15 câu trắc nghiệm Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài 3. Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án
54 người thi tuần này 4.6 236 lượt thi 15 câu hỏi 60 phút
🔥 Đề thi HOT:
Dạng 5: Bài toán về lãi suất ngân hàng có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
Dạng 2: Kỹ thuật chọn điểm rơi trong bài toán cực trị xảy ra ở biên có đáp án
Đề thi minh họa TS vào 10 năm học 2025 - 2026_Môn Toán_Tỉnh Đắk Lắk
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề số 1)
Dạng 6: Bài toán về tăng giá, giảm giá và tăng, giảm dân số có đáp án
123 bài tập Nón trụ cầu và hình khối có lời giải
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
I. Nhận biết
Có mấy bước để giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp cộng đại số?
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Để giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp cộng đại số, ta thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Nhân hai vế của mỗi phương trình với một số thích hợp (nếu cần) sao cho các hệ số của một ẩn nào đó trong hai phương trình của hệ bằng nhau hoặc đối nhau.
Bước 2: Cộng hay trừ từng vế hai phương trình của hệ để được một phương trình một ẩn và giải phương trình đó.
Bước 3: Thế giá trị của ẩn tìm được ở Bước 2 vào một trong hai phương trình của hệ đã cho để tìm giá trị của ẩn còn lại. Kết luận nghiệm của hệ.
Vậy có \(3\) bước để giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp cộng đại số.
Câu 2
Cho hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x - y = 1\,\,\,\left( 1 \right)}\\{3x + 2y = 5\,\,\left( 2 \right)}\end{array}} \right..\)Khi giải hệ phương trình bằng phương pháp thế, ta thế \(x\) ở phương trình \(\left( 1 \right)\) vào phương trình \(\left( 2 \right)\), khi đó ta được phương trình một ẩn là:
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x - y = 1\,\,\,\left( 1 \right)}\\{3x + 2y = 5\,\,\left( 2 \right)}\end{array}} \right..\)
Từ \(\left( 1 \right)\) ta có \(y = 2x - 1\,\,\,\left( 3 \right)\)
Thế \(\left( 3 \right)\) vào \(\left( 2 \right)\) ta được \(3x + 2\left( {2x - 1} \right) = 5\) hay \(3x + 4x - 2 = 5\) hay \(7x = 7.\)
Câu 3
Cho hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y = 2\,\,\,\,\,\left( 1 \right)}\\{2x + y = 3\,\,\,\left( 2 \right)}\end{array}} \right..\) Khi giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số để được phương trình bậc nhất một ẩn, cách đơn giản nhất là:
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Vì hệ số của ẩn y ở hai phương trình của hệ bằng nhau nên cách đơn giản nhất để giải hệ là trừ vế với vế của phương trình \(\left( 1 \right)\) cho phương trình \(\left( 2 \right).\)
Câu 4
Biết hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ax + 3y = 1}\\{x + by = - 2}\end{array}} \right.\) nhận cặp số \(\left( { - 2;3} \right)\) là một nghiệm. Khi đó giá trị của \(a,\,b\)là
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Vì hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ax + 3y = 1}\\{x + by = - 2}\end{array}} \right.\) nhận cặp số \(\left( { - 2;3} \right)\) là một nghiệm nên \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 2a + 9 = 1}\\{ - 2 + 3b = - 2}\end{array}} \right.\)
Suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 4}\\{b = 0}\end{array}} \right..\)
Vậy \(a = 4;\,b = 0\) thì hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ax + 3y = 1}\\{x + by = - 2}\end{array}} \right.\) nhận cặp số \(\left( { - 2;3} \right)\) là một nghiệm.
Câu 5
Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 2y = 5}\\{2x + 3y = 8}\end{array}} \right.\)có nghiệm là
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 2y = 5\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)}\\{2x + 3y = 8\,\,\,\,\left( 2 \right)}\end{array}} \right.\)
Từ \(\left( 1 \right)\) suy ra \(x = 5 - 2y.\) Thay \(x = 5 - 2y\) vào phương trình \(\left( 2 \right)\) ta được:
\[2\left( {5 - 2y} \right) + 3y = 8\]
\[10 - 4y + 3y = 8\]
\[ - 4y + 3y = 8 - 10\]
\[ - y = - 2\]
\[y = 2.\]
Thay \(y = 2\) vào \(x = 5 - 2y\) ta được \(x = 5 - 2.2 = 1.\)
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất \(\left( {1;2} \right).\)
Câu 6
II. Thông hiểu
Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y = 5}\\{x - y = 1}\end{array}} \right.\) có nghiệm là
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y = 5\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)}\\{x - y = 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)}\end{array}} \right.\)
Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\) suy ra
\(\left( {x + y} \right) + \left( {x + y} \right) = 5 + 1\)
\(x + y + x - y = 6\)
\(2x = 6\)
\(x = 3.\)
Thay \(x = 3\) vào phương trình \(\left( 1 \right)\) ta được \(3 + y = 5\) suy ra \(y = 2.\)
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất \(\left( {3;2} \right).\)
Câu 7
Gọi \(\left( {x;y} \right)\) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x - 3y = 1}\\{x + 4y = 6}\end{array}} \right..\) Giá trị biểu thức \(A = x + y\) là
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x - 3y = 1\,\,\,\left( 1 \right)}\\{x + 4y = 6\,\,\,\,\,\left( 2 \right)}\end{array}} \right.\)
Từ \(\left( 2 \right)\)suy ra \(x = 6 - 2y.\) Thay \(x = 6 - 2y\)vào phương trình \(\left( 1 \right)\)ta được:
\(\)\(2\left( {6 - 2y} \right) - 3y = 1\)
\(12 - 4y - 3y = 1\)
\( - 4y - 3y = 1 - 12\)
\( - 7y = - 11\)
\(y = \frac{{11}}{7}.\)
Thay \(y = \frac{{11}}{7}\) vào \(x = 6 - 2y\) ta được \(x = 6.2 - \frac{{11}}{7} = \frac{{20}}{7}.\)
Suy ra \(A = \frac{{20}}{7} + \frac{{11}}{7} = \frac{{31}}{7}.\)
Vậy \(A = \frac{{31}}{7}.\)
Câu 8
Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3\left( {x + 1} \right) - 2\left( {y - 1} \right) = 4}\\{4\left( {x - 2} \right) + 3\left( {y + 1} \right) = 5}\end{array}} \right.\) có nghiệm là
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3\left( {x + 1} \right) - 2\left( {y - 1} \right) = 4}\\{4\left( {x - 2} \right) + 3\left( {y + 1} \right) = 5}\end{array}} \right.\)
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3x + 3 - 2y + 2 = 4}\\{4x - 8 + 3y + 3 = 5}\end{array}} \right.\)
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3x - 2y = - 1}\\{4x + 3y = 10}\end{array}} \right..\)
Nhân hai vế phương trình thứ nhất với \(3,\) nhân hai vế phương trình thứ hai với \(2.\) Ta được hệ phương trình mới \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{9x - 6y = - 3}\\{8x + 6y = 20}\end{array}} \right.\)
Cộng từng vế hai phương trình ta được: \(\left( {9x - 6y} \right) + \left( {8x + 6y} \right) = - 3 + 20\)
\(17x = 17\)
\(x = 1.\)
Thế \(x = 1\) vào phương trình thứ nhất ta được: \(3.1 - 2y = - 1\) hay \(y = 2.\)
Vậy hệ phương trình đã cho có duy nhất một nghiệm \(\left( {1;2} \right).\)
Câu 9
Với giá trị nào của \(a;\,b\)để đồ thị hàm số \(y = {\rm{ax}} + b\) đi qua hai điểm \(A\left( {2;3} \right)\) và \(B\left( {1; - 4} \right)\) là
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Vì đồ thị hàm số \(y = {\rm{ax}} + b\) đi qua điểm \(A\left( {2;3} \right)\)nên \(2a + b = 3.\)
Vì đồ thị hàm số \(y = {\rm{ax}} + b\)đi qua điểm \(B\left( {1; - 4} \right)\) nên \( - a + b = - 4.\)
Suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2a + b = 3\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)}\\{ - a + b = - 4\,\,\,\,\left( 2 \right)}\end{array}} \right.\)
Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\) suy ra: \(\left( {2a + b} \right) - \left( { - a + b} \right) = 3 - \left( { - 4} \right)\)
\(2a + b + a - b = 7\)
\(3a = 7\)
\(a = \frac{7}{3}\)
Suy ra \(b = \frac{7}{3} - 4 = \frac{{ - 5}}{3}.\)
Câu 10
Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x - 2y = 1}\\{3x - 2y = 3}\end{array}} \right.\) là cặp \(\left( {x;y} \right).\) Khẳng định nào sau đây sai?
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x - 2y = 1\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)}\\{3x - 2y = 3\,\,\,\left( 2 \right)}\end{array}} \right.\)
Lấy \(\left( 2 \right)\)trừ vế với vế với \(\left( 1 \right)\) ta được \(2x = 2\) hay \(x = 1\).
Từ \(\left( 1 \right)\) suy ra \(y = \frac{{1 - x}}{{ - 2}} = \frac{{1 - 1}}{{ - 2}} = 0.\)
Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x - 2y = 1}\\{3x - 2y = 3}\end{array}} \right.\) là cặp \(\left( {x;y} \right) = \left( {1;0} \right).\)
Câu 11
Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{2}{x} + \frac{1}{y} = 3}\\{\frac{6}{x} - \frac{7}{y} = - 1}\end{array}} \right.\)có nghiệm là
Lời giải
Đáp án đúng là: B
Ta có điều kiện xác định: \(x \ne 0;\,y \ne 0.\)
Đặt \(\frac{1}{x} = a;\,\frac{1}{y} = b,\) khi đó hệ phương trình trên có dạng: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2a + b = 3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)}\\{6a - 7b = - 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)}\end{array}} \right.\)
Từ \(\left( 1 \right)\)suy ra \(b = 3 - 2a.\)Thay \(b = 3 - 2a\) vào \(\left( 2 \right)\)ta được:
\(6a - 7\left( {3 - 2a} \right) = - 1\)
\(6a - 21 + 14a = - 1\)
\(20a = 20\)
\(a = 1.\)
Suy ra \(b = 3 - 2.1 = 1\)
Suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{1}{x} = 1}\\{\frac{1}{y} = 1}\end{array}} \right.\) suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 1}\\{y = 1}\end{array}} \right.\) (thỏa mãn điều kiện xác định)
Vậy hệ phương trình có nghiệm duy nhất là \(\left( {1;1} \right).\)
Câu 12
Gọi \(\left( {x;y} \right)\) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left( {3x + 2} \right)\left( {2y - 3} \right) = 6xy}\\{\left( {4x + 5} \right)\left( {y - 5} \right) = 4xy}\end{array}} \right..\) Giá trị biểu thức \(A = x.y\) là
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left( {3x + 2} \right)\left( {2y - 3} \right) = 6xy}\\{\left( {4x + 5} \right)\left( {y - 5} \right) = 4xy}\end{array}} \right..\)
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{6xy - 9x + 4y - 6 = 6xy}\\{4xy + 20x + 5y - 25 = 4xy}\end{array}} \right.\)
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 9x + 4y = 6}\\{ - 20x + 5y = 25}\end{array}} \right..\)
Nhân hai vế phương trình thứ nhất với \(5,\)nhân hai vế phương trình thứ hai với \(4.\) Ta được hệ phương trình mới: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 45x + 20y = 30}\\{ - 80x + 20y = 100}\end{array}} \right..\)
Trừ từng vế hai phương trình ta được: \(\left( { - 45x + 20y} \right) - \left( { - 80x + 20y} \right) = 30 - 100\)
\(35x = - 70\)
\(x = - 2.\)
Thế \(x = - 2\) vào phương trình thứ nhất ta được: \(\left( { - 9} \right).\left( { - 2} \right) + 4y = 6\) hay \(y = - 3.\)
Hệ phương trình đã cho có một nghiệm duy nhất \(\left( { - 2; - 3} \right).\)
Vậy \(A = x.y = \left( { - 2} \right).\left( { - 3} \right) = 6.\)
Câu 13
III. Vận dụng
Gọi \(\left( {x;y} \right)\) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left( {3x + 2} \right)\left( {2y - 3} \right) = 6xy}\\{\left( {4x + 5} \right)\left( {y - 5} \right) = 4xy}\end{array}} \right..\) Giá trị biểu thức \(A = x.y\) là
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left( {3x + 2} \right)\left( {2y - 3} \right) = 6xy}\\{\left( {4x + 5} \right)\left( {y - 5} \right) = 4xy}\end{array}} \right..\)
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{6xy - 9x + 4y - 6 = 6xy}\\{4xy + 20x + 5y - 25 = 4xy}\end{array}} \right.\)
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 9x + 4y = 6}\\{ - 20x + 5y = 25}\end{array}} \right..\)
Nhân hai vế phương trình thứ nhất với \(5,\)nhân hai vế phương trình thứ hai với \(4.\) Ta được hệ phương trình mới: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 45x + 20y = 30}\\{ - 80x + 20y = 100}\end{array}} \right..\)
Trừ từng vế hai phương trình ta được: \(\left( { - 45x + 20y} \right) - \left( { - 80x + 20y} \right) = 30 - 100\)
\(35x = - 70\)
\(x = - 2.\)
Thế \(x = - 2\) vào phương trình thứ nhất ta được: \(\left( { - 9} \right).\left( { - 2} \right) + 4y = 6\) hay \(y = - 3.\)
Hệ phương trình đã cho có một nghiệm duy nhất \(\left( { - 2; - 3} \right).\)
Vậy \(A = x.y = \left( { - 2} \right).\left( { - 3} \right) = 6.\)
Câu 14
Với giá trị nào của tham số \(m\) để hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3x + y = 4}\\{\left( {2m + 1} \right)x + 7y = 8}\end{array}} \right.\) có nghiệm duy nhất thỏa mãn\(x = y?\)
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3x + y = 4\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)}\\{\left( {2m + 1} \right)x + 7y = 8\,\,\,\left( 2 \right)}\end{array}} \right.\)
Từ \(\left( 1 \right)\) suy ra \(y = 4 - 3x.\) Thay \(y = 4 - 3x\) vào \(\left( 2 \right)\) ta được:
\(\left( {2m + 1} \right)x + 7\left( {4 - 3x} \right) = 8\)
\(\left( {2m + 1} \right)x + 28 - 21x = 8\)
\(\left( {2m - 20} \right)x = - 20\)
\(\left( {m - 10} \right)x = - 10.\)
Để hệ phương trình có nghiệm duy nhất thì \(m \ne 10,\) khi đó \(x = \frac{{ - 10}}{{m - 10}}.\)
Suy ra \(y = 4 + \frac{{30}}{{m - 10}} = \frac{{4m - 10}}{{m - 10}}.\)
Để hệ phương trình có nghiệm duy nhất \(x = y\)thì:
\(\frac{{ - 10}}{{m - 10}} = \frac{{4m - 10}}{{m - 10}}\)
Suy ra: \(4m - 10 = - 10\)
\(4m = 0\)
\(m = 0\) (thỏa mãn)
Vậy \(m = 0.\)
Câu 15
Hai xí nghiệp theo kế hoạch phải làm \(300\) sản phẩm. Trên thực tế, xí nghiệp I vượt mức \(15\% ,\) xí nghiệp II vượt mức \(10\% ,\) do đó cả hai xí nghiệp làm tổng cộng \(336\) sản phẩm. Số sản phẩm xí nghiệp II phải làm theo kế hoạch là
Lời giải
Đáp án đúng là: A
Gọi số sản phẩm phải làm theo kế hoạch của mỗi xí nghiệp lần lượt là \(x;\,y\) (sản phẩm) \(\left( {0 < x,\,y < 300;\,x,\,y \in \mathbb{Z}} \right).\)
Vì theo kế hoạch hai xí nghiệp sản xuất được \(300\) sản phẩm do đó ra có phương trình \(x + y = 300\,\,\,\left( 1 \right)\)
Vì thực tế, xí nghiệp I sản xuất vượt mức \(15\% ,\) xí nghiệp II sản xuất vượt mức \(10\% ,\) cả hai xí nghiệp làm tổng cộng \(336\) sản phẩm do đó, ta có phương trình \(1,15x + 1,1y = 336\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\) ta có hệ phương trình
\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y = 300}\\{1,15x + 1,1y = 336}\end{array}} \right.\]
\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y = 300}\\{115x + 110y = 33\,\,600}\end{array}} \right.\]
\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{110x + 110y = 33\,\,000}\\{115x + 110y = 33\,\,600}\end{array}} \right.\]
\[\left\{ \begin{array}{l}5x = 600\\x + y = 300\end{array} \right.\]
\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 120}\\{y = 180}\end{array}} \right.\](thỏa mãn)
Vậy theo kế hoạch xí nghiệp II phải làm \(180\) sản phẩm.
47 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%