Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề số 2)

182 người thi tuần này 4.6 3 K lượt thi 20 câu hỏi 60 phút

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

A. Trắc nghiệm

Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Giá trị của \[m\] để hàm số \[y = \left( {2 - m} \right){x^2}\,\,\left( {m \ne 2} \right)\] nghịch biến với mọi giá trị của \[x > 0\] là

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Hàm số \[y = \left( {2 - m} \right){x^2}\,\,\left( {m \ne 2} \right)\] nghịch biến với mọi giá trị của \[x > 0\] khi \[2 - m > 0\] hay \[m > 2.\]

Câu 2

Cho parabol \(\left( P \right):\,y\, = \,\frac{1}{2}{x^2}\) và đường thẳng \(\left( d \right):\,y\, = \,x\, - \,\frac{1}{2}\). Tọa độ giao điểm của đường thẳng \(\left( d \right)\) và parabol \(\left( P \right)\) là

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Hoành giao điểm của đường thẳng \(\left( d \right)\) và Parabol \(\left( P \right)\) là nghiệm của phương trình

\(\,\frac{1}{2}{x^2} = x - \frac{1}{2}\)

\({x^2} - 2x + 1 = 0\)

\({\left( {x - 1} \right)^2} = 0\)

\(x - 1 = 0\)

\(x = 1\)

Thay \(x = 1\) vào \(\left( d \right)\) ta được \(y\, = \,1\, - \,\frac{1}{2} = \frac{1}{2}\).

Tọa độ giao điểm của đường thẳng \(\left( d \right)\) và parabol \(\left( P \right)\) là: \(\left( {1\,;\,\,\frac{1}{2}} \right)\).

Câu 3

Cho phương trình \[a{x^2} + bx + c = 0\,\,\,\left( {a \ne 0} \right)\] có biệt thức \(\Delta = {b^2} - 4ac\). Phương trình đã cho vô nghiệm khi

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Khi \(\Delta < 0\) thì phương trình vô nghiệm.

Câu 4

Hai số \(u,\,v\) có tổng và tích lần lượt là 32 và 231. Khi đó \(u\) và \(v\) là nghiệm của phương trình nào dưới đây?

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Vì \(u + v = 32\,;\,\,uv = 231\) nên \(u\) và \(v\) là nghiệm của phương trình \({x^2} - 32x + 231 = 0.\)

Câu 5

Công thức tính giá trị đại diện của nhóm \[\left[ {{a_i};{a_{i + 1}}} \right)\] là

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Công thức tính giá trị đại diện của nhóm \[\left[ {{a_i};{a_{i + 1}}} \right)\] là: \[{x_i} = \frac{{{a_i} + {a_{i + 1}}}}{2},\] với \[i = 1,2,...,k.\]

Do đó ta chọn phương án C.

Câu 6

Cho bảng tần số ghép nhóm:

Nhóm

\[\left[ {7\,;\,\,13} \right)\]

\[\left[ {13\,;\,\,19} \right)\]

\[\left[ {19\,;\,\,25} \right)\]

\[\left[ {25\,;\,\,31} \right)\]

\[\]Tần số

\(5\)

\[10\]

\[20\]

\[15\]

Mệnh đề sai là mệnh đề

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Tần số tương đối ghép nhóm của nhóm \[\left[ {19;25} \right)\] là \(\frac{{20}}{{5 + 10 + 20 + 15}} = 40\% \).

Do đó ta chọn phương án D.

Câu 7

Trong một kỳ thi học sinh giỏi Toán (thang điểm 20) của 50 học sinh, kết quả được cho bởi

biểu đồ sau:

Trong một kỳ thi học sinh giỏi Toán (thang điểm 20) của 50 học sinh, kết quả được cho bởibiểu đồ sau:Tần số của nhóm thí sinh có điểm thi thấp nhất là (ảnh 1)

Tần số của nhóm thí sinh có điểm thi thấp nhất là

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Quan sát biểu đồ, ta thấy nhóm thí sinh có điểm thi thấp nhất là \[\left[ {8;\,\,10} \right),\] có tần số là 3.

Do đó ta chọn phương án B.

Câu 8

Thống kê thời gian của 78 chương trình quảng cáo trên Đài truyền hình tỉnh X có 38 chương trình quảng cáo từ 10 đến 17 giây. Xác suất thực nghiệm của biến cố trên là

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Xác suất thực nghiệm của biến cố trên là \(\frac{{38}}{{78}}\).

Câu 9

Khẳng định nào sau đây là sai?

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Phương án A, B, C đúng.

Phương án D sai. Sửa lại: Đường tròn ngoại tiếp một tam giác là đường tròn đi qua cả ba đỉnh của tam giác đó.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 10

Góc nội tiếp nhỏ hơn hoặc bằng \(90^\circ \) có số đo

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Trong một đường tròn, góc nội tiếp nhỏ hơn hoặc bằng \(90^\circ \) có số đo bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung.

Câu 11

Khi quay thuận chiều \(\alpha ^\circ \) tâm \[O\] điểm \[A\] thành điểm \[B\] thì điểm \[A\] tạo thành cung \[AB\] có số đo bằng

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Khi quay thuận chiều \(\alpha ^\circ \) tâm \[O\] điểm \[A\] thành điểm \[B\] thì điểm \[A\] tạo thành cung \[AB\] có số đo bằng \(\alpha ^\circ \).

Câu 12

Số cạnh của đa giác đều có số đường chéo bằng số cạnh là

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Giả sử đa giác đều đó có \[n\] cạnh.

Từ mỗi đỉnh của hình \[n\] – giác lồi kẻ được \(n - 1\) đoạn thẳng đến các đỉnh còn lại, trong đó có hai đoạn thẳng là cạnh của đa giác, \(n - 3\) đoạn thẳng là đường chéo.

Đa giác có n đỉnh nên kẻ được \(n\left( {n - 3} \right)\) đường chéo, trong đó mỗi đường chéo tính 2 lần.

Vậy số đường chéo của hình n - giác lồi là \(\frac{{n\left( {n - 3} \right)}}{2}\).

Đa giác đều có số đường chéo bằng số cạnh nên \(\frac{{n\left( {n - 3} \right)}}{2} = n\), suy ra \(n = 5\).

Câu 13

Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai

Cho phương trình \(2{x^2} - 3x + 1 = 0.\)

a) Phương trình đã cho có hệ số \(a = 2\,;\,\,b = 3\,;\,\,c = 1.\)

b) Tổng các hệ số \(a,\,\,b,\,\,c\) là 0.

c) Phương trình đã cho có hai nghiệm đều dương.

d) Tích hai nghiệm của phương trình đã cho là 1.

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án: a) Sai.b) Đúng.c) Đúng.d) Sai.

Xét phương trình \({x^2} - 6x + 5 = 0.\)

⦁ Phương trình đã cho có hệ số \(a = 2\,;\,\,b = - 3\,;\,\,c = 1.\) Do đó ý a) là sai.

⦁ Tổng các hệ số \(a,\,\,b,\,\,c\) là \(a + b + c = 2 + \left( { - 3} \right)\, + 1 = 0.\) Do đó ý b) là đúng.

⦁ Ta có \(a + b + c = 0\) nên phương trình có hai nghiệm \({x_1} = 1,\,\,{x_2} = \frac{1}{2}.\)

Khi đó, cả hai nghiệm của phương trình đã cho đều dương. Do đó ý c) là đúng.

⦁ Phương trình có hai nghiệm \({x_1} = 1,\,\,{x_2} = \frac{1}{2}.\)

Do đó, tích hai nghiệm của phương trình đã cho là \({x_1} + {x_2} = 1 \cdot \frac{1}{2} = \frac{1}{2}\). Do đó ý d) là sai.

Câu 14

Một cái ly thủy tinh (như hình vẽ), phần phía trên là hình nón có chiều cao \[7\,{\rm{cm,}}\] có đáy đường tròn bán kính \[4\,\,{\rm{cm}}{\rm{.}}\] Biết trong ly đang chứa rượu với mức rượu đang cách miệng ly là \[3\,\,{\rm{cm}}.\]

Một cái ly thủy tinh (như hình vẽ), phần phía trên là hình nón có chiều cao   7 c m ,   có đáy đường tròn bán kính   4 c m .   Biết trong ly đang chứa rượu với mức rượu đang cách miệng ly là   3 c m . (ảnh 1)

a) Thể tích hình nón có bán kính đáy \(R\) và chiều cao \(h\), được tính bằng công thức: \(V = \pi {R^2}h.\)

b) Chiều cao của phần rượu có trong ly là \[4\,\,{\rm{cm}}.\]

c) Thể tích của cái ly thủy tinh là \[\frac{{28}}{3}\pi \,\,{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}{\rm{.}}\]

d) Tỉ số giữa thể tích của phần còn lại trong ly rượu so với thể tích ly là \[\frac{4}{7}\].

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp án: a) Đúng.b) Đúng.c) Sai.d) Sai.

⦁ Thể tích hình nón có bán kính đáy \(R\) và chiều cao \(h\), được tính bằng công thức: \(V = \frac{1}{3}\pi {R^2}h.\)

Do đó ý a) là sai.

⦁ Chiều cao của phần rượu có trong ly là \[7 - 3 = 4\,\,\left( {{\rm{cm}}} \right)\]. Do đó ý b) là đúng.

⦁ Thể tích của cái ly thủy tinh là \[V = \frac{1}{3}\pi \cdot {4^2} \cdot 7 = \frac{{112}}{3}\pi \,\,\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}} \right){\rm{.}}\] Do đó ý c) là sai.

⦁ Tỉ số giữa thể tích của phần còn lại trong ly rượu so với thể tích ly là: \[1 - {\left( {\frac{4}{7}} \right)^3} = \frac{{279}}{{343}}\].

Do đó ý d) là sai.

Câu 15

Phần 3. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn

Để chở 15 tấn thiết bị phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, một đội vận chuyển dự định sử dụng các xe tải loại nhỏ. Do thay đổi kế hoạch, đội vận chuyển quyết định chỉ sử dụng các xe tải loại lớn. Vì vậy, số xe sử dụng giảm đi hai xe so với dự định và mỗi xe tải loại lớn chở nhiều hơn mỗi xe tải loại nhỏ là 2 tấn. Biết mỗi xe tải cùng loại đều chở số tấn thiết bị bằng nhau. Hỏi đội vận chuyển sử dụng bao nhiêu xe tải loại lớn?

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp số: 3.

Gọi \[x\] (xe) là số xe tải loại lớn cần sử dụng đề chở hết thiết bị \[\left( {x \in \mathbb{N}*} \right)\].

Số xe tải loại nhỏ cần sử dụng đề chở hết thiết bị là \[x + 2\] (xe).

Số tấn thiết bị mỗi xe tải loại lớn chở được là \(\frac{{15}}{x}\) (tấn).

Số tấn thiết bị mỗi xe tải loại nhỏ chở được là \(\frac{{15}}{{x + 2}}\) (tấn).

Theo bài ra ta có phương trình: \(\frac{{15}}{x} - \frac{{15}}{{x + 2}} = 2\)

\(15\left( {x + 2} \right) - 15x = 2x{\rm{\;}}\left( {{\rm{\;}}x + 2} \right)\)

\(15\left( {x + 2 - x} \right) = 2{x^2} + 4{\rm{\;}}x\)

\(2{x^2} + 4{\rm{\;}}x - 30 = 0\)

\({x^2} + 2{\rm{\;}}x - 15 = 0\)

\(x = 3\) (TMĐK) hoặc \[{\rm{\;}}x = - 5\] (loại)

Vậy đội vận chuyển sử dụng 3 xe tải loại lớn.

Câu 16

Một hộp chứa 4 tấm thẻ cùng loại được đánh số 1;4;7;9 Bạn Khuê và bạn Hương lần lượt mỗi người lấy ra 1 tấm thẻ từ hộp. Tính xác suất của biến cố \(A:\) “Số ghi trên tấm thẻ của bạn Khuê nhỏ hơn số ghi trên tấm thẻ của bạn Hương” (viết kết quả dưới dạng số thập phân).

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp số: \(0,5\).

Không gian mẫu của phép thử là:

\[\Omega = \left\{ {\left( {1\,;\,\,4} \right)\,;\,\,\left( {1\,;\,\,7} \right)\,;\,\,\left( {1\,;\,\,9} \right)\,;\,\,\left( {4\,;\,\,1} \right)\,;\,\left( {4\,;\,\,7} \right)\,;\,\left( {4\,;\,\,9} \right)\,;\,\left( {7\,;\,\,1} \right)\,;\,\left( {7\,;\,\,4} \right)\,;\,\left( {7\,;\,\,9} \right)\,;\,\left( {9\,;\,\,1} \right)\,;\,\left( {9\,;\,\,4} \right)\,;\,\left( {9\,;\,\,7} \right)} \right\}\].

Tập Ω có 12 phần tử.

Vì bạn Khuê và Hương lần lượt mỗi người lấy ra ngẫu nhiên một tấm thẻ từ hộp nên các kết quả có thể trên là đồng khả năng.

Xét biến cố \(A:\) “Số ghi trên tấm thẻ của bạn Khuê nhỏ hơn số ghi trên tấm thẻ của bạn Hương”.

Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố A là \[\Omega = \left\{ {\left( {1\,;\,\,4} \right)\,;\,\,\left( {1\,;\,\,7} \right)\,;\,\,\left( {1\,;\,\,9} \right)\,;\,\left( {4\,;\,\,7} \right)\,;\,\left( {4\,;\,\,9} \right);\,\,\left( {7\,;\,\,9} \right)} \right\}\].

Vậy xác suất của biến cố \(A\) là: \(\frac{6}{{12}} = \frac{1}{2} = 0,5.\)

Câu 17

Người ta cần xây dựng một khung cổng hình chữ nhật rộng \[4{\rm{ m}}\] và cao \[3{\rm{ m,}}\] bên ngoài khung cổng được bao bởi một khung thép dạng nửa hình tròn (như hình vẽ). Chiều dài của đoạn thép dùng để làm khung nửa đường tròn đó là bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Người ta cần xây dựng một khung cổng hình chữ nhật rộng   4 m   và cao   3 m ,   bên ngoài khung cổng được bao bởi một khung thép dạng nửa hình tròn (như hình vẽ). Chiều dài của đoạn thép dùng để làm khung nửa đường tròn đó là bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến hàng phần mười). (ảnh 1)

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp số: 60.

Gọi \[ABCD\] là khung cổng hình chữ nhật.

Vẽ hình chữ nhật \[ABEF\] (hình vẽ) và \[O\] là giao điểm của hai đường chéo \[AE,{\rm{ }}BF.\]

Khi đó ta có \[AF = 2AD = 2 \cdot 3 = 6{\rm{ }}\left( {\rm{m}} \right){\rm{.}}\]

Tam giác \[ABF\] vuông tại A, theo định lí Pythagore, ta có:

\[B{F^2} = A{F^2} + A{B^2} = {6^2} + {4^2} = 52.\]

Người ta cần xây dựng một khung cổng hình chữ nhật rộng   4 m   và cao   3 m ,   bên ngoài khung cổng được bao bởi một khung thép dạng nửa hình tròn (như hình vẽ). Chiều dài của đoạn thép dùng để làm khung nửa đường tròn đó là bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến hàng phần mười). (ảnh 2)

Do đó \[BF = \sqrt {52} = 2\sqrt {13} \,\,\left( {{\rm{cm}}} \right).\]

Vì vậy bán kính đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật \[ABEF\] là: \[R = \frac{{BF}}{2} = \sqrt {13} \,\,\left( {{\rm{cm}}} \right).\]

Chu vi đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật \[ABEF\] là: \[C = 2\pi R = 2\pi \sqrt {13} \,\,\left( {{\rm{cm}}} \right).\]

Vậy chiều dài của đoạn thép dùng để làm khung nửa đường tròn là: \[\frac{C}{2} = \frac{{2\pi \sqrt {13} }}{2} \approx 11,33\,\,\left( {{\rm{cm}}} \right).\]

Câu 18

Một khối đồ chơi gồm hai khối trụ \(\left( {{H_1}} \right)\), \(\left( {{H_2}} \right)\) xếp chồng lên nhau, lần lượt có bán kính đáy và chiều cao tương ứng là \({r_1}\), \({h_1}\), \({r_2}\), \({h_2}\) thỏa mãn \({r_2} = \frac{1}{2}{r_1}\), \({h_2} = 2{h_1}\) (tham khảo hình vẽ). Biết rằng thể tích của toàn bộ khối đồ chơi bằng \(30{\rm{ c}}{{\rm{m}}^3}.\) Tính thể tích khối trụ \(\left( {{H_1}} \right)\).

Một khối đồ chơi gồm hai khối trụ   ( H 1 )  ,   ( H 2 )   xếp chồng lên nhau, lần lượt có bán kính đáy và chiều cao tương ứng là   r 1  ,   h 1  ,   r 2  ,   h 2   thỏa mãn   r 2 = 1 2 r 1  ,   h 2 = 2 h 1   (tham khảo hình vẽ). Biết rằng thể tích của toàn bộ khối đồ chơi bằng   30 c m 3 .   Tính thể tích khối trụ   ( H 1 )  . (ảnh 1)

Lời giải

Hướng dẫn giải

Đáp số: 20.

Thể tích khối \(\left( {{H_1}} \right)\) là \[{V_1} = \pi r_1^2{h_1}\].

Thể tích khối \(\left( {{H_2}} \right)\) là \[{V_2} = \pi r_2^2{h_2} = \pi \frac{1}{4}r_1^22{h_1} = \frac{1}{2}\pi r_1^2{h_1} = \frac{1}{2}{V_1}\].

Mà \[{V_1} + {V_2} = 30\] nên \[{V_1} + \frac{1}{2}{V_1} = 30\].

Do đó \[\frac{3}{2}{V_1} = 30\] hay \[{V_1} = 20\,\,{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}.\]

Vậy thể tích của khối \(\left( {{H_1}} \right)\) là \(20{\rm{ c}}{{\rm{m}}^3}.\)

Câu 19

B. Tự luận

1. Kết quả nhảy xa của một lớp (đơn vị mét) được cho trong bảng sau:

2,4

3,1

2,7

2,8

3,2

2,8

4,1

3,2

2,1

3,2

2,1

3,2

2,3

2,5

2,6

3,3

3,6

2,0

2,0

2,7

3,1

2,3

4,3

3,9

3,9

3,5

3,6

3,7

2,7

3,5

3,5

2,4

a) Để thu gọn bảng dữ liệu trên thì nên chọn bảng tần số ghép nhóm hay tấn số không ghép nhóm? Vì sao?

b) Hãy lập bảng số liệu làm 5 nhóm trong đó nhóm cuối cùng cự li là từ 4,0 đến dưới 4,5 m. Lập bảng tần số và tần số tương đối ghép nhóm.

2. Cho hai túi I và II mỗi túi chứa 3 tấm thẻ được đánh số \[2\,;\,\,3\,;\,\,4.\] Rút ngẫu nhiên từ mỗi túi ra 1 tấm thẻ và ghép thành số có hai chữ số với chữ số trên tấm thẻ rút từ túi I là chữ số hàng chục. Tính xác suất của biến cố “Số tạo thành là số chia hết cho 3”.

Lời giải

Hướng dẫn giải

1. a) Để thu gọn bảng dữ liệu trên thì nên chọn bảng tần số ghép nhóm vì trong bảng giá trị trên có nhiều giá trị khác nhau và mỗi giá trị lại xuất hiện ít lần.

b) Số học sinh nhảy xa từ \[2,0\,\,{\rm{m}}\] đến dưới \[2,5\,\,{\rm{m}}\] là 9 học sinh;

từ \[2,5\,\,{\rm{m}}\] đến dưới \[3,0\,\,{\rm{m}}\] là 7 học sinh;

từ \[3,0\,\,{\rm{m}}\] đến dưới \[3,5\,\,{\rm{m}}\] là 7 học sinh;

từ \[3,5\,\,{\rm{m}}\] đến dưới \[4,0\,\,{\rm{m}}\] là 7 học sinh;

từ \[4,0\,\,{\rm{m}}\] đến dưới \[4,5\,\,{\rm{m}}\] là 2 học sinh.

Do đó tần số tương ứng với các nhóm là \({m_1} = 9\,;\,{m_2} = 7\,;\,\,{m_3} = 7\,;\,\)\({m_4} = 7\,;\,\,{m_5} = 2.\)

Ta có bảng tần số ghép nhóm như sau:

Kết quả nhảy xa (m)

\(\left[ {2,0\,;\,\,2,5} \right)\)

\(\left[ {2,5\,;\,\,3,0} \right)\)

\(\left[ {3,0\,;\,\,3,5} \right)\)

\[\left[ {3,5\,;\,\,4,0} \right)\]

\(\left[ {4,0\,;\,\,4,5} \right)\)

Số học sinh

9

7

7

7

2

A. Tổng số học sinh trong lớp là \(n = 9 + 7 + 7 + 7 + 2 = 32\).

B. Tỉ lệ học sinh nhảy xa từ \[2,0\,\,{\rm{m}}\] đến dưới \[2,5\,\,{\rm{m}}\] là \(\frac{9}{{32}} \approx 28,1\% \);

C. từ \[2,5\,\,{\rm{m}}\] đến dưới \[3,0\,\,{\rm{m}}\] là \(\frac{7}{{32}} \approx 21,9\% \);

D. từ \[3,0\,\,{\rm{m}}\] đến dưới \[3,5\,\,{\rm{m}}\]là \(\frac{7}{{32}} \approx 21,9\% \);

A. từ \[3,5\,\,{\rm{m}}\] đến dưới \[4,0\,\,{\rm{m}}\] là \(\frac{7}{{32}} \approx 21,9\% \);

B. từ \[4,0\,\,{\rm{m}}\] đến dưới \[4,5\,\,{\rm{m}}\] là \(\frac{2}{{32}} \approx 6,2\% \).

C. Ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm như sau:

Kết quả nhảy xa (m)

\(\left[ {2,0\,;\,\,2,5} \right)\)

\(\left[ {2,5\,;\,\,3,0} \right)\)

\(\left[ {3,0\,;\,\,3,5} \right)\)

\[\left[ {3,5\,;\,\,4,0} \right)\]

\(\left[ {4,0\,;\,\,4,5} \right)\)

Số học sinh

\(28,1\% \)

\(21,9\% \)

\(21,9\% \)

\(21,9\% \)

\(6,2\% \)

2. Không gian mẫu Ω là: \(\Omega = \left\{ {22\,;\,\,23\,;\,\,24\,;\,\,32\,;\,\,33\,;\,\,34\,;\,\,42\,;\,\,43\,;\,\,44} \right\}.\)

Do đó, số phần tử của không gian mẫu là 9.

Vì việc lấy mỗi tấm thẻ từ túi I và II là ngẫu nhiên nên các kết quả có thể là đồng khả năng.

Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tạo thành là số chia hết cho 3” là \[24\,;\,\,33\,;\,\,42.\]

Vậy xác suất của biến cố “Số tạo thành là số chia hết cho 3” là \(\frac{3}{9} = \frac{1}{3}\).

Câu 20

Cho đường tròn \(\left( {O;\,\,R} \right)\). Từ \(A\) trên \(\left( O \right),\) kẻ tiếp tuyến \(d\) với \(\left( O \right).\) Trên đường thẳng \(d\) lấy điểm \(M\) bất kỳ \(\left( M \right.\) khác \(\left. A \right),\) kẻ cát tuyến \(MNP.\) Gọi \(K\) là trung điểm của \(NP,\) kẻ tiếp tuyến \(MB\). Kẻ \[AC \bot MB,\,\,BD \bot AM\,\,\left( {C \in MB,\,\,D \in AM} \right).\] Gọi\[H\] là giao điểm của \[AC\] và \[BD,\] \[I\] là giao điểm của \[OM\] và \[AB.\]

a) Chứng minh tứ giác \(AMBO\) nội tiếp.

b) Chứng minh \(OI \cdot OM = {R^2}\) và \(OI \cdot IM = I{A^2}\).

c) Chứng minh ba điểm \(O,\,\,H,\,\,M\) thẳng hàng.

Lời giải

Hướng dẫn giải

Cho đường tròn   ( O ; R )  . Từ   A   trên   ( O ) ,   kẻ tiếp tuyến   d   với   ( O ) .   Trên đường thẳng   d   lấy điểm   M   bất kỳ   ( M   khác   A ) ,   kẻ cát tuyến   M N P .   Gọi   K   là trung điểm của   N P ,   kẻ tiếp tuyến   M B  . Kẻ   A C ⊥ M B , B D ⊥ A M ( C ∈ M B , D ∈ A M ) .   Gọi  H   là giao điểm của   A C   và   B D ,     I   là giao điểm của   O M   và   A B . (ảnh 1)

a) Ta có \(\widehat {OAM} = 90^\circ \) (do \[MA\] là tiếp tuyến của \[\left( O \right)\], \[A\] là tiếp điểm).

Suy ra ba điểm \(O,\,\,A,\,\,M\) cùng thuộc một đường tròn đường kính \[OM. & \left( 1 \right)\]

Lại có \(\widehat {OBM} = 90^\circ \) (do \[MB\] là tiếp tuyến của \[\left( O \right)\], \[B\] là tiếp điểm).

Suy ra ba điểm \(O,\,\,B,\,\,M\) cùng thuộc một đường tròn đường kính \[OM. & \left( 2 \right)\]

Từ \[\left( 1 \right)\] và \[\left( 2 \right)\] ta được tứ giác \[AMBO\] nội tiếp đường tròn đường kính \[OM.\]

Từ \[\left( 1 \right)\] và \[\left( 2 \right)\] ta được tứ giác \[AMBO\] nội tiếp đường tròn đường kính \[OM.\]

b) Ta có tứ giác \[AMBO\] nội tiếp đường tròn đường kính \[OM.\]

Suy ra \[AB\] là dây cung của đường tròn đường kính \[OM.\]

Do đó \(OM \bot AB\).

Xét \(\Delta OAM\) vuông tại \[A\] có \[AI\] là đường cao.

Xét \(\Delta OAM\) và \[\Delta OIA\] là hai tam giác vuông có góc \[\widehat O\] chung nên

Suy ra \[\frac{{OA}}{{OI}} = \frac{{OM}}{{OA}}\] hay \[O{A^2} = OM.OI\] mà \[OA = R\] nên \(OI \cdot OM = {R^2}\).

Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác vuông \[IOA\], ta có

\[I{A^2} = O{A^2} - O{I^2} = OI \cdot OM - O{I^2} = OI\left( {OM - OI} \right) = OI.IM\].

Ta có \(OA \bot AM\) (do \[AM\] là tiếp tuyến của \(\left( O \right)\) và \(BD \bot MA\) (gt), suy ra \[OA\,{\rm{//}}\,BD\].

Chứng minh tương tự, ta được \[OB\,{\rm{//}}\,{\rm{A}}C\].

Do đó tứ giác \[OAHB\] là hình bình hành.

Mà \(OA = OB = R\) nên tứ giác \[OAHB\] là hình thoi, suy ra \(OH \bot AB\).

Mà \(OM \bot AB\), do đó \[OM \equiv OH\].

Vậy ba điểm \[O,\,\,H,M\] thẳng hàng.

4.6

605 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%