20 câu trắc nghiệm Bài tập làm văn Kết nối tri thức có đáp án

42 người thi tuần này 4.6 56 lượt thi 20 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

3847 người thi tuần này

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT - Tuần 29 có đáp án

56.8 K lượt thi 14 câu hỏi
3210 người thi tuần này

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT - Tuần 30 có đáp án

56.2 K lượt thi 10 câu hỏi
2754 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 3 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 1)

34.8 K lượt thi 11 câu hỏi
1576 người thi tuần này

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT - Tuần 31 có đáp án

54.6 K lượt thi 9 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Đâu là cách viết đúng tên nhân vật:

Lời giải

D. Cô-li-a.

Hướng dẫn giải:

Cô-li-a là tên riêng nước ngoài cần sử dụng các từ gạch nối để viết đúng quy tắc.

Câu 2

Cô giáo giao cho các bạn bài tập gì?

Lời giải

B. Bài tập làm văn.

Hướng dẫn giải:

Chú ý chi tiết: Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

Câu 3

Cô giáo yêu cầu học sinh viết bài về đề gì?

Lời giải

A. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.

Hướng dẫn giải:

Chú ý chi tiết: Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

Câu 4

Chi tiết nào thể hiện sự lúng túng của Cô-li-a khi làm bài?

Lời giải

B. Loay hoay một lúc mới bắt đầu viết.

Hướng dẫn giải:

Chú ý chi tiết trong bài đọc: Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khen mùi soa.”

Câu 5

Việc đầu tiên Cô-li-a viết khi giúp đỡ mẹ là gì?

Lời giải

B. Quét nhà và rửa bát đĩa.

Hướng dẫn giải:

Cô-li-a không làm các công việc:

Gấp quần áo và trông em.

Lau nhà và quét sân.

Giặt quần áo và nấu cơm.

Câu 6

Mẹ Cô-li-a đã nhờ Cô-li-a việc gì?

Lời giải

A. Giặt áo sơ mi và quần áo lót.

Hướng dẫn giải:

Chú ý chi tiết:

Mấy hôm sau, sáng Chủ nhật, mẹ bảo tôi:

Cô – li – a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!

Câu 7

Khi được mẹ nhờ giúp đỡ các công việc trong gia đình, Cô-li-a đã có thái độ như thế nào?

Lời giải

B. Vui vẻ nhận lời.

Hướng dẫn giải:

Chú ý chi tiết:

Mấy hôm sau, sáng Chủ nhật, mẹ bảo tôi:

Cô – li – a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!

Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.

Câu 8

Cậu bé muốn làm gì để mẹ đỡ vất vả?

Lời giải

C. Giúp mẹ làm nhiều việc hơn.

Câu 9

Dấu ngoặc kép được kí hiệu như thế nào?

Lời giải

A. “”.

Hướng dẫn giải:

A. “”.  dấu ngoặc kép.

B. ?  dấu hỏi chấm.

C. !.  dấu chấm than.

D. ;.  dấu chấm phẩy.

Câu 10

Đâu không phải là tác dụng của dấu ngoặc kép?

Lời giải

C. Đánh dấu một câu ghi lại ý nghĩa của nhân vật.

Hướng dẫn giải:

Tác dụng của dấu ngoặc kép đó là:

Đánh dấu một câu ghi lại lời nói của nhân vật.

Đánh dấu lời đối thoại của các nhân vật.

Đánh dấu một câu được trích nguyên văn.

Câu 11

Khăn mùi soa là loại khăn như thế nào?

Lời giải

B. Khăn bỏ túi dùng để lau mặt, lau tay.

Hướng dẫn giải:

“Khăn mùi xoa” là loại khăn bỏ túi dùng để lau mặt, lau tay.

Câu 12

Viết lia lại được hiểu là hành động viết như thế nào?

Lời giải

D. Viết rất nhanh và liên tục.

Hướng dẫn giải:

Viết lia lại được hiểu là viết rất nhanh và liên tục.

Câu 13

Tại sao Cô-li-a lại lúng túng khi viết bài văn?

Lời giải

B. Vì Cô-li-a không hay giúp đỡ mẹ việc nhà.

Hướng dẫn giải:

Cô-li-a lúng túng khi viết bài văn vì Cô-li-a không hay giúp đỡ mẹ việc nhà.

Câu 14

Để kéo dài bài văn, Cô-li-a đã làm gì?

Lời giải

D. Viết thêm về những việc mà bạn ấy chưa làm

Hướng dẫn giải:

Chú ý chi tiết: Những chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủi như thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết: Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp: “Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần”. Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn cuả mình: “Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả.”

Câu 15

Tại sao Cô-li-a lại vui vẻ nhận lời mẹ giao việc nhà.

Lời giải

B. Vì đó là những việc mà Cô-li-a đã viết ở trong bài.

Hướng dẫn giải:

Chú ý chi tiết:

Mấy hôm sau, sáng Chủ nhật, mẹ bảo tôi:

Cô – li – a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!

Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.

Câu 16

Ý nghĩa của câu chuyện trong bài “Bài tập làm văn” là gì?

Lời giải

C. Lắng nghe, chia sẻ với bố mẹ.

Hướng dẫn giải:

Ý nghĩa của câu chuyện trong bài “Bài tập làm văn” là hãy luôn lắng nghe, chia sẻ với bố mẹ và những người thân yêu.

Câu 17

Đâu là công việc các em có thể làm để giúp đỡ bố mẹ?

Lời giải

D. Tất cả các đáp án trên.

Hướng dẫn giải:

Công việc các em có thể làm để giúp đỡ bố mẹ đó là

Gấp quần áo giúp bố mẹ.

Lau nhà giúp bố mẹ.

Dọn cơm giúp bố mẹ.

Câu 18

Dấu ngoặc kép trong câu: Mẹ hỏi tôi “Hôm nay con làm bài kiểm tra thế nào có tác dụng như thế nào?

Lời giải

A. Đánh dấu một câu ghi lại lời nói của nhân vật.

Hướng dẫn giải:

Dấu ngoặc kép trong câu: Mẹ hỏi tôi “Hôm nay con làm bài kiểm tra thế nào có tác dụng đánh dấu một câu ghi lại lời nói của nhân vật.

Câu 19

Sau bài viết văn, Cô-li-a đã thay đổi như thế nào?

Lời giải

B. Cậu bé vui vẻ giúp đỡ mẹ làm việc nhà.

Hướng dẫn giải:

Sau bài viết văn, Cô-li-a đã thay đổi cậu bé vui vẻ giúp đỡ mẹ làm việc nhà.

Câu 20

Sau bài đọc, em học thêm được điều gì bổ ích:

Lời giải

B. Thường xuyên giúp bố mẹ việc nhà.

Hướng dẫn giải:

Sau bài đọc em hiểu rằng chúng ta cần phải thường xuyên giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

4.6

11 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%