15 câu trắc nghiệm Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 15. Thế điện cực và nguồn điện hóa học có đáp án

103 người thi tuần này 4.6 2.4 K lượt thi 15 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

621 người thi tuần này

2.1. Xác định công thức phân tử peptit

29.9 K lượt thi 5 câu hỏi
545 người thi tuần này

5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P2)

29.8 K lượt thi 38 câu hỏi
528 người thi tuần này

1.1. Khái niệm

29.8 K lượt thi 6 câu hỏi
505 người thi tuần này

5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P1)

29.8 K lượt thi 39 câu hỏi
502 người thi tuần này

Bài tập thủy phân(P1)

29.8 K lượt thi 48 câu hỏi
379 người thi tuần này

41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân

4.9 K lượt thi 41 câu hỏi
326 người thi tuần này

Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)

7.8 K lượt thi 43 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

Kí hiệu cặp oxi hoá − khử ứng với quá trình khử: Fe2+ + 2e → Fe là

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Dạng oxi hóa Fe2+ và dạng khử Fe tạo nên cặp oxi hóa − khử Fe2+/Fe.

Câu 2

Trong số các ion: Ag+, Al3+, Na+, Mg2+, ion nào có tính oxi hoá mạnh nhất ở điều kiện chuẩn?

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Theo thứ tự trong dãy điện hóa: ion đứng sau sẽ có tính oxi hóa mạnh hơn ion đứng trước nên ion có tính oxi hóa mạnh nhất là Ag+.

Câu 3

Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều tính khử giảm dần là

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Theo thứ tự trong dãy điện hóa, dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều tính khử giảm dần là: K > Mg > Al > Fe > Cu > Ag.

Câu 4

Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tính oxi hoá giảm dần là

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Theo thứ tự trong dãy điện hóa, dãy các ion được sắp xếp theo chiều tính oxi hoá giảm dần là: Cu2+ > Fe2+ > Al3+ > Mg2+ > K+.

Câu 5

Cho pin điện hoá Al – Pb. Biết\(\;\;E_{A{l^{3 + }}/Al}^o = - 1,66V\); \(E_{P{b^{2 + }}/Pb}^o = - 0,13V\). Sức điện động của pin điện hoá Al – Pb là

Lời giải

Đáp án đúng là: D

\[E_{Pin{\rm{ }}Al{\rm{ }}--{\rm{ }}Pb}^o\]= \(E_{P{b^{2 + }}/Pb}^o\) − \(E_{A{l^{3 + }}/Al}^o\) = – 0,13 – (–1,66)= 1,53 V.

Câu 6

Giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá − khử nào được quy ước bằng 0?

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Cặp oxi hoá − khử có thế điện cực chuẩn bằng 0 là 2H+/H2.

Câu 7

Ở điều kiện chuẩn, kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Ở điều kiện chuẩn, kim loại Mg đứng trước H nên khử được ion H+ thành H2. Do đó Mg tác dụng được với dung dịch HCl tạo thành muối MgCl2 và giải phóng khí H2.

Câu 8

Cho pin điện hóa Pb – Cu có sức điện động chuẩn \[E_{pin{\rm{ }}(Pb{\rm{ }}--{\rm{ }}Cu)}^o\]= 0,47 V, pin Zn – Cu có sức điện động chuẩn \[E_{pin{\rm{ }}(Zn{\rm{ }}--{\rm{ }}Cu)}^o\]= 1,10 V. Sức điện động chuẩn của pin Zn – Pb là

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: \[E_{pin{\rm{ }}(Pb{\rm{ }}--{\rm{ }}Cu)}^o\]= \(E_{C{u^{2 + }}/Cu}^o - E_{P{b^{2 + }}/Pb}^o = 0,47V\)

\[E_{pin{\rm{ }}(Zn{\rm{ }}--{\rm{ }}Cu)}^o\]= \(E_{C{u^{2 + }}/Cu}^o - E_{Z{n^{2 + }}/Zn}^o = 1,10V\)

⟹ \[E_{pin{\rm{ }}(Zn{\rm{ }}--{\rm{ }}Pb)}^o\]= \[E_{P{b^{2 + }}/Pb}^o - E_{Z{n^{2 + }}/Zn}^o = E_{pin{\rm{ }}(Zn{\rm{ }}--{\rm{ }}Cu)}^o - E_{pin{\rm{ }}(Pb{\rm{ }}--{\rm{ }}Cu)}^o = 1,10 - 0,47 = 0,63\](V).

Vậy sức điện động chuẩn của pin Zn – Pb là 0,63 V.

Câu 9

Cặp oxi hóa – khử của kim loại là

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Cặp oxi hóa – khử của kim loại là dạng oxi hóa và dạng khử tương ứng của một nguyên tố kim loại.

Câu 10

Trong quá trình hoạt động của pin điện Ni − Cu, quá trình xảy ra ở anode là

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Trong pin điện hóa Ni − Cu thì cực âm là Ni (anode) xảy ra quá trình oxi hóa: Ni ⟶ Ni2+ + 2e.

Câu 11

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S)

Pin Galvani Zn − Cu gồm điện cực kẽm và điện cực đồng được nối với nhau bởi cầu muối (thường chứa dung dịch KCl bão hòa).

a. Khi hoạt động, điện cực Zn bị tan đi.

b. Tại cực dương (cathode) xảy ra sự oxi hóa Zn.

c. Dòng electron di chuyển từ cực Zn sang cực Cu.

d. Khối lượng cực Cu tăng lên so với trước khi hoạt động.

Lời giải

a. Đúng.

b. Sai vì cực dương là Cu xảy ra sự khử Cu2+.

c. Đúng.

d. Đúng vì Cu được tạo ra và bám vào cực dương

Câu 12

Những phát biểu sau đây là đúng hay sai?

a. Phản ứng hóa học xảy ra trong pin Galvani là phản ứng tự diễn biến.

b. Trong pin Galvani, điện cực âm là nơi xảy ra quá trình khử.

c. Sức điện động của pin Galvani là hiệu điện thế giữa hai điện cực.

d. Pin Galvani tạo ra dòng điện từ quá trình vật lí.

Lời giải

a. Đúng vì phản ứng hóa học xảy ra trong pin Galvani là phản ứng oxi hóa – khử tự diễn biến.

b. Đúng.

c. Sai vì sức điện động của pin Galvani là hiệu thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử.

d. Sai vì dòng điện từ tạo ra từ quá trình hóa học.

Câu 13

Phần III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn.

Cho pin điện hóa Zn2+/Zn và Cu2+/ Cu. Cho \[E_{C{u^{2 + }}/Cu}^o = 0,34V\] và \(E_{Z{n^{2 + }}/Zn}^o = - 0,76V\). Tính sức điện động chuẩn của pin.

Lời giải

Lời giải:

Đáp số: 1,1.

Giải thích:

\[{\rm{E}}_{{\rm{pin}}}^o{\rm{ = E}}_{{\rm{C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{/Cu}}}^o - {\rm{E}}_{_{{\rm{Z}}{{\rm{n}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{/Zn}}}}^o{\rm{ }} \Rightarrow {\rm{ E}}_{{\rm{pin}}}^o = 0,34 - ( - 0,76) = 1,{\rm{1V}}\].

Câu 14

Sức điện động chuẩn của pin Cu2+/ Cu và Ag+/ Ag là \[{\rm{E}}_{{\rm{pin}}}^o\]= 0,46V; Biết \[{\rm{E}}_{{\rm{C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{/Cu}}}^o{\rm{ = 0,34V}}\]. Xác định thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Ag+/ Ag.

Lời giải

Lời giải:

Đáp số: 0,8.

\[{\rm{E}}_{{\rm{pin}}}^o{\rm{ = E}}_{{\rm{A}}{{\rm{g}}^{\rm{ + }}}{\rm{/Ag}}}^o - {\rm{E}}_{{\rm{C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{/Cu}}}^o \to {\rm{E}}_{{\rm{A}}{{\rm{g}}^{\rm{ + }}}{\rm{/Ag}}}^o{\rm{ = E}}_{{\rm{pin}}}^o{\rm{ + E}}_{{\rm{C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{/Cu}}}^o\]

Sức điện động chuẩn của pin Cu2+/ Cu và Ag+/ Ag là  E o p i n = 0,46V; Biết  E o C u 2 + / C u = 0 , 34 V . Xác định thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Ag+/ Ag. (ảnh 1)

Câu 15

Tổng số phản ứng hóa học xảy ra khi lần lượt cho Fe, Ag, Zn, Al, Au vào dung dịch CuSO4 là bao nhiêu?

Lời giải

Lời giải:

Đáp số: 3.

Dựa vào dãy điện hóa, kim loại đứng trước Cu sẽ tác dụng được với với Cu2+. Như vậy có 3 kim loại trong dãy trên thỏa mãn là: Fe, Zn, Al.

Các phương trình hóa học:

Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.

Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu.

2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu.

4.6

481 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%