Soạn Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại - Cánh diều - Chuyên đề 3

35 người thi tuần này 4.6 53 lượt thi 18 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Thế nào là trường phái văn học? Sự xuất hiện của trường phái văn học có tác dụng tích cực nào đối với sự phát triển của nền văn học?

Lời giải

- Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “trường phái văn học thường dùng để chỉ trào lưu văn học”. Đó là một phong trào sáng tác với các tác giả và tác phẩm cụ thể, gắn liền với những đặc điểm chung về nội dung, tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật. 

- Sự xuất hiện của trường phái văn học có tác dụng tích cực trong một nền văn học phát triển. Thông qua các hoạt động văn học phong phú, đa dạng, từ sáng tác đến tiếp nhận, từ nghiên cứu lí luận, phê bình đến tổ chức xuất bản, các nhà văn sẽ được nâng cao hiểu biết, có cơ hội học hỏi, chia sẻ kiến thức, kĩ năng viết văn, và trên hết là hình thành tính chuyên nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm và phát huy được sức mạnh của văn học trong đời sống.

Câu 2

 Phong cách sáng tác của một trường phái văn học là gì? Phân biệt phong cách sáng tác của một trường phái văn học với phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Lời giải

- Phong cách sáng tác của một trường phái văn học là thuật ngữ chỉ nét đặc trưng, tiêu biểu, độc đáo trong các sáng tác của một trường phái văn học. 

- Phân biệt: 

+ Phong cách sáng tác của một trường phái văn học: Thể hiện một cách phổ biến và được lặp đi lặp lại qua nhiều tác phẩm văn học cụ thể của các tác giả, giúp người đọc nhận ra sự khác nhau giữa các trường phái văn học và sự khác nhau giữa các nhà văn thuộc trường phái này với các nhà văn thuộc trường phái khác.

+ Phong cách nghệ thuật của nhà văn: Mỗi nhà văn có phong cách tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật riêng. Thế giới nghệ thuật ấy dù phong phú, đa dạng thế nào vẫn có tính thống nhất. Phong cách bao gồm những đặc điểm độc đáo của các tác phẩm của một nhà văn từ nội dung đến hình thức. Nó nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn.

=> Phong cách sáng tác của một trường phái văn học bao gồm nhiều phong cách nghệ thuật của nhiều nhà văn khác nhau có chung nét đặc trưng. Nét đặc trưng đó được phổ biến trong nhiều tác phẩm văn học giúp độc giả dễ dàng nhận ra sự khác nhau giữa các trường phái văn học và sự khác nhau giữa các nhà văn thuộc trường phái này với các nhà văn thuộc trường phái khác. Trong khi đó, phong cách nghệ thuật của nhà văn nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác, thế giới nghệ thuật riêng của một nhà văn.

Câu 3

Hãy xác định một số tác giả có cùng phong cách sáng tác lãng mạn như Xuân Diệu và giải thích sự lựa chọn của em.

Lời giải

- Một số tác giả có cùng phong cách sáng tác lãng mạn như Xuân Diệu là:

+ Xuân Quỳnh: Xuân Quỳnh và Xuân Diệu là hai tác giả thường được nhắc đến cùng với những bài thơ tình hay. Sáng tác của Xuân Quỳnh và Xuân Diệu đều giống nhau ở giọng thơ nồng nàn, da diết và đều có chung tâm trạng lo lắng, cuống quýt trong tình yêu.

+ Thế Lữ: Sáng tác của Xuân Diệu và Thế Lữ đều thể hiện rất rõ cho khát vọng giải phóng cá tính, bỏ hết ràng buộc, cởi mở, thả lỏng. Thế giới như thế nào thì lòng họ sẽ xúc động theo mọi cung bậc của thế giới, họ đón nhận tất cả, lắng nghe tất cả để tự làm giàu mình.

Ví dụ:

Bài thơ Cảm xúc – Xuân Diệu:

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

...

Sao lại trách người thơ tình lơi lả?”

Và bài thơ Cây đàn muôn điệu – Thế Lữ:

“Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng

Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi:

...

Lấy Thánh Sắc trần gian làm tài liệu.”

Câu 4

Các tác giả trên thuộc trường phái văn học nào (hiện thực chủ nghĩa, lãng mạn chủ nghĩa, cách mạng)?

Lời giải

Các tác giả: Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Xuân Diệu đều thuộc trường phái văn học lãng mạn chủ nghĩa.

Câu 5

Nêu điểm giống nhau của các bài thơ trên ở các phương diện:

- Đặc điểm hình thức và thể loại.

- Hiện thực đời sống được khắc hoạ.

- Cảm xúc, tâm trạng của các chủ thể trữ tình.

Lời giải

- Đặc điểm hình thức và thể loại: 

+ Số chữ trong các câu đều bằng nhau.

+ Thể thơ tự do.

- Hiện thực đời sống được khắc hoạ: Qua các tác phẩm, ta thấy được hiện thực cuộc sống xung quanh các tác giả. Bởi thơ ca đã gửi gắm những cảm xúc, những trải nghiệm, chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc sống và những hình ảnh trong bài thơ là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với nhà thơ.

- Cảm xúc, tâm trạng của các chủ thể trữ tình: Bài thơ thể hiện tâm trạng của “cái tôi trữ tình” cô đơn, thấm đượm nỗi sầu nhân thế.

Câu 6

 Đặc điểm hình thức, thể loại và cách thể hiện tình cảm, cảm xúc trong những văn bản trên có gì khác với các bài thơ trung đại mà em biết?

Lời giải

*Đặc điểm hình thức:

- Thơ trung đại mang tính quy phạm, thể thơ gò bó vào niêm luật, hình ảnh mang nặng tính ước lệ, công thức. Các văn bản thơ trên lại thoát khỏi cách diễn đạt theo quy tắc cứng nhắc đó, thể thơ tự do (số tiếng, số dòng, vần, nhịp...) ngôn ngữ thơ gần với lời nói cá nhân, hình ảnh sinh động gần với đời sống. 

*Thể loại: 

- Thơ trung đại thường thể hiện sự phản ánh xã hội, sự thất vọng về thế giới hiện thực và thắc mắc về ý nghĩa của cuộc sống. Các văn bản thơ trên chủ yếu tập trung vào cá nhân, sự thể hiện của bản thân và quan điểm, cảm xúc cá nhân. 

*Về nội dung, cách thể hiện tình cảm, cảm xúc: 

- Thơ trung đại thường diễn đạt tình cảm và tâm trạng qua việc ẩn dụ và sử dụng ngôn ngữ phức tạp, tạo nên sự mập mờ và không rõ ràng. Các văn bản thơ trên thường diễn đạt tình cảm và tâm trạng của tác giả một cách thẳng thắn, mở lời, chủ yếu thể hiện “cái tôi” cá nhân, một cái tôi thiết tha, say đắm trước thiên nhiên và con người nhưng có lúc cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và không gian vô tận.

Câu 7

Tìm hiểu một số bài thơ của Hồ Chí Minh hoặc Tố Hữu trước Cách mạng tháng Tám 1945, từ đó, chỉ ra điểm khác nhau về cái "tôi" trữ tình trong những bài thơ này so với một trong bốn văn bản thơ trên.

Lời giải

*Tức cảnh Pác Pó:

- HCST: 2/1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

- Bố cục: 

+ Phần 1: 3 câu thơ đầu: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở hang Pác Bó

+ Phần 2: câu thơ cuối: Cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng

- Bài thơ khắc họa lại cuộc sống sinh hoạt của Bác ở núi rừng Pác Pó và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

+ Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của nhân vật tữ tình:

+ Dù cuộc sống thiếu thốn những Người vẫn giữ tinh thần lạc quan, với giọng điệu hóm hỉnh, vui tươi

+ Sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Dù sống trong thiếu thốn, người thi sĩ vẫn thật là “sang”

+ Bài thơ cũng thể hiện tinh thần yêu nước, thương dân của Bác. Người vui vì được hoạt động cách mạng để thực hiện lí tưởng đẹp đẽ của mình, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Câu 8

Các tác phẩm nêu trên cho thấy nét đặc trưng nào của trường phái văn học lãng mạn?

Lời giải

Nét đặc trưng của trường phái văn học lãng mạn: nhấn mạnh vào tính cá nhân và những cảm xúc đơn thuần bên trong nội tâm con người, thay vì những vấn đề mang tính xã hội.

Câu 9

Ý nghĩa, giá trị hoặc đóng góp của trường phái văn học lãng mạn đối với tiến trình phát triển của văn học Việt Nam nói chung và thể loại văn học nói riêng là gì?

Lời giải

Ý nghĩa, giá trị hoặc đóng góp của trường phái văn học lãng mạn đối với tiến trình phát triển của văn học Việt Nam nói chung và thể loại văn học nói riêng là:

- Chủ nghĩa Lãng mạn tôn vinh trí tưởng tượng và trực giác của cá nhân trong hành trình dài kiếm tìm các quyền và tự do cá nhân. Những lý tưởng của nó về sức mạnh sáng tạo và cái nhìn chủ quan của nghệ sĩ đã thúc đẩy các phong trào tiên phong vào thế kỷ 20. Những người theo chủ nghĩa Lãng mạn đã tìm thấy tiếng nói của họ trong văn học.

- Trường phái văn học lãng mạn phát triển cái nhìn sâu sắc của người nghệ sĩ về tình yêu, tình cảm và những mối quan hệ con người. 

- Góp vào việc mở rộng phong cách văn chương của văn học Việt Nam, mang đến sự đa dạng và sáng tạo trong việc sử dụng ngôn từ và nghệ thuật miêu tả.

- Tạo ra những tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam, góp phần làm phong phú và đa dạng hóa di sản văn hóa của đất nước.


b) Từ các nội dung nêu trên, hãy nêu các bước tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học theo các từ khóa cho trước như sau:

Media VietJack

Trả lời: 

Dựa trên sơ đồ các bước tư duy trong hình, ta có thể xác định các bước tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học như sau:

- Xác định:

+ Xác định trường phái văn học cần nghiên cứu (ví dụ: Chủ nghĩa hiện thực, Chủ nghĩa lãng mạn, Hiện đại, Hậu hiện đại...).

+ Xác định bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa hình thành trường phái đó.

- Tìm hiểu:


+ Tìm hiểu đặc điểm chính của trường phái văn học (đề tài, nội dung, tư tưởng, phong cách nghệ thuật).

+ Những tác giả và tác phẩm tiêu biểu đại diện cho trường phái.

- Phân tích, khái quát hóa:

+ Phân tích các đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của trường phái.

+ Khái quát những điểm chung và sự phát triển của trường phái qua các giai đoạn.

- So sánh:

+ So sánh trường phái văn học đó với các trường phái khác để thấy được sự khác biệt, ảnh hưởng hoặc kế thừa.

+ So sánh giữa các tác giả trong cùng một trường phái để thấy sự đa dạng trong sáng tác.

- Đánh giá:

+ Đánh giá tầm quan trọng và ảnh hưởng của trường phái văn học đối với nền văn học nói chung.

+ Đưa ra nhận xét về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của trường phái trong bối cảnh hiện tại.

Câu 10

Tóm tắt các yêu cầu cần chú ý khi tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học bằng 10 - 15 từ khoá.

Lời giải

Những yêu cầu cần chú ý khi tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học là: tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, nội dung, nghệ thuật, phong cách sáng tác.

Câu 11

Hãy trình bày các bước tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học.

Lời giải

Các bước tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học: 

1. Xác định các tác giả thuộc trường phái văn học đó 

2. Tìm hiểu bối cảnh ra đời, các tuyên ngôn về nghệ thuật và tư tưởng của trường phái văn học đó (có thể qua các phát ngôn trực tiếp của các nhà văn hoặc gián tiếp thông qua tác phẩm) 

3. Lựa chọn một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu (tham khảo ý kiến của chuyên gia, các bài nghiên cứu văn học sử,...) 

4. Đọc hiểu các tác phẩm điển hình của các nhà văn hiện thực tiêu biểu, phân tích và rút ra những đặc điểm chính về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng...) và nghệ thuật (cốt truyện, nhân vật, bút pháp...) 

5. Tìm và khái quát hóa những điểm chung trong các tác phẩm của các tác giả tiêu biểu trên về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng...) và nghệ thuật (cốt truyện, nhân vật, bút pháp...)

6. So sánh với một số tác giảm tác phẩm thuộc trào lưu văn học khác 

7. Đánh giá chung về phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945

Câu 12

Hãy nêu một tác phẩm mà em cho là tiêu biểu nhất cho trường phái văn học lãng mạn hoặc hiện thực Việt Nam và giải thích sự lựa chọn ấy.

Lời giải

Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong trường phái văn học hiện thực Việt Nam không thể không kể đến Sống mòn của Nam Cao. Bởi truyện của Nam Cao thường đậm đà ý vị triết lý, mang nặng suy nghĩ. Ðó là những suy nghĩ được vắt ra từ cuộc sống vất vả, lầm than, từ những giằng xé của một tâm hồn trung thực cố bám sát vào cuộc sống và vươn tới chân lý. Sống mòn nói lên bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ, cái xã hội tàn nhẫn đã vùi dập mọi ước mơ, hoài bão của mình, tước đi ý nghĩa sự sống chân chính của con người. Với một tâm hồn dịu dàng, nhạy cảm với đôi mắt sắc sảo tinh tế, Nam Cao đã phơi bày không che đậy lối "Sống mòn" đang phổ biến. Một mặt Nam Cao lên án nghiêm khắc cái xã hội đẩy con người vào tình trạng giam hãm lâu đời trong cái khổ, trong sự tù túng và dốt nát. Mặt khác, nhà văn đã thức tỉnh trong con người nỗi "ghê sợ " lối sống mòn dung tục và niềm khao khát một cuộc sống đẹp, ý nghĩa.

Câu 13

Cá nhân hoặc nhóm thực hành nghiên cứu Tìm hiểu phong cách sáng tác của trường phái (trào lưu) văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945 theo các bước trong bảng trên.

Lời giải

Bước 1: Xác định các tác giả thuộc trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945

Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao.

Bước 2: Tìm hiểu bối cảnh ra đời, các tuyên ngôn về nghệ thuật tư tưởng của trường phái văn học hiện thực (có thể qua các phát ngôn trực tiếp của các nhà văn hoặc gián tiếp thông qua tác phẩm).

* Bối cảnh ra đời:

Vào những năm 40 của thế kỉ XIX trở đi chủ nghĩa hiện thực trong văn học đã bước sang một giai đoạn phát triển hoàn chỉnh và rực rỡ, mang cảm hứng phân tích mới về hiện thực đó là phê phán. Từ đây chủ nghĩa hiện thực mang tên mới: chủ nghĩa hiện thực phê phán. 

Đến khoảng những năm 30 của thế kỉ XX cây bút hiện thực phê phán Nguyễn Công Hoan là người bắt đầu đi theo khuynh hướng tả chân, lấy cuộc sống hiện thời, lấy cái đã và đang xảy ra làm nội dung tác phẩm. Và từ những năm 1930 đến trước 1945 khuynh hướng văn học hiện thực phát triển rầm rộ, quy mô, nhiều cây bút tài năng đã xuất hiện như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp…và Nam Cao được đánh giá là người có công đưa văn học hiện thực lên một trình độ mới, trình độ miêu tả tâm lý, khái quát hiện thực.

* Các tuyên ngôn về nghệ thuật tư tưởng của trường phái văn học hiện thực:

- “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”

Trích trong tác phẩm “Trăng sáng” của Nam Cao 

- “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một các gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn. Như thế mới thật là một tác phẩm hay.” 

Trích trong tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao 

Bước 3: Lựa chọn một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu (tham khảo ý kiến của chuyên gia, các bài nghiên cứu văn học, sử,...)

Các tác phẩm tiêu biểu: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo…

Bước 4: Đọc hiểu các tác phẩm điển hình của các nhà văn hiện thực tiêu biểu, phân tích và rút ra những đặc điểm chính về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng...) và nghệ thuật (cốt truyện, nhân vật, bút pháp....)

- Cảm hứng chủ đạo của văn học hiện thực 1930 – 1945 khá đa dạng. Trong sáng tác của mỗi nhà văn hiện thực, cảm hứng chủ đạo cũng có những tính chất, đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, nó đều hướng đến việc thể hiện bản chất thối nát, tính chất vô nhân đạo của xã hội Việt Nam trước cách mạng, thái độ phê phán xã hội dẫn tới yêu cầu khách quan phải thay đổi. Điều này cho thấy mặt tích cực, tiến bộ của trào lưu văn học này.

- Các nhà văn hiện thực trong giai đoạn 1930-1945 hiểu rõ thiên chức của mình. Họ chủ động trên những trang viết, có vốn sống phong phú. Kiến thức rộng để có thể tạo được hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Ngoài thành công trong việc xây dựng điển hình sắc nét, văn học hiện thực phê phán giai đoạn này còn đạt đến chiều sâu phân tích tâm lí nhân vật. 

Bước 5: Tìm và khái quát hóa những điểm chung trong các tác phẩm của các tác giả tiêu biểu trên về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng...) và nghệ thuật (cốt truyện, nhân vật, bút pháp....)

Đề tài chung của các tác phẩm trên là đời sống nghèo khổ, bấp bênh, tủi nhục của các tầng lớp ở dưới đáy xã hội; nhân vật chính thường là những người có số phận bất hạnh do sự xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh. Tiêu biểu có thể kể đến: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo…

Cảm hứng chung đều hướng đến việc thể hiện bản chất thối nát, tính chất vô nhân đạo của xã hội Việt Nam trước cách mạng, thái độ phê phán xã hội dẫn tới yêu cầu khách quan phải thay đổi.

Ngoài thành công trong việc xây dựng điển hình sắc nét, văn học hiện thực phê phán giai đoạn này còn đạt đến chiều sâu phân tích tâm lí nhân vật.

Bước 6: So sánh với một số tác giả, tác phẩm thuộc trào lưu văn học khác.

Bước 7: Đánh giá chung về phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

Văn học hiện thực 1930 – 1945 vận động trên dòng phát triển của thời cuộc. Nhưng dù xã hội có thay đổi như thế nào thì những trang viết về cuộc đời vẫn sống mãi. Có thể nói, văn học giai đoạn này đã phản ánh đúng đặc trưng của thời đại góp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại hoá nền văn học nước nhà.

Câu 14

Hãy viết bài giới thiệu phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

Lời giải

Văn học hiện thực phê phán là một trong những tên gọi gây ra nhiều những tranh cãi cho đến ngày nay. Trong từ điển văn học do Trần Đình Sử làm chủ biên soạn, đã đưa ra 2 cách hiểu về thuật ngữ này.

Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa hiện thực được hiểu là những tác phẩm có mối quan hệ với hiện thực đời sống, bất kể những tác phẩm đó thuộc trường phái, khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý nghĩa này, khái niệm văn học hiện thực đồng nhất với đó là khái niệm sự thật về đời sống, vì các tác phẩm văn học nào đều mang trong mình tính hiện thực.

Theo nghĩa hẹp, đây chỉ một phương pháp hiện thực, một khuynh hướng, một trào lưu văn học có nội dung chặt chẽ, sắc sảo và được xác định theo nguyên tắc mỹ học riêng.

Theo cuốn Lí luận văn học, chủ nghĩa hiện thực có khi được dùng không phải là một phương pháp sáng tác mà với nghĩa đó là kiểu sáng tác tái hiện.

Theo Bách khoa toàn thư, chủ nghĩa hiện thực hay còn gọi là văn học hiện thực phê phán là một trào lưu về văn học hiện thực, là một trong những phương pháp sáng tác lấy chính hiện thực của xã hội và những vấn đề thật liên quan tới con người và lấy chính con người làm đối tượng để phản ánh.

Như vậy khái niệm văn học hiện thực phê phán được đưa ra cách hiểu của nhiều những ý kiến khác nhau về chủ nghĩa hiện thực, nhưng nói chung quy lại thì đó là một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác nhằm mô tả thế giới thực tại, đánh giá một cách trung thực về cuộc sống.

Về thời điểm ra đời của chủ nghĩa hiện thực cho đến nay vẫn còn nhiều những ý kiến tranh cãi. Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã trình bày về nhiều ý kiến ra đời của văn học hiện thực. Có người cho rằng vấn đề phản chủ nghĩa hiện thực được hình thành từ thời kỳ cổ đại và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trong các thời kỳ Cổ đại, phục hưng, Ánh sáng, thế kỷ XIX,… Một số ý kiến khác thì cho rằng thời điểm ra đời văn học hiện thực bắt đầu từ thời Phục hưng. Nhiều quan điểm khác khẳng định chủ nghĩa hiện thực hình thành vào những năm 30 của thế kỷ XIX.

Ở Việt Nam văn học hiện thực phê phán đã xuất hiện với nhiều những tác phẩm văn học trung đại như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Thơ Nguyễn Khuyến, thơ Hồ Xuân Hương,…đã phơi bày và phê phán thực trạng khách quan của cuộc sống thời bấy giờ. Mãi cho đến những năm 30 của thế kỷ XX, cây bút văn học hiện thực phê phán Nguyễn Công Hoan là một trong những người đầu tiên đi theo khuynh hướng tả chân thực, lấy cuộc sống hiện tại, lấy những con người, sự việc đã và đang xảy ra để làm nội dung cho tác phẩm.

Tại thời điểm đất nước những năm 1930 – 1945, khuynh hướng văn học hiện thực phê phán phát triển một cách rầm rộ, quy mô, nhiều những cây bút tài năng xuất hiện ở phong trào này như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp,…. Và nhà văn Nam Cao được đánh giá là một trong những người có công đưa văn học hiện thực phê phán lên một tầm cao mới, trình độ miêu tả tâm lý, khái quát chân thực hiện thực.

Với bối cảnh xã hội Việt Nam bấy giờ, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933. Thực dân Pháp lúc này ra sức vơ vét, bóc lột để bù đắp những thiệt hại của chúng.

Ngày 09/02/1930 Cách mạng tư sản thất bại, giai cấp tư sản một mặt mâu thuẫn với chế độ phong kiến, đường lối chính trị thời gian này của chúng chủ yếu là cải lương. Tư sản dân tộc chủ yếu là địa chủ chuyển thành kiến cho thái độ chống phong kiến thời bấy giờ không được dứt khoát. Những tầng lớp trí thức, tiểu tư sản trở nên hoang mang và tìm được thỏa hiệp với thực dân, một số còn lại thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc bằng con đường văn chương, thời đó văn học hiện thực phê phán trở thành một phong trào.

Chặng đường phát triển của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 chia làm ba chặng: chặng từ năm 1930 – 1935, chặng 1936 – 1939, chặng 1940 – 1945. 

Những tên tuổi lớn đã đóng góp cho sự phát triển của văn học hiện thực phê phán của Việt Nam ở giai đoạn này phải kể đến như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao,… Chính những tác phẩm của họ là một bức tranh vẽ toàn cảnh của một xã hội đen tối bấy giờ.

Những sự phê phán, sự lên ánh mạng mẹ của chế độ thống trị được thể hiện mạnh mẽ của những tác phẩm như: Bước đường cùng, Bỉ vỏ, Số Đỏ, Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc,…

Bức tranh xã hội thời đó được những tác phẩm của văn học hiện thực phê phán miêu tả chân thực xã hội lúc đó với sự ảm đạm, nhiều bị kịch, làng quê xơ xác, nhiều những tệ nạn của xã hội, người nông dân bị cường hào ác bá đẩy tới mức đường cùng dẫn tới mất nhân tính và biến chất trở thành một tệ nạn của xã hội.

Văn học hiện thực phê phán vào những năm 1930 – 1945 được coi là một cuộc vận động trên chính dòng phát triển của thời cuộc đầy những biến động, khó khăn của xã hội. Nhưng cho dù xã hội có đổi thay như thế nào, thì những nét chữ, những trang viết sẽ sống mãi với thời gian.

Câu 15

Hãy thuyết trình về phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

Lời giải

Kính thưa thầy cô và các bạn!

Hôm nay, em xin trình bày về phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, một giai đoạn có nhiều tác phẩm xuất sắc, phản ánh chân thực bức tranh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

1. Hoàn cảnh ra đời của văn học hiện thực 1930 - 1945

Bối cảnh lịch sử:

+ Giai đoạn này, Việt Nam vẫn là thuộc địa của Pháp, xã hội có nhiều biến động lớn.

+ Chế độ phong kiến suy tàn, thực dân Pháp tăng cường bóc lột khiến đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.

+ Sự phân hóa giàu - nghèo rõ rệt, những tầng lớp như trí thức, nông dân, tiểu tư sản phải vật lộn để tồn tại.

Bối cảnh văn học:

+ Trước đó, văn học lãng mạn phát triển mạnh nhưng chủ yếu hướng đến cái đẹp, chưa phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội.

+ Trong bối cảnh đời sống đầy rẫy bất công, văn học hiện thực ra đời như một tất yếu, lên tiếng tố cáo xã hội và bảo vệ những con người nghèo khổ.

2. Những đặc điểm nổi bật của phong cách sáng tác hiện thực 1930 - 1945

2.1. Nội dung phản ánh chân thực hiện thực xã hội

- Các tác phẩm hiện thực giai đoạn này không còn né tránh mà trực diện phản ánh bộ mặt đen tối của xã hội thực dân nửa phong kiến.

- Hiện thực trong tác phẩm thường là:

+ Sự bóc lột tàn nhẫn của địa chủ, cường hào phong kiến (tiêu biểu như Bá Kiến trong Chí Phèo – Nam Cao).

+ Cuộc sống cùng cực của người nông dân bị bần cùng hóa (chị Dậu trong Tắt đèn – Ngô Tất Tố).

+ Nỗi khổ của người trí thức nghèo trong xã hội thực dân (nhân vật Hộ trong Đời thừa – Nam Cao).

+ Sự tha hóa của con người dưới áp bức xã hội (Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan).

2.2. Xây dựng nhân vật điển hình mang tính xã hội cao

- Nhân vật trong văn học hiện thực thường đại diện cho một tầng lớp trong xã hội, có số phận điển hình:

+ Người nông dân nghèo khổ: Chí Phèo, chị Dậu, anh Pha...

+ Người trí thức nghèo bế tắc: Hộ (Đời thừa), nhân vật giáo Thứ (Sống mòn – Nam Cao)...

+ Tầng lớp thống trị tàn ác: Bá Kiến (Chí Phèo), Nghị Quế (Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan)...

+ Nhân vật không chỉ mang tính cá nhân mà còn là hình ảnh tiêu biểu cho một giai cấp, một xu hướng xã hội.

2.3. Giọng điệu và ngôn ngữ hiện thực, sắc sảo

- Giọng điệu: Giàu tính châm biếm, mỉa mai nhưng cũng đầy cảm thương cho số phận con người.

- Ngôn ngữ đời thường, gần gũi, phản ánh đúng cách nói và suy nghĩ của nhân vật.

Nhiều tác phẩm sử dụng đối thoại sinh động, thể hiện rõ mâu thuẫn giai cấp và xung đột xã hội.

3. Những tác giả và tác phẩm tiêu biểu

Nam Cao

Chí Phèo: Tố cáo xã hội đã tha hóa con người, biến một nông dân lương thiện thành “quỷ dữ”, phản ánh bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

Đời thừa: Phản ánh bi kịch của người trí thức nghèo, có tài nhưng bị xã hội vùi dập.

Ngô Tất Tố

Tắt đèn: Phơi bày nỗi khổ của người nông dân dưới sự bóc lột của địa chủ phong kiến, tiêu biểu qua hình tượng chị Dậu.

Nguyễn Công Hoan

Bước đường cùng: Vạch trần sự tàn nhẫn của giai cấp thống trị, phản ánh bi kịch của người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng.

Vũ Trọng Phụng

Số đỏ: Châm biếm sâu sắc xã hội thành thị nửa Tây nửa ta, đả kích sự lố lăng của bọn tư sản thành thị.

4. Ý nghĩa và đóng góp của văn học hiện thực 1930 - 1945

Về mặt nội dung:

+ Là tiếng nói mạnh mẽ tố cáo xã hội phong kiến bất công, thể hiện nỗi khổ của nhân dân.

+ Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với số phận người lao động.

Về mặt nghệ thuật:

+ Đánh dấu bước phát triển của truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam với bút pháp hiện thực sắc sảo.

+ Xây dựng hình tượng nhân vật có sức sống lâu bền, điển hình cho các tầng lớp xã hội.

+ Là tiền đề quan trọng để văn học cách mạng sau này tiếp tục phát triển.

5. Kết luận

- Văn học hiện thực giai đoạn 1930 - 1945 là một trong những thành tựu quan trọng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Không chỉ phản ánh chân thực xã hội đương thời, dòng văn học này còn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, lên tiếng vì quyền lợi của những con người bị áp bức.

- Cho đến nay, những tác phẩm hiện thực giai đoạn này vẫn giữ nguyên giá trị, giúp chúng ta hiểu hơn về quá khứ và trân trọng cuộc sống ngày nay.

Câu hỏi thảo luận: Theo bạn, giá trị của văn học hiện thực 1930 - 1945 có còn phù hợp với xã hội hiện nay không?

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe!

Câu 16

Phân biệt bài viết và bài thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học.

Lời giải

* Bài viết về phong cách sáng tác của một trường phái văn học:

- Là văn bản trình bày những đặc điểm chung, nổi bật của tác giả, tác phẩm thuộc một trường phái hay trào lưu văn học.

- Bài biết cần trình bày được những biểu hiện đặc trưng, chủ đạo, phổ biến trong các sáng tác tiêu biểu của một trường phái văn học ở một hoặc một số phương diện như: đề tài, cảm hứng, tư tưởng, thể loại, giọng điệu, kết cấu...

- Bài viết có bố cục ba phần:

+ Mở đầu: Giới thiệu chung về trường phái văn học.

+ Thân bài: Trình bày các đặc điểm chung, nổi bật, đặc thù của trường phái văn học được lựa chọn.

+ Kết thúc: Nêu đánh giá chung về phong cách sáng tác và giá trị, đóng góp của trường phái văn học đối với tiến trình phát triển của giai đoạn hoặc thời kí, thậm chí nền văn học.

* Bài thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học

- Trình bày những hiểu biết của cá nhân hoặc nhóm về những điểm đặc trưng của trường phái, về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của trường phái.

- Việc trình bày được thực hiện bằng ngôn ngữ nói, nhưng cần sự hỗ trợ của các yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bổ, cử chỉ, hành động,...) và các phương tiện kĩ thuật (tài liệu phát tay, máy tính, máy chiếu,...) để có được hiệu quả tốt hơn.

- Thuyết trình đòi hỏi người nói phải diễn giải, làm rõ nội dung được trình bày, đồng thời phải nêu bật được quan điểm, nhận xét, đánh giá bình luận của bản thân hoặc nhóm về trường phái văn học được giới thiệu.

Câu 17

Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa việc đọc và viết bài thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học qua một ví dụ cụ thể.

Lời giải

Đọc và viết bài thuyết trình thường đi đôi với nhau trong quá trình tìm hiểu về phong cách sáng tác của một trường phái văn học. Khi phân tích tác phẩm từ một trường phái văn học, việc đọc sẽ giúp ta xác định được những đặc điểm chính của nó, như: chủ đề, cấu trúc, hình ảnh, ngôn từ.... Điều này giúp nâng cao khả năng nhận biết của người đọc để từ đó diễn đạt suy nghĩ của mình một cách hiệu quả hơn khi viết. Bằng cách kết hợp cả kỹ năng đọc và viết, chúng ta sẽ dễ cảm nhận và phân tích sâu hơn về  phong cách sáng tác của một trường phái văn học.

Ví dụ: Khi nghiên cứu về phong cách sáng tác của các bài thơ như Tiếng thu hay Đây thôn Vĩ Dạ, chúng ta trước nhất phải đọc hiểu nội dung của các bài thơ để từ đó cảm nhận được các giá trị ẩn sau các câu từ và nhà thơ muốn truyền đạt. Sau khi đọc hiểu được khái quát nội dung bài, chúng ta mới có thể trình bày những suy nghĩ ấy thành bài viết. Từ những nội dung khái quát cảm nhận được khi đọc, chúng ta mới có thể đào sâu, phân tích chi tiết trong bài viết của mình.

Câu 18

Theo em, để thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học một cách hiệu quả, cần chú ý những vấn đề gì? Vì sao?

Lời giải

Để thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học một cách hiệu quả, cần chú ý các bước cơ bản sau: 

1. Xác định mục đích, yêu cầu của bài thuyết trình, đối tượng nghe thuyết trình

2. Xem lại bài viết hoặc nội dung tìm hiểu về phong cách sáng tác của một trường phái văn học 

3. Xây dựng đề cương thuyết trình 

4. Xây dựng bài thuyết trình và lựa chọn các công cụ hỗ trợ 

5. Thực hiện hoạt động thuyết trình 

4.6

11 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%