh ĐKXT dựa trên KQ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 hoặc THPT Quốc gia các năm trước).

4. Cách thức nộp hồ sơ

Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau:

- Trực tuyến tại website: https://tuyensinh.vnua.edu.vn/nop-ho-so-xet-tuyen-truc-tuyen/

- Trực tiếp tại Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Phòng 121, tầng 1, Nhà Hành chính);

- Chuyển phát nhanh qua bưu điện về địa chỉ: Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Thị trấn Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội.

IV. Thông tin về lệ phí, học phí và học bổng

1.  Lệ phí xét tuyển

30.000đ/nguyện vọng

2.  Học phí năm 2019 - 2020 với sinh viên chính quy.

Nhóm ngành

Mức học phí hiện tại

(triệu đồng/năm)

Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản

10,54

Nhóm ngành KHXH và quản lý (Kinh tế, Quản lý đất đai, Kế toán, QTKD, Xã hội học, Ngôn ngữ Anh, …)

11,70

Kỹ thuật và Công nghệ (CNSH, CNSTH, CNTT, Cơ điện, Môi trường…)

13,90

Ngành CNTP

14,40

Thú y

17,25

Ghi chú: Học phí các năm tới sẽ được điều chỉnh theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

3. Thông tin học bổng

  • Học viện có nhiều học bổng du học, học tập, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp ở trong nước và nước ngoài với tổng giá trị hơn 30 tỷ đồng, cụ thể như sau:

- Học bổng du học cho sinh viên xuất sắc (5 suất học bổng du học toàn phần) dành cho thủ khoa và á khoa: Sinh viên thủ khoa, á khoa của Học viện được tuyển chọn đi đào tạo tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

- Học bổng trong nước: Học bổng khuyến khích học tập, Khởi nghiệp, Học bổng cho chương trình quốc tế, Sinh viên vượt khó, Phát triển thủ đô xanh, và hỗ trợ sinh viên thực hành nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp, v.v.

- Học bổng quốc tế: Học bổng quốc tế khuyến khích học tập và nghiên cứu, Du học ngắn hạn tại các trường quốc tế

  • Đối với sinh viên có học lực đạt loại khá 2 năm học sẽ được ưu tiên xét tuyển vào các chương trình liên kết đào tạo đồng cấp bằng 2+2 hoặc 3+1 tại các trường đại học nước ngoài:

- Đại học Kyungpook (Hàn Quốc) ngành Khoa học cây trồng, Công nghệ sinh học

- Đại học Chungnam (Hàn Quốc) ngành Khoa học cây trồng, Chăn nuôi.

- Đại học Emporia State (Bang Kansas, Mỹ) ngành Khoa học cây trồng, Công nghệ sinh học, Ngôn ngữ Anh

- Để được tư vấn đầy đủ về thông tin tuyển sinh năm 2020, xin liên hệ với số điện thoại: 024.6261.7578/024.6261.7520 hoặc 0961.926.639/0961.926.939

- Địa chỉ liên hệ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam; TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội

- Website: www.vnua.edu.vnhttp://tuyensinh.vnua.edu.vn

- Facebook: www.facebook.com/hocviennongnghiep

 

1 378 lượt xem