Giải SBT Ngữ văn 12 CD Bài 7: Tiểu thuyết hiện đại có đáp án
76 người thi tuần này 4.6 610 lượt thi 35 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích Số đỏ)
(VŨ TRỌNG PHỤNG)
Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thuộc thể loại và phong cách nghệ thuật nào? Nêu những hiểu biết của em về đặc điểm thể loại và phong cách nghệ thuật đó.
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích Số đỏ)
(VŨ TRỌNG PHỤNG)
Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thuộc thể loại và phong cách nghệ thuật nào? Nêu những hiểu biết của em về đặc điểm thể loại và phong cách nghệ thuật đó.
Lời giải
− Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tiểu thuyết trào phúng. Tiểu thuyết trào phúng thường châm biếm, đả kích một số hành vi của con người, phong tục tập quán, thể chế chính trị, khoa học, nghệ thuật, thể thao,... với mong muốn làm xã hội thay đổi. Tác giả tiểu thuyết trào phúng vừa chỉ ra các khiếm khuyết của đối tượng phản ánh, vừa biến các khiếm khuyết này thành trò cười bằng cách cường điệu, mỉa mai, giễu cợt. Trong văn bản Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ), bằng nghệ thuật trào phúng linh hoạt, Vũ Trọng Phụng chỉ rõ đám tang cụ cố tổ không còn là phong tục tốt đẹp dành cho người đã khuất mà biến thành một đám hội nhố nhăng, lố bịch, nơi tang gia và xã hội thượng lưu thành thị phô trương lối sống trưởng giả, che đậy những động cơ vụ lợi và dục vọng tầm thường, xấu xa.
- Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng tiêu biểu cho phong cách hiện thực. Khác với phong cách lãng mạn hay cổ điển trước đó, các nhà văn có phong cách hiện thực thường đưa vào tác phẩm những chi tiết, sự việc thường ngày; khám phá diễn biến tâm lí khách quan của nhân vật trong mối liên hệ chặt chẽ với hoàn cảnh xã hội. Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, các chi miêu tả cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt rất chính xác, cụ thể, sinh động, tạo được hiệu ứng “như thực”, cứ như là người đọc đang trực tiếp tận mắt chứng kiến một đám ma có thật diễn ra trước mắt mình. Đây chính là những chi tiết tiêu biểu cho phong cách hiện thực của Vũ Trọng Phụng.
Câu 2
Mâu thuẫn chủ yếu nào được tác giả khám phá, thể hiện trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?
Mâu thuẫn chủ yếu nào được tác giả khám phá, thể hiện trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?
Lời giải
Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, có một số mâu thuẫn được nêu ra hoặc được trình bày chi tiết. Đó là mâu thuẫn giữa đốc tờ Xuân, đốc tờ Trực Ngôn với cụ lang Tỳ và cụ lang Phế; mâu thuẫn giữa “phái trẻ” và “phái già”, mâu thuẫn giữa cụ cố Hồng với cụ bà “hay lề lối, vẽ chuyện lôi thôi”,... Tuy nhiên, mâu thuẫn trào phúng chủ yếu là mâu thuẫn giữa nội dung (ý nghĩ, tình cảm của các thành viên trong gia đình có tang, những người đến dự đám tang) và hình thức biểu hiện của chúng (hành vi, cử chỉ, điệu bộ, lời nói,...). Mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài, nội dung và hình thức làm bật ra tiếng cười trào phúng và sự độc đáo của tác phẩm.
Lời giải
Cách quan sát và miêu tả cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia như sau:
- Cách quan sát: phối hợp giữa góc nhìn gần với góc nhìn xa, tạo ra các viễn cảnh (toàn cảnh) và cận cảnh; cận cảnh và viễn cảnh luân chuyển linh hoạt, sống động.
- Cách miêu tả: vừa chấm phá (toàn cảnh: cảnh đưa đám) vừa đặc tả (cận cảnh: cảnh cất đám, cảnh hạ huyệt).
- Sự phối hợp giữa góc nhìn toàn cảnh (thể hiện được đám ma rất to, rất đông người đi đưa đám làm huyên náo cả phố phường) và góc nhìn cận cảnh (thể hiện được sự giả dối, thói rởm đời, sự trống rỗng và xuống cấp của đạo đức gia đình, xã hội); quan sát từ xa tới gần, từ bên ngoài vào bên trong (ý nghĩ, tâm trạng), từ đám đông đi đưa tang đến từng cá nhân trong gia đình có tang,... giúp tác giả phơi bày bản chất giả dối của từng con người và cả xã hội, giúp người đọc nhận ra rằng: sự giả dối, rởm đời thường được che đậy bằng vẻ nghiêm trang, chuẩn mực.
Lời giải
Trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” từ tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, đám tang cụ cố tổ được tổ chức theo cả lối Ta, Tàu, Tây với các chi tiết sau:
- Lối Ta: Đám tang có 300 câu đối và nhiều người đi đưa tang, thể hiện phong tục truyền thống của người Việt.
- Lối Tàu: Có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, và âm thanh lốc bốc xoảng, mang đậm nét văn hóa Trung Hoa.
- Lối Tây: Đám tang có vòng hoa và kèn bú dích, những yếu tố thường thấy trong các đám tang theo phong cách phương Tây.
à Những chi tiết này không chỉ thể hiện sự pha trộn văn hóa mà còn tạo nên một bức tranh châm biếm về xã hội đương thời, nơi mà các giá trị truyền thống bị biến tướng và lẫn lộn với những yếu tố ngoại lai.
Câu 5
(Câu hỏi 2, SGK) Tâm trạng và hành động của những người trong tang gia như thế nào? Theo em, tác giả đã phản ánh được điều gì về tình cảm gia đình và đạo đức xã hội thời bấy giờ?
(Câu hỏi 2, SGK) Tâm trạng và hành động của những người trong tang gia như thế nào? Theo em, tác giả đã phản ánh được điều gì về tình cảm gia đình và đạo đức xã hội thời bấy giờ?
Lời giải
– Tâm trạng và hành động thể hiện niềm “hạnh phúc” (sung sướng, mãn nguyện) của các thành viên trong tang gia:
+ Ông Phán mọc sừng sung sướng vì được chia thêm gia tài là số tiền “vài nghìn đồng”. Đây là niềm vui quái gở của kẻ hám lợi đến mức vô liêm sỉ.
+ Cụ cố Hồng, con trai của người quá cố, “đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!”. Hành động và tâm trạng vui sướng của ông ta cho thấy sự hợm hĩnh, sự hủ bại.
+ Cụ bà (vợ cụ cố Hồng) “hớt hải chạy lên”, sung sướng vì Xuân Tóc Đỏ không giận mà còn đến giúp đáp, phúng viếng, khiến đám ma thêm to, thêm long trọng, thêm “danh giá nhất tất cả”. Hành động và tâm trạng sung sướng của cụ bà cho thấy rõ thói phô trương rởm đời.
+ Ông Văn Minh vui sướng vì cái chết của cụ cố tổ mang lại cho ông ta thêm tiền bạc, nhờ được thừa kế tài sản của người quá cố. Nhưng ông ta buồn phiền vì “hai cái tội nhỏ, một cái ơn to” của Xuân Tóc Đỏ. Nỗi buồn phiền này khiến ông ta “phân vân, vò đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu,...”. Tâm trạng, hành động của Văn Minh cho thấy rõ nội tâm của đứa cháu bất hiếu.
- Tâm trạng và hành động thể hiện sự “bối rối” (lúng túng, mất bình tĩnh, không biết xử trí thế nào):
+ “Cả gia đình ấy đã nhao lên mỗi người một cách, đi gọi từ ông lang băm Tây cho đến ông lang băm Đông, già và trẻ, để thực hành đúng cái lí thuyết “nhiều thầy thối ma”.”
+ “Phái trẻ, nghĩa là bọn dâu con, đã bắt đầu la ó lên rằng phái già chậm chạp.”
+ Tuyết “đau khổ”, “buồn” vì mãi không thấy bạn trai là Xuân Tóc Đỏ đến phúng viếng.
+ Cậu Tú Tân “điên người lên” vì nóng lòng muốn được dùng ngay mấy cái máy ảnh mà cậu đã sẵn sàng.
+ Bà Văn Minh thì “sốt cả ruột” vì mãi chưa được mặc đồ xô gai tân thời do tiệm Âu hoá chế tạo.
– Tác giả đã phản ánh tình trạng trống rỗng, giả dối trong tình cảm gia đình và đạo đức xã hội thời bấy giờ.
Câu 6
(Câu hỏi 4, SGK) Hãy phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Gợi ý: cách đặt nhan đề, tạo tình huống mâu thuẫn, cách tác giả dùng từ ngữ, so sánh, đặt câu và sử dụng giọng điệu,...).
Lời giải
Một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:
- Tác giả có cách đặt nhan đề độc đáo: kết hợp từ ngữ trái khoáy, oái oăm, gây bất ngờ. Người đọc nhận ra đây là cách nói ngược, chứa đựng nghịch lí, vì thế có thể sẽ đặt ra những nghi vấn, ngờ vực dẫn đến ý thức, thái độ phê phán, kết án xã hội đó.
- Cách tạo tình huống trào phúng: cụ cố tổ chết, cả nhà cụ cố Hồng, từ người con trai cho đến các cháu, trong lòng ai cũng sung sướng, vui vẻ nhưng giả vờ buồn rầu để che đậy niềm hân hoan và những toan tính lợi ích riêng. Đám tang cụ cố tổ trở thành dịp may để đám con cháu phô trương địa vị, thanh thế trước bàn dân thiên hạ; khoe khoang những kiểu mốt tân thời mới được thiết kế, những phương tiện hiện đại (máy ảnh) mới sắm; là dịp để giới thượng lưu khoe khoang, nịnh bợ nhau, thoả mãn các ham muốn trần tục, những vụ toan tính làm ăn...
- Vũ Trọng Phụng có cách dùng từ ngữ biến hoá, linh hoạt; dùng nhiều từ cổ, từ mượn để miêu tả, kể chuyện, gọi tên sự vật, đặt tên người. Điều này tạo ấn tượng về một không gian đô thị hiện đại, đời sống thị dân sống động nhưng hỗn tạp, lố lăng, dị hợm.
- Tác giả có cách so sánh tạo ý vị hài hước, mỉa mai, châm biếm, Ví dụ: “Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng.”.
- Cách đặt câu linh hoạt, đa dạng, gồm nhiều câu đơn, câu đặc biệt (“Đám cứ đi...”, “Mà bối rối thật.”, “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm.”), câu phức, câu cảm thán (“Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu....”),... chứa đựng trong nó những từ ngữ đối nhau, nghịch nghĩa, tạo cảm giác trái khoáy, ngược đời, bộc lộ thái độ chế giễu, mỉa mai của tác giả.
- Sử dụng giọng điệu: giọng điệu hài hước, mỉa mai, châm biếm có mặt khắp nơi do hiệu quả của cách tác giả dùng từ ngữ, đặt câu, so sánh như trên. Ngoài ra, tác giả còn dùng nhiều tính từ như lắm, mãi, cả, thật,. trong các câu, có ý phóng đại hoặc nhấn mạnh, tạo dư vang (“Ba hôm sau, ông cụ già chết thật.”, “Mà bối rối thật.”, “Thật là một đám ma to tát.”, “Thật là đủ giai thanh gái lịch...”, “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm.”, “Ông cho rằng Xuân có tài quảng cáo lắm...”, “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”,...).
Câu 7
(Câu hỏi 5, SGK) Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng nêu lên thông điệp gì? Theo em, thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh xã hội ngày nay?
(Câu hỏi 5, SGK) Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng nêu lên thông điệp gì? Theo em, thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh xã hội ngày nay?
Lời giải
– Thông điệp của Vũ Trọng Phụng: xã hội thượng lưu trí thức thành thị đương thời là xã hội hám danh, hám lợi, sống giả dối, hợm hĩnh, rởm đời.
– Trong bối cảnh xã hội ngày nay, thông điệp này có thể có những ý nghĩa sau:
+ Cảnh tỉnh lối sống giả dối, hợm hĩnh, rởm đời, hám danh, hám lợi, vô đạo đức. Lối sống này có thể xuất hiện ở bất kì nhóm người nào, bất kì tầng lớp người nào trong xã hội, cần được nhận diện và phê phán.
+ Cần thiết phải có sự xuất hiện của một tầng lớp người không chỉ giàu có về tiền bạc, vật chất mà còn sang trọng về mặt tri thức, tinh thần, góp phần nêu gương, dẫn dắt văn hoá và đạo đức xã hội hướng đến văn minh, hiện đại.
Câu 8
ÁNH SÁNG CỨU RỖI
(Trích Nỗi buồn chiến tranh)
(BẢO NINH)
Trong đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi, Kiên và Hoà phải đối mặt với những khó khăn, thách thức khắc nghiệt nào? Theo em, khó khăn, thách thức lớn nhất là gì?
ÁNH SÁNG CỨU RỖI
(Trích Nỗi buồn chiến tranh)
(BẢO NINH)
Trong đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi, Kiên và Hoà phải đối mặt với những khó khăn, thách thức khắc nghiệt nào? Theo em, khó khăn, thách thức lớn nhất là gì?
Lời giải
Trong đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi, Kiên và Hoà phải đối mặt với những khó khăn, thách thức khắc nghiệt: thiếu lương thực và đạn dược, thương binh ngày càng nhiều mà tải thương ngày càng ít, bị lạc vào một đầm lầy có nhiều cá sấu, đụng độ với toán lính Mỹ,...
Khó khăn, thách thức lớn nhất mà Kiên và Hoà cùng cả đơn vị gặp phải chính là đụng độ với toán lính Mỹ trong tình thế đơn vị của Kiên đang phải tháo chạy, sức cùng lực kiệt.
Câu 9
Trong đoạn trích, cảnh quan thiên nhiên nào được tác giả chú ý miêu tả? Nêu mối liên hệ giữa cảnh quan đó với tâm trạng của nhân vật Kiên và Hoà.
Trong đoạn trích, cảnh quan thiên nhiên nào được tác giả chú ý miêu tả? Nêu mối liên hệ giữa cảnh quan đó với tâm trạng của nhân vật Kiên và Hoà.
Lời giải
Trong đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi, những cảnh quan thiên nhiên được tác giả chú ý miêu tả gồm: đầm lầy, trảng cỏ, dòng sông Sa Thầy, rừng tre gai,... Trong các cảnh quan đó, đầm lầy, đường giao liên luồn dưới mái rừng qua các trảng cỏ, rừng tre gai được tác giả chú ý miêu tả chi tiết.
- Cảnh quan thiên nhiên có mối liên hệ chặt chẽ với tâm trạng nhân vật. Khi Kiên và Hoà lạc đường, đối mặt với đầm lầy hôi thối nồng nặc, bùn đặc quánh, có những con cá sấu mắt mở thao láo,... thì Kiên mang tâm trạng thất vọng, nóng giận, hung dữ; Hoà mang tâm trạng xúc động, hối lỗi, sợ hãi. Khi Kiên và Hoà luồn dưới mái rừng xanh tươi men theo đường giao liên qua những trảng cỏ đỏ ối những hoa, Hoà tự tin, tươi tỉnh còn Kiên thì bình tĩnh, lòng dịu lại, cảm thấy hối lỗi vì thái độ và lời nói với Hoà trước đó. Khi Kiên và Hoà đi vào rừng tre gai ken dày chẳng chịt, chim kêu inh ỏi,..., họ mang tâm trạng nặng nề, căng thẳng, sợ hãi. Nhìn chung, tâm trạng và cảnh quan có mối liên hệ thuận chiều cảnh quan âm u, hội hám gắn với tâm trạng nặng nề; cảnh quan đẹp đẽ, thông thoáng, tươi mát gắn với tâm trạng tích cực của Kiên và Hoà.
Câu 10
Tình cảm của Kiên đối với Hoà trước và sau khi tìm thấy đường giao liên thay đổi như thế nào? Vì sao?
Tình cảm của Kiên đối với Hoà trước và sau khi tìm thấy đường giao liên thay đổi như thế nào? Vì sao?
Lời giải
- Tình cảm của Kiên đối với Hoà trước khi tìm thấy đường giao liên: Kiên không tin Hoà, xem thường khả năng dẫn đường của Hoà. Khi Hoà lạc đường, dẫn cả đơn vị đến hồ Cá Sấu, Kiên đã nổi nóng, tỏ ra cứng rắn, lạnh lùng, tàn nhẫn và có lời lẽ thô bạo với Hoà.
Tình cảm của Kiên đối với Hoà sau khi tìm thấy đường giao liên: Kiên cảm nhận thấy sự tự tin và vẻ tươi tỉnh của Hoà khi tìm ra mốc tảng đá hình đầu người và đường giao liên cũ, cảm thông, tin cậy và yêu thương Hoà như một người đồng đội, đồng chí. Tình cảm của Kiên thay đổi theo hướng tích cực vì Kiên có đủ thời gian tìm hiểu, quan sát, trò chuyện, hiểu và đánh giá đúng đắn hành động, việc làm, tình cảm của Hoà
Câu 11
Toán lính Mỹ được quan sát và miêu tả từ điểm nhìn của ai? Nhận xét về cách quan sát, miêu tả đó.
Toán lính Mỹ được quan sát và miêu tả từ điểm nhìn của ai? Nhận xét về cách quan sát, miêu tả đó.
Lời giải
Toán lính Mỹ trong văn bản “Ánh sáng cứu rỗi” được quan sát và miêu tả từ điểm nhìn của nhân vật Kiên.
Nhận xét về cách quan sát, miêu tả:
- Chi tiết và cụ thể: Kiên miêu tả toán lính Mỹ một cách tỉ mỉ, từ trang phục đến hành động. Ví dụ, tên lính Mỹ đầu tiên được miêu tả là một lính da đen, mặc áo giáp, đầu đội sắt bọc lưới, chân đi bốt đờ sô, tay nắm đầu sợi dây da dài bị con chó săn kéo căng.
- Tạo cảm giác hiện thực: Cách miêu tả này giúp người đọc cảm nhận được sự hiện diện và mối đe dọa từ toán lính Mỹ, tạo nên một bầu không khí căng thẳng và nguy hiểm.
- Tâm lý nhân vật: Qua điểm nhìn của Kiên, người đọc cũng thấy được tâm trạng lo lắng, căng thẳng của anh khi đối mặt với kẻ thù. Điều này làm tăng thêm chiều sâu cho nhân vật và tình huống truyện.
Câu 12
Hình ảnh ánh sáng được sử dụng như một biểu tượng trong văn bản Ánh sáng cứu rỗi. Nêu ý nghĩa của biểu tượng đó.
Hình ảnh ánh sáng được sử dụng như một biểu tượng trong văn bản Ánh sáng cứu rỗi. Nêu ý nghĩa của biểu tượng đó.
Lời giải
Trong văn bản Ánh sáng cứu rỗi, hình ảnh ánh sáng được sử dụng như một biểu tượng mang ý nghĩa sâu sắc. Dưới đây là một số ý nghĩa tượng trưng mà HS có thể phát hiện:
- Hình ảnh ánh sáng xuất hiện cùng lúc sự tự tin trở lại với cô giao liên Hoà, sau khi cô đã lạc lối, dẫn đơn vị đến hồ Cá Sấu: “Cô dẫn Kiên di chuyển một cách tự tin qua các vùng ánh sáng và bóng tối...”.
- Hình ảnh ánh sáng lấp lánh trên mặt nước sông Sa Thầy tượng trưng cho sự hiểu biết và niềm hi vọng: sự hiểu biết của Hoà về con đường giao liên mở ra sự hiểu biết và tình yêu thương trìu mến giữa Kiên và Hoà, dâng lên niềm hi vọng thoát khỏi tình thế nguy hiểm cho cả đơn vị (Mặt nước sáng bạc lấp lánh ánh nắng phản chiếu không ngừng uốn lượn và gấp khúc.”).
- Hình ảnh ánh sáng xuất hiện một lần nữa trong cảm nghĩ của Kiên về chiến tranh, về sự hi sinh của Hoà, về nỗi buồn được sống sót. Nó tượng trưng cho khả năng dẫn dắt, cứu chuộc: giúp Kiên thoát khỏi tâm trạng bế tắc và cách nhìn đời tăm tối, tìm thấy sự bình yên và an lành trong sứ mệnh viết văn (“Ánh sáng của nỗi buồn soi về quá khứ, ấy cũng là ánh sáng thức tỉnh, ánh sáng cứu rỗi của đời anh.”).
Câu 13
(Câu hỏi 2, SGK) Nêu diễn biến tâm trạng và hành động của Kiên và Hoà khi đối mặt với toán lính Mỹ. Vì sao Kiên và Hoà có những phản ứng khác nhau khi đối mặt với kẻ thù?
(Câu hỏi 2, SGK) Nêu diễn biến tâm trạng và hành động của Kiên và Hoà khi đối mặt với toán lính Mỹ. Vì sao Kiên và Hoà có những phản ứng khác nhau khi đối mặt với kẻ thù?
Lời giải
- Khi đối mặt với toán lính Mỹ: Kiên xiết chặt quả lựu đạn, lòng tê bại, thấp thỏm và run rẩy nghĩ. Ngược lại, Hòa lẳng lặng trườn đi lấy súng bắn vào con chó đánh hơi của địch. Con chó lao tới, Hòa không sợ hãi mà bắn thêm hai phát đạn vào nó. Sau đó, Hòa đã dũng cảm dẫn dụ địch đi xa Kiên và lệch khỏi vệt đường dẫn tới khe cạn.
- Nguyên nhân: Hành động của hai nhân vật xuất phát từ tình đồng chí thiêng liêng, Hòa không ngại hi sinh thân mình để dẫn dụ địch giúp đồng đội sống sót. Kiên cũng nhanh chóng hiểu ra cần có người quay về, dẫn đường đưa bao nhiêu đồng đội đang thương binh đang chờ đợi.
Lời giải
– Nhận xét về cốt truyện:
- Cốt truyện xoay quanh những sự kiện chính như sau:
+ Tình hình chiến trường khó khăn cho quân ta, đơn vị của Kiên và Hoà bị đánh rát, phải tháo chạy, lực lượng tơi tả.
+ Hoà làm giao liên nhưng quên đường, dẫn đơn vị lạc lối đến một đầm lầy không thể vượt qua.
+ Kiên cùng Hoà đi tìm lại đường và đã tìm thấy đường giao liên cũ.
+ Trên hành trình quay lại chỗ đoàn tải thương đang ẩn nấp, Kiên và Hoà đụng độ với quân địch, Hoà chịu hi sinh thương tâm.
+ Ngày hoà bình, Kiên nhớ lại kỉ niệm về Hoà, Kiên thấu hiểu nỗi buồn chiến tranh như là ánh sáng cứu rỗi cuộc đời anh.
Cốt truyện của đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi có tính chất tuyến tính, liền mạch, khác hẳn cốt truyện phi tuyến tính và đoản mạch bao trùm tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Cốt truyện của đoạn trích này tập trung vào hành trình tháo chạy – lạc lối – tìm đường – đụng độ – hi sinh đụng độ – hi sinh – sống sót của nhân vật Kiên, Hoà và đồng đội trong bối cảnh rừng rậm hoang sơ đầy rủi ro, bí ẩn, nguy hiểm. Căng thăng, hồi hộp và kịch tính là nét nổi bật mà chuỗi sự kiện này tạo ra.
Các chi tiết, sự kiện tạo nên cốt truyện được tác giả sắp đặt có lớp lang, tuần tự gắn liền với việc mô tả chân thực cảnh quan thiên nhiên hoang dã cùng tâm trạng sợ hãi, bất an của nhân vật chính. Tất cả tạo nên bức tranh sống động về khoảnh khắc chiến đấu, hi sinh cùng nỗi đau thương mà con người phải trải qua trong và sau chiến tranh.
- Cách kể chuyện: Độc đáo với ngôi kể thứ ba lấy điểm nhìn chủ yếu ở nhân vật Kiên. Bởi vậy, những tình huống tưởng như không liên quan đến nhau, rời rạc, vụn vỡ nhưng khi gần nhau, chúng bổ trợ, bù đắp cho nhau, tạo nên ý nghĩa của tác phẩm.
Câu 15
(Câu hỏi 5, SGK) Suy nghĩ, cảm nhận của Kiên về chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội như thế nào? Em ấn tượng với cảm nghĩ nào nhất? Vì sao?
(Câu hỏi 5, SGK) Suy nghĩ, cảm nhận của Kiên về chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội như thế nào? Em ấn tượng với cảm nghĩ nào nhất? Vì sao?
Lời giải
Qua suy nghĩ, cảm nhận của Kiên về chiến tranh và sự hí sinh của đồng đội, có thể thấy:
- Kiên thấu hiểu giá trị của sự hi sinh, lòng nhân ái của đồng đội. Việc hi sinh để bảo vệ đồng đội, để đồng đội có cơ hội sống sót đã là một lẽ sống hiển nhiên, giản dị của người lính trong chiến tranh.
- Cảm nhận và suy nghĩ của Kiên thể hiện khả năng đối diện và vượt qua kí ức đau thương. Kiên đã phải đối mặt với những cảm xúc như sợ hãi, đau khổ, uất ức và căm hờn, cố gắng thấu hiểu và chấp nhận chúng. Từ sự né tránh đến sự chấp nhận đều thấm đẫm nỗi buồn mênh mang. Nhưng đó là nỗi buồn có khả năng cứu rỗi, giúp anh tin vào sứ mệnh trở thành một cây bút, một chứng nhân của những điều đã xảy ra trong quá khứ.
- Kiên cảm nhận chiến tranh qua ánh sáng của nỗi buồn. Nỗi buồn này không chỉ là hậu quả của nỗi đau mà còn là nguồn động viên tinh thần để Kiên có thể cảm nhận, hiểu sâu hơn về cuộc chiến tranh và ý nghĩa của việc sống còn. Thông qua những hồi ức thương tâm, đau buồn về Hoà, Kiên đã nhìn nhận lại chiến tranh với một góc nhìn mới, phức tạp và sâu sắc hơn.
- Cảm nhận của Kiên không chứa đựng những sự kiện, hình ảnh kịch tính, căng thẳng như trong đoạn hồi ức trước đó. Nó cũng không có màu sắc lãng mạn hay hào hùng mà mang vẻ trầm lặng và u buồn. Việc lựa chọn ngôn từ và cách diễn đạt của tác giả tạo nên một đoạn văn giàu suy ngẫm, đậm tính trữ tình, có giá trị nhân văn.
Cảm nhận của Kiên về chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội gây ấn tượng với độc giả bởi đã giúp họ hiểu biết sâu sắc hơn vẻ đẹp tâm hồn, lòng nhân ái của nhân vật cũng như nỗi buồn mà cuộc chiến tranh đã để lại.
Trong các cảm nghĩ của Kiên về chiến tranh, có cảm nghĩ sau đây hết sức ấn tượng: “Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn – nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh.”. Cảm nghĩ này thể hiện sự tinh tế và sâu sắc trong tâm hồn nhân vật Kiên. Nó làm rõ nỗi đau khổ và tổn thương mà người lính phải chịu đựng, không chỉ bởi những mất mát về thân thể mà còn bởi những chấn thương về tâm hồn. Cụm từ “nỗi buồn được sống sót” đã làm rõ ý niệm về sự sống sót trong chiến tranh: đó không phải là niềm vui, cũng không chỉ đơn thuần là sự tồn tại về sinh mạng mà là sự sống sót mang theo đau thương tinh thần.
Câu 16
ĐÊM TRĂNG VÀ CÂY SỒI
(Trích Chiến tranh và hoà bình)
(LÉP TÔN-XTÔI
Xác định nội dung của đoạn trích Đêm trăng và cây sồi.
ĐÊM TRĂNG VÀ CÂY SỒI
(Trích Chiến tranh và hoà bình)
(LÉP TÔN-XTÔI
Xác định nội dung của đoạn trích Đêm trăng và cây sồi.
Lời giải
Nội dung chủ yếu của đoạn trích Đêm trăng và cây sồi: quá trình chuyển biến tâm trạng của nhân vật An-đrây từ bi quan sang yêu đời.
Câu 17
(Câu hỏi 1, SGK) Nhân vật An-đrây Bôn-côn-xki chú ý đến cô gái Na-ta-sa Rô-xtốp trong tình huống nào? Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật Na-ta-sa.
(Câu hỏi 1, SGK) Nhân vật An-đrây Bôn-côn-xki chú ý đến cô gái Na-ta-sa Rô-xtốp trong tình huống nào? Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật Na-ta-sa.
Lời giải
- An-đrây Bôn-côn-xki chú ý đến cô gái Na-ta-sa Rô-xtốp khi anh đến thăm gia đình Rô-xtốp ở Ô-trát-nôi-ê. Trên đường vào khu vườn của gia đình, An-đrây nghe thấy một giọng con gái vui vẻ và thấy một tốp thiếu nữ chạy về phía lối đi xe. Na-ta-sa chính là cô thiếu nữ mắt đen, tóc đen, vóc người mảnh dẻ lạ lùng, mặc áo dài bằng vải hoa vàng, đầu chít một tấm khăn mùi soa trắng để tuột ra ngoài mấy món tóc rối, là người chạy tới gần xe ngựa của An-đrây nhất. Cô reo lên và cười nhưng khi chợt nhận thấy An-đrây thì cô nhìn lảng đi nơi khác rồi phì cười bỏ chạy trở lại. Lúc ấy, tâm trạng của An-đrây có phần lạc lõng với bối cảnh và việc cô gái này không chú ý, không quan tâm đến sự hiện diện của mình khiến anh chú ý đến Na-ta-sa.
- Trong đoạn trích, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Na-ta-sa với những nét hồn nhiên, tươi trẻ, cuốn hút, tràn đầy sức sống. Vẻ đẹp của Na-ta-sa trong đêm trăng tạo ấn tượng sâu sắc đối với An-đrây, khiến anh tò mò và băn khoăn về niềm vui sống của cô gái này.
Câu 18
Truyện diễn ra trong không gian nào? Nêu nhận xét của em về cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích.
Truyện diễn ra trong không gian nào? Nêu nhận xét của em về cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích.
Lời giải
- Truyện diễn ra chủ yếu trong ngôi nhà và khu vườn lớn của gia đình Rô-xtốp ở Ô-trát-nôi-ê và con đường mà An-đrây trở về nhà.
- Nhận xét về cảnh sắc thiên nhiên: khu vườn lớn của gia đình Rô-xtốp được miêu tả với đầy hoa lá đẹp đẽ, hoà quyện với ánh trăng lung linh, huyền nhiệm và bay bổng.
Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng này rất phù hợp để diễn tả vẻ đẹp trong sáng, lãng mạn, bay bổng, đầy sức sống của Na-ta-sa và cảm giác yêu đời, khát khao cuộc sống của An-đrây.
Con đường này đi ngang khóm rừng bạch dương có cây sồi già đang đâm chồi nảy lộc. Khóm rừng rậm rạp, có những cây thông non hoà mình cùng với màu sắc mây trời, ánh nắng và bóng râm, tiếng lục lạc xa xăm và tiếng chim hót thánh thót,... Tất cả hoà quyện vào nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên sinh động, phồn thịnh, có sức sống kì diệu.
Nếu ngôi nhà và khu vườn lớn của gia đình Rô-xtốp ở Ô-trát-nôi-ê có thể xem là “không gian sự kiện” thì con đường đi qua khóm rừng bạch dương có cây sồi già là “không gian tâm trạng” – nơi thể hiện rõ sự hồi sinh trong tâm hồn và lòng khao khát hành động của nhân vật An-đrây.
Câu 19
(Câu hỏi 3, SGK) Vì sao An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường? Nêu những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già. Theo em, cây sồi trong văn bản tượng trưng cho điều gì?
(Câu hỏi 3, SGK) Vì sao An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường? Nêu những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già. Theo em, cây sồi trong văn bản tượng trưng cho điều gì?
Lời giải
– An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường vì nó gợi lại những kỉ niệm và ấn tượng trong quá khứ của anh. Cây sôi này đã từng đồng. cảm và chia sẻ nỗi niềm buồn chán, bi quan về cuộc sống của An-đrây. Vì thế, trên đường trở lại nhà, anh muốn tìm lại cây sồi già để xem nó đã thay đổi như thế nào.
- Trong đoạn trích, các chi tiết miêu tả sự thay đổi của cây sồi già cho thấy cây sồi đã trải qua một quá trình thay đổi đột biến. Trước đây, cây sồi cằn cỗi, thân cành co quắp, nhiều vết sứt sẹo. Nhưng nay, cây sồi đã mọc những đám lá non xanh tươi từ lớp vỏ cứng già sần sùi. Cây đã toả rộng một vòm lá xanh tốt thẫm màu, đung đưa trong ánh nắng chiều. Những vết sứt sẹo và vẻ buồn rầu đã biến mất, cây sồi đã trở nên tươi mới và sống động hơn.
- Cây sồi trong đoạn trích có thể tượng trưng cho sự hồi sinh trong tâm hồn của An-đrây. Nó biểu hiện cho niềm hi vọng, sức sống mạnh mẽ và niềm tin vào khả năng tạo ra một cuộc sống mới của An-đrây. Cây sồi là biểu tượng cho sự hồi sinh và sự đổi thay tích cực. Nó gợi lên trong anh những ý nghĩ tích cực, lạc quan về tương lai.
Câu 20
(Câu hỏi 4, SGK) Trình bày diễn biến tâm trạng của nhân vật An-đrây. Từ đó, nhận xét về cách thể hiện tâm lí nhân vật của nhà văn Tôn-xtôi.
(Câu hỏi 4, SGK) Trình bày diễn biến tâm trạng của nhân vật An-đrây. Từ đó, nhận xét về cách thể hiện tâm lí nhân vật của nhà văn Tôn-xtôi.
Lời giải
– Diễn biến tâm trạng của nhân vật An-đrây:
+ Tâm trạng không vui: Ban đầu, An-đrây được miêu tả là không vui khi phải tiếp xúc với viên đô thống quý tộc, bá tước Rô-xtốp. Anh không thích việc phải thỉnh cầu và lo lắng về công việc. Tâm trạng này cho thấy An-đrây không hài lòng với công việc và cuộc sống hiện tại.
+ Sau đó là tâm trạng băn khoăn, trăn trở khi bắt gặp và quan sát cô gái Na-ta-sa: Trong lúc An-đrây đi vào vườn nhà Rô-stốp, anh chạm mặt với cô gái Na-ta-sa, một thiếu nữ tươi tắn và vui vẻ. An-đrây bị cuốn hút bởi vẻ hồn nhiên và niềm vui sướng của Na-ta-sa. Tâm trạng của An-đrây chuyển sang sảng khoái và tò mò muốn hiểu rõ hơn về cô gái này. Có thể thấy, sự bắt gặp cô gái Na-ta-sa làm thay đổi tâm trạng của An-đrây, anh khao khát và mong muốn tìm kiếm một ý nghĩa mới trong cuộc sống.
+ Rồi đến tâm trạng vui vẻ, yêu đời khi gặp lại cây sồi già: Trên đường về nhà, An-đrây gặp lại cây sồi già từng gợi cho anh ấn tượng kì lạ trong quá khứ. An-đrây nhận ra rằng cây sồi đã thay đổi, trở nên tràn đầy sức sống với đám lá non xanh tươi mọc từ vỏ cứng già. Sự thay đổi của cây sồi tượng trưng cho sự vận động và phát triển. An-đrây nhận ra rằng cuộc sống của mình cũng có thể đổi mới và phát triển, anh ta bắt đầu suy nghĩ, tìm kiếm một lẽ sống mới.
- Từ những diễn biến tâm trạng trên, ta có thể thấy tâm lí nhân vật An-đrây được miêu tả trong quá trình chuyển biến, vận động và phát triển. An-đrây ban đầu trải qua tâm trạng không vui và bất mãn, nhưng khi bắt gặp cô gái Na-ta-sa, nghe được cuộc trò chuyện của cô gái và chứng kiến sự thay đổi của cây sồi già, tâm trạng của anh chuyển biến sang vui vẻ và hi vọng. Điều này phản ánh quy luật khách quan của tâm hồn con người là luôn vận động và phát triển trong mối liên hệ đa dạng và phức tạp với cuộc sống xung quanh.
Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật An-đrây Bôn-côn-xki, có thể thấy nhà văn Lép Tôn-xtôi có cách miêu tả tâm lí con người phù hợp với các quy luật khách quan.
Câu 21
(Câu hỏi 5, SGK) Phân tích, đánh giá nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại của tác giả trong đoạn trích Đêm trăng và cây sồi.
(Câu hỏi 5, SGK) Phân tích, đánh giá nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại của tác giả trong đoạn trích Đêm trăng và cây sồi.
Lời giải
– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: Lép Tôn-xtôi miêu tả chi tiết và tinh tế, tái hiện cảnh sắc thiên nhiên sống động và chân thực. Qua ngôn từ, tác giả miêu tả màu sắc, ánh sáng, âm thanh và sự lặng lẽ của đêm trăng, khu vườn ở Ô-trát-nôi-ê, cây sồi già đâm chồi nảy lộc bên vệ đường,.... khiến độc giả có thể hình dung một cách rõ ràng cảnh vật như đang trước mắt.
+ Cách tác giả sử dụng ngôn ngữ độc thoại: Lép Tôn-xtôi cũng sử dụng độc thoại để thể hiện dòng suy nghĩ và sự vận động, biến chuyển trong tình cảm của An-đrây, cho phép độc giả tiếp cận trực tiếp với những ý nghĩ và tình cảm của nhân vật. Những ý nghĩ và tình cảm của An-đrây được truyền tải thông qua lời độc thoại mang lại cảm giác về tính sâu sắc và sự chân thành trong tính cách nhân vật.
+ Cách tác giả sử dụng ngôn ngữ đối thoại: Trong đoạn trích, nhà văn sử dụng lời đối thoại để phản ánh tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật Na-ta-sa. Qua tiếng cười, các câu đối thoại ngắn, người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về tâm trạng và suy nghĩ của Na-ta-sa. Lời đối thoại giúp xây dựng và phát triển tính cách nhạy cảm, hồn nhiên, bộc trực của nhân vật Na-ta-sa, tạo ra sự tương tác thú vị giữa nhân vật với cảnh vật xung quanh.
– Tóm lại, Lép Tôn-xtôi đã sử dụng một cách tinh tế lời đối thoại, độc thoại để tái hiện một cách sống động tâm trạng của nhân vật, đưa độc giả trực tiếp đến với cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc, chân thành của nhân vật chính.
Câu 22
Đọc đoạn văn sau đây trích từ văn bản Đêm trăng và cây sồi của Lép Tôn-xtôi: “Phải làm thế nào cho mọi người cùng đều biết cơ: cả Pi-e, cả người con gái đêm nào muốn bay lên trời; phải làm sao cho mọi người đều biết rõ ta, sao cho cuộc sống của ta trôi qua không phải chỉ vì mình ta, sao cho họ đừng sống cách biệt với cuộc sống của ta như vậy, sao cho cuộc đời của ta phản chiếu lên tất cả mọi người, và mọi người cùng sống chung với ta!”.
Nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn văn trên.
Đọc đoạn văn sau đây trích từ văn bản Đêm trăng và cây sồi của Lép Tôn-xtôi: “Phải làm thế nào cho mọi người cùng đều biết cơ: cả Pi-e, cả người con gái đêm nào muốn bay lên trời; phải làm sao cho mọi người đều biết rõ ta, sao cho cuộc sống của ta trôi qua không phải chỉ vì mình ta, sao cho họ đừng sống cách biệt với cuộc sống của ta như vậy, sao cho cuộc đời của ta phản chiếu lên tất cả mọi người, và mọi người cùng sống chung với ta!”.
Nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn văn trên.
Lời giải
Đoạn độc thoại chính là lẽ sống mới mà An-đrây tìm thấy. Đó là ý thức rằng cuộc đời của anh không chỉ đơn thuần là vì bản thân mình, mà cần phản chiếu lên tất cả mọi người xung quanh và sống chung với họ. An-đrây muốn cuộc sống của mình không cách biệt và tách rời khỏi cuộc sống của người khác mà có ý nghĩa và ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng, xã hội.
Câu 23
(Bài tập 1, SGK) Tìm biện pháp nghịch ngữ được Vũ Trọng Phụng sử dụng trong các ngữ liệu sau (trích từ tiểu thuyết Số đỏ):
a) Người ta đã nghĩ đến cả thuốc thánh đền Bia vừa mới chữa một người họ lao và một người cảm thương hàn bằng bùn đen và cứt trâu, công hiệu đến nỗi họ mất mạng, và quan trên lại điều tra rằng có một tụi cường hào tổ chức ra thánh, mà tụi cường hào ấy lại ăn cắp tiên quỹ nữa, nên tự nhiên cũng hết thiêng liêng... Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh.
b) Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đảm. Hai viên cảnh sát thuộc bộ thứ 18 là Min Đơ và Min Toa đã được thuê giữ trật tự cho đám ma. Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đảm thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng. Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả, trừ một Tuyết.
c) Thấy không “giới thiệu” bà Phó nữa thì hỏng, Xuân lại nói:
- Đây là bà Phán, một phụ nữ đã thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao!
d) Xuân Tóc Đỏ chỉ nghe lỏm được có thể. Ở quầy bên cạnh, từ đấy trở đi chỉ còn thấy tiếng đũa bát lạch cạch, vì hai người thám tử đã nhất định giữ kín những bí mật đã hở.
(Bài tập 1, SGK) Tìm biện pháp nghịch ngữ được Vũ Trọng Phụng sử dụng trong các ngữ liệu sau (trích từ tiểu thuyết Số đỏ):
a) Người ta đã nghĩ đến cả thuốc thánh đền Bia vừa mới chữa một người họ lao và một người cảm thương hàn bằng bùn đen và cứt trâu, công hiệu đến nỗi họ mất mạng, và quan trên lại điều tra rằng có một tụi cường hào tổ chức ra thánh, mà tụi cường hào ấy lại ăn cắp tiên quỹ nữa, nên tự nhiên cũng hết thiêng liêng... Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh.
b) Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đảm. Hai viên cảnh sát thuộc bộ thứ 18 là Min Đơ và Min Toa đã được thuê giữ trật tự cho đám ma. Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đảm thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng. Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả, trừ một Tuyết.
c) Thấy không “giới thiệu” bà Phó nữa thì hỏng, Xuân lại nói:
- Đây là bà Phán, một phụ nữ đã thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao!
d) Xuân Tóc Đỏ chỉ nghe lỏm được có thể. Ở quầy bên cạnh, từ đấy trở đi chỉ còn thấy tiếng đũa bát lạch cạch, vì hai người thám tử đã nhất định giữ kín những bí mật đã hở.
Lời giải
a) Người ta đã nghĩ đến cả thuốc thánh đền Bia vừa mới chữa một người họ lao và một người cảm thương hàn bằng bùn đen và cứt trâu, công hiệu đến nỗi họ mất mạng, và quan trên lại điều tra rằng có một tụi cường hào tổ chức ra thánh, mà tụi cường hào ấy lại ăn cắp tiền quỹ nữa, nên tự nhiên cũng hết thiêng liêng... Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh.
b) Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đám. Hai viên cảnh sát thuộc bộ thứ 18 là Min Đơ và Min Toa đã được thuê giữ trật tự cho đám ma. Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng. Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả, trừ một Tuyết.
c) Thấy không “giới thiệu” bà Phó nữa thì hỏng, Xuân lại nói:
– Đây là bà Phán, một phụ nữ đã thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao!
d) Xuân Tóc Đỏ chỉ nghe lỏm được có thế. Ở quầy bên cạnh, từ đấy trở đi chỉ còn thấy tiếng đũa bát lạch cạch, vì hai người thám tử đã nhất định giữ kín những bí mật đã hở.
Câu 24
(Bài tập 2, SGK) Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:
a) Phải viết thôi! Viết để quên đi, viết để nhớ lại. [...] Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của cuộc đời nhau. (Bảo Ninh)
b) Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. (Nguyễn Khải)
c) Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Nghĩ thế thì thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. (Nam Cao)
(Bài tập 2, SGK) Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:
a) Phải viết thôi! Viết để quên đi, viết để nhớ lại. [...] Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của cuộc đời nhau. (Bảo Ninh)
b) Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. (Nguyễn Khải)
c) Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Nghĩ thế thì thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. (Nam Cao)
Lời giải
a) Phải viết thôi! Viết để quên đi, viết để nhớ lại. [...] Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của cuộc đời nhau. (Bảo Ninh)
Các nghịch ngữ quên đi – nhớ lại, thân yêu – xa lạ biểu đạt giá trị to lớn của công việc viết lách. Viết lách là cách để có thể sống đủ đầy những trải nghiệm quý giá của cuộc đời.
b) Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. (Nguyễn Khải)
Các nghịch ngữ sự sống – cái chết; hạnh phúc – hi sinh, gian khổ biểu đạt những suy tư, chiêm nghiệm của nhà văn về những giá trị của nghịch cảnh, thử thách.
c) Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống! Nghĩ thế thì thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu. mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. (Nam Cao)
Các nghịch ngữ chết mà chưa sống – chết ngay trong lúc sống biểu đạt quan niệm của nhân vật về cuộc sống, cách sống và lẽ sống. Một người sống không có mục đích, không có lí tưởng chính là đã chết về tinh thần.
Câu 25
Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:
a) Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần “đạo đức cách mạng”, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. (Hồ Chí Minh)
b) Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viên. (Ngô Tất Tố)
Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:
a) Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần “đạo đức cách mạng”, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. (Hồ Chí Minh)
b) Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viên. (Ngô Tất Tố)
Lời giải
a) Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thẩm nhuần “đạo đức cách mạng”, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. (Hồ Chí Minh)
Nghịch ngữ là người lãnh đạo, là người đầy tớ thể hiện quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, chức năng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một quan tiến bộ, toàn diện và khoa học. điêm
b) Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viên. (Ngô Tất Tố)
Nghịch ngữ cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau thể hiện sự phê phán, giễu cợt, mỉa mai của nhà văn đối với quá trình thăng tiến của nhân vật “ông”. Đó là sự thăng tiến không dựa trên tài năng, nhân cách mà dựa trên vật chất và những mối quan hệ đặc biệt của nhân vật này. Cách sắp xếp từ ngữ cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh cho thấy thái độ khinh thường của nhà văn đối với tầng lớp quan lại thời kì phong kiến.
Câu 26
Sử dụng nghịch ngữ để đặt tiêu đề cho ngữ liệu sau:
Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để về lấy thuyền. (Nguyễn Tuân)
Sử dụng nghịch ngữ để đặt tiêu đề cho ngữ liệu sau:
Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để về lấy thuyền. (Nguyễn Tuân)
Lời giải
Tiêu đề: Một quãng sông Đà ầm ầm quạnh hiu
Câu 27
Em hiểu hình thức viết thư ở bài học này nhằm mục đích gì? Với mục đích ấy mà nội dung và tính chất viết thư ở đây có gì khác với bức thư thông thường (thư cá nhân)?
Em hiểu hình thức viết thư ở bài học này nhằm mục đích gì? Với mục đích ấy mà nội dung và tính chất viết thư ở đây có gì khác với bức thư thông thường (thư cá nhân)?
Lời giải
Thư có nhiều loại. Xuất phát từ mục đích viết, có thể chia làm hai loại: thư cá nhân và thư trao đổi công việc. Thư trao đổi công việc là loại văn bản mang tính chất hành chính. Trong đó, người viết là cá nhân hoặc người có vị trí (chức vụ) thay mặt cho tập thể của một đơn vị (cơ quan, công ti,...) để nêu lên ý kiến trao đổi về một công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm với các đối tượng liên quan. Ví dụ:
a) Thư của cô giáo chủ nhiệm gửi học sinh, phụ huynh học sinh bàn về việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành cuối năm học lớp 12.
b) Thư của công ti X gửi các ứng viên đã được tuyển dụng vào lao động hoặc hợp đồng công việc ở công ti (thư mời nhận việc) và người được tuyển dụng viết thư trả lời cơ quan tuyển dụng về việc mình có nhận lời hay không (thư trả lời nhà tuyển dụng).
Câu 28
Nêu yêu cầu và các điểm cần lưu ý trong một số tình huống khi soạn thảo thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm.
Nêu yêu cầu và các điểm cần lưu ý trong một số tình huống khi soạn thảo thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm.
Lời giải
- Thư trao đổi công việc có thể gửi qua bưu điện hay qua hộp thư điện tử (email), tin nhắn (messenger),...
- Dù dưới dạng thức nào thì thư trao đổi công việc cũng cần được soạn thảo nghiêm túc; nội dung và hình thức phải mang tính chuyên nghiệp.
Câu 29
Chọn một ý của bài tập trong dàn ý mục 2. Thực hành (SGK, trang 55 – 56) để viết thành đoạn văn trong bức thư.
Chọn một ý của bài tập trong dàn ý mục 2. Thực hành (SGK, trang 55 – 56) để viết thành đoạn văn trong bức thư.
Lời giải
Đứng trước ngưỡng cửa với vô vàn sự lựa chọn đã tạo nên không ít khó khăn cho các vị phụ huynh và con em học sinh. Để giải quyết vấn đề đó, các bậc phụ huynh và học sinh cần quan tâm đến học lực, năng khiếu và sở thích ngành nghề của con em. Bởi lẽ, thế mạnh và sở thích là hai yếu tố song hành cùng nhau khi bước vào con đường lựa chọn ngành nghề. Đặc biệt, kính mong các vị phụ huynh luôn tôn trọng lựa chọn của con em, luôn đồng hành, động viên các em trong quá trình chọn nghề và tìm nghề.
Lời giải
Văn bản nghị luận không chỉ có sự kết hợp của các thao tác lập luận (chứng minh, giải thích, phân tích, bác bỏ, bình luận, so sánh,...) mà nhiều khi còn phải kết hợp cả các phương thức biểu đạt (miêu tả, tự sự, biểu cảm,...). Sự kết hợp này giúp cho bài nghị luận vừa có được sự chặt chẽ, lô gích trong tư duy vừa có được sự sinh động, hấp dẫn từ những hình ảnh, hình tượng. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa giàu sức thuyết phục bởi lí lẽ vừa giàu hình ảnh. Hình ảnh làm tăng sức thuyết phục, làm cho chân lí được sáng tỏ và thấm thía.
Câu 31
Đọc văn bản Hai biển hồ (SGK, trang 56 – 57) và trả lời các câu hỏi sau:
– Nội dung chính của văn bản trên bàn về vấn đề gì?
– Trong văn bản, người viết đã sử dụng các thao tác nghị luận và kết hợp với các phương thức biểu đạt nào?
– Chỉ ra vai trò và tác dụng của sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản trên.
Đọc văn bản Hai biển hồ (SGK, trang 56 – 57) và trả lời các câu hỏi sau:
– Nội dung chính của văn bản trên bàn về vấn đề gì?
– Trong văn bản, người viết đã sử dụng các thao tác nghị luận và kết hợp với các phương thức biểu đạt nào?
– Chỉ ra vai trò và tác dụng của sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản trên.
Lời giải
– Nội dung chính của văn bản Hai biển hồ là thông qua việc giới thiệu đặc điểm hai biển hồ mà nêu lên suy nghĩ về thế nào là cách sống, lối sống có ích của con người.
– Trong văn bản, người viết đã sử dụng các thao tác nghị luận có kết hợp với các phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả.
– Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản trên đã tạo cho bài văn sự mềm mại, sinh động, hấp dẫn,... Sức thuyết phục không chỉ ở các lí lẽ mà còn bằng hình ảnh (miêu tả), sự việc (tự sự) cụ thể.
Câu 32
Xác định kĩ năng trọng tâm cần rèn luyện ở tiết học nói và nghe: tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau.
Xác định kĩ năng trọng tâm cần rèn luyện ở tiết học nói và nghe: tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau.
Lời giải
Rèn luyện kĩ năng nói và nghe có ba yêu cầu: kĩ năng nói, kĩ năng nghe và kĩ năng nói – nghe tương tác. Mỗi bài tập trung vào một kĩ năng trọng tâm: nói, nghe hoặc nói nghe tương tác. Tiết học này tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau, kĩ năng trọng tâm sẽ là nói – nghe tương tác.
Lời giải
Để tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau, các em cần chú ý:
- Xác định chính xác vấn đề cần tranh luận; thu thập thông tin về vấn đề đó.
- Nêu ra được quan điểm, ý kiến của bản thân; xác định được quan điểm, ý kiến đối lập với mình.
- Tìm được những lí lẽ, bằng chứng (nhất là những tri thức khoa học), các phương tiện hỗ trợ để bảo vệ quan điểm của bản thân, đồng thời bác bỏ quan điểm đối lập.
- Dự kiến những câu hỏi, nội dung bác bỏ / phản biện của người nghe để chuẩn bị các phương án trả lời.
- Xác định và nắm vững các nguyên tắc tranh luận: nêu đầy đủ và rõ ràng vấn đề cần tranh luận; tôn trọng người tham gia tranh luận; bác bỏ quan điểm của đối phương một cách có cơ sở, không bảo thủ; có thái độ khách quan, thiện chí khi tranh luận;...
- Kết luận về vấn đề phải được nêu ra một cách hợp lí, thuyết phục.
- Thực hiện tranh luận theo quy trình đã nêu ở ý 1.1. Định hướng.
Ngoài ra, để đảm bảo cho cuộc tranh luận được diễn ra khách quan, cần có người điều hành để nêu vấn đề, dẫn dắt và kết luận. Ngôn ngữ và thái độ tranh luận phải phù hợp, có văn hoá,...
Lời giải
Ý nghĩa lịch sử của tác phẩm văn học là ý nghĩa khi tác phẩm ấy ra đời, lấy các đặc điểm và yêu cầu của thời kì lịch sử khi đó để xem xét và đánh giá giá trị của tác phẩm ấy. Người ta thường nói, khi nhận xét và đánh giá cần có quan điểm lịch sử là thế.
Ngoài ý nghĩa lịch sử, tác phẩm văn học còn có tính thời sự. Đó là những nội dung, tư tưởng, thông điệp gợi ra từ tác phẩm vẫn có ích, có giá trị đối với cuộc sống hiện đại, cho dù nó đã ra đời từ rất lâu. Ví dụ, các tác phẩm văn học trung đại vẫn có nhiều ý nghĩa với cuộc sống hiện nay.
Lời giải
Việc không tán thành ý kiến cho rằng bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chỉ có ý nghĩa lịch sử là đương nhiên; vấn đề ở đây cần làm sáng tỏ bài văn này có tính thời sự. HS cần nêu được lí lẽ và bằng chứng làm rõ bài văn tế vẫn có giá trị, có ích với cuộc sống hiện nay như thế nào.
122 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%