Thông tin tuyển sinh Học viện Quản lý Giáo dục

Video giới thiệu Học viện Quản lý Giáo dục

Giới thiệu

  • Tên trường: Học viện Quản lý Giáo dục
  • Tên tiếng Anh: National Academy of Education Managenment (NAEM)
  • Mã trường: HVQ
  • Hệ đào tạo: Đại học Sau đại học Liên thông
  • Loại trường: Công lập
  • Địa chỉ: 31 Phan Đình Giót Thanh Xuân Hà Nội
  • SĐT: 04-3864.3352
  • Email: hvqlgd@moet.edu.vn
  • Website: http://naem.edu.vn/
  • Facebook: www.facebook.com/naem.edu.vn/

Thông tin tuyển sinh

Thông tin tuyển sinh Học viện quản lý giáo dục năm 2025

1. Đối tượng, điều kiện dự tuyển

Đối tượng, điều kiện tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện, cụ thể như sau:

1.1. Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm:

a) Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương

b) Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật

1.2. Đối tượng dự tuyển quy định tại mục I.1.1 phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định;

b) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành;

c) Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.

 

2. Mô tả phương thức tuyển sinh

2.1. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (Phương thức 301)

2.2 Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 100)

2.3 Xét tuyển sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Phương thức 200 – xét tuyển học bạ)

2.4 Xét tuyển sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy (Phương thức 402)

 

3. Quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp, phương thức tuyển sinh

Ngưỡng đầu vào: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện sẽ thông báo sau khi có hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điểm trúng tuyển các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT, Học viện Quản lý giáo dục sẽ thông báo khi có hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

Thí sinh được phép đăng ký các ngành có tổ chức xét tuyển, không giới hạn số nguyện vọng ngành đăng ký xét tuyển (không phân biệt giữa các phương thức xét tuyển). Học viện xét tuyển theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất.

 

4. Chỉ tiêu tuyển sinh

Học viện Quản lý giáo dục xét tuyển theo các phương thức sau:

Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (Phương thức 301).

Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (Phương thức 100).

Xét tuyển sử dụng kết quả học tập cấp THPT (học bạ) (Phương thức 200).

Xét tuyển sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy (Phương thức 402).

Chỉ tiêu tuyển sinh:

Media VietJack

Thong tin tuyen sinh Hoc vien Quan ly giao duc 2025

Bảng Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ

Media VietJack

Thong tin tuyen sinh Hoc vien Quan ly giao duc 2025

5. Các thông tin cần thiết khác

Điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển: Học viện Quản lý giáo dục không sử dụng các tiêu chí phụ trong xét tuyển ngoài các tiêu chí được quy định trong quy chế tuyển sinh.

Điểm cộng

Tổng điểm cộng khuyến khích và điểm ưu tiên[1] không được vượt quá 3 điểm. Trong trường hợp thí sinh có tổng điểm cộng khuyến khích và điểm ưu tiên vượt quá 3,0 điểm sẽ được tính mức điểm cộng tối đa là 3,0.

Trong trường hợp điểm xét (sau khi cộng điểm khuyến khích và điểm ưu tiên) vượt quá 3 điểm thì sẽ tính điểm xét là 30 điểm (thang điểm tối đa).

Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

 

6. Tổ chức tuyển sinh

Nguyên tắc xét tuyển: Học viện xét tuyển theo mã xét tuyển (ứng với các chương trình đào tạo), lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu, không phân biệt thứ tự nguyện vọng giữa các thí sinh. Điểm xét được tính theo thang điểm 30 và làm tròn đến hai chữ số thập phân.

Điểm xét tuyển thực hiện theo quy định trong thông tin tuyển sinh.

Tuyển sinh đợt 1: thời gian, hình thức nhận ĐKXT, các điều kiện xét tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối từng ngành đào tạo theo thời gian ấn định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Quản lý giáo dục.

Thời gian đăng ký và công bố kết quả:

Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tiếp trên hệ thống của Bộ GD&ĐT, từ 16/7/2025 đến 17h00 ngày 28/7/2025. Thí sinh được dùng chứng chỉ quốc tế để quy đổi sang điểm của môn Tiếng Anh và đăng ký quy đổi trực tuyến trên hệ thống của Bộ GD&ĐT (Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT)

Thời gian công bố điểm chuẩn kết quả trúng tuyển: Theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT, vào ngày 22/08/2025.

Học viện tổ chức tuyển sinh các đợt tiếp theo sau khi kết thúc tuyển sinh đợt 1 theo kế hoạch cùa Bộ GDĐT cho đến hết tháng 12 năm 2025 (nếu còn chỉ tiêu). Kế hoạch cụ thể sẽ được thông báo trên website tuyển sinh của Học viện.

 

7. Chính sách ưu tiên

7.1 Chính sách ưu tiên chung

Học viện Quản lý giáo dục áp dụng chính sách ưu tiên chung theo quy chế tuyển sinh hiện hành theo khu vực và đối tượng. Điểm ưu tiên được tính theo công thức dưới đây, trong đó, Tổng điểm đạt được đã bao gồm điểm cộng khuyến khích:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5]x Mức điểm ưu tiên ( Điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng)

7.2 Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

- Học viện Quản lý giáo dục xét tuyển thẳng cho các đối tượng theo điều 8 Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và theo quy định của Học viện Quản lý giáo dục, cụ thể tại phương thức 301 (xét tuyển thẳng):

- Đối với những thí sinh diện xét tuyển thẳng theo phương thức 301 (xét tuyển thẳng) nếu không sử dụng quyền tuyển thẳng thì khi sử dụng phương thức 100 (dựa trên kết quả thi THPT năm 2025) được cộng điểm ưu tiên vào tổng điểm xét tuyển theo giải thí sinh đạt được cụ thể như sau:

+ Giải nhất: được cộng 3 điểm.

+ Giải nhì, ba: được cộng 2,5 điểm.

+ Giải khuyến khích: được cộng 2 điểm.

Những thí sinh sử dụng quyền ưu tiên xét tuyển gửi hồ sơ trực tiếp về Học viện Quản lý giáo dục theo quy định trong hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

 

8. Lệ phí xét tuyển

Lệ phí xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT, Học viện thực hiện mức thu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

9. Học viện Quản lý giáo dục thực hiện các cam kết đối với thí sinh:

Học viện Quản lý giáo dục cam kết giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro, có trách nhiệm giải quyết việc thí sinh được chuyển đến hoặc chuyển đi do sai sót trong tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

 

10. Học phí, học bổng và các quyền lợi của thí sinh trúng tuyển

10.1 Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có)

Căn cứ Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

- Mức học phí tối đa năm học 2024-2025 đối với các ngành: 16.400.000đ/năm học

Điểm chuẩn các năm

A. Điểm chuẩn, điểm trúng Học viện Quản lý giáo dục năm 2024 mới nhất
Media VietJack

B. Điểm chuẩn, điểm trúng Học viện Quản lý giáo dục năm 2023 mới nhất

Trường Học viện Quản lý giáo dục chính thức công bố điểm chuẩn, trúng tuyển các ngành và chuyên nghành đào tạo hệ đại học chính quy năm 2023. Mời các bạn xem ngay thông tin điểm chuẩn các tổ hợp môn từng ngành chi tiết tại đây:

Điểm chuẩn Học viện quản lý giáo dục năm 2023

TT

Mã ngành

Ngành học

Theo kết quả thi tốt nghiệp THPT QG

Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ)

Tổ hợp môn xét tuyển

Điểm chuẩn

1

7140114

Quản lý giáo dục

A00; A01; C00; D01

15.0

18.0

2

7310403

Tâm lý học giáo dục

A00; B00; C00; D01

15.0

18.0

3

7340101

Quản trị văn phòng

A00; A01; D01; C00

15.0

18.0

4

7310101

Kinh tế

A00; A01; D01; D10

15.0

18.0

5

7220201

Ngôn ngữ Anh

A01; D01; D10; D14

15.0;

Môn Tiếng Anh đạt điểm từ 5.0 trở lên

18.0;

điểm tiếng Anh các học kỳ: học kỳ 1 năm 11, học kỳ 2 lớp 11, học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 6.0

 

C. Điểm nhận hồ sơ xét tuyển Học viện Quản lý giáo dục 2023

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào xét tuyển đại học chính quy năm 2023 vào Học viện Quản lý giáo dục vừa được công bố, xem chi tiết bên dưới.

Học viện Quản lý giáo dục thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn nhận đăng ký xét tuyển: mức điểm tối thiểu của tổng điểm theo tổ hợp xét tuyển cộng điểm ưu tiên nếu có) đối phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023, quy định đối với từng ngành xét tuyển như sau:

TT

Tên ngành

Mã ngành

Tổ hợp xét tuyển

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

(thang điểm 30)

1

Quản lý giáo dục

7140114

 

A00, A01, C00, D01

15.0

2

Ngôn ngữ Anh

7220201

A01; D01; D10; D14

15.0;

Môn Tiếng Anh đạt điểm từ 5.0 trở lên

3

Kinh tế

7310101

A00, A01, D01, D10

15.0

4

Tâm lý học giáo dục

7310403

A00, B00, C00, D01

15.0

5

Quản trị văn phòng

7340101

A00, A01, C00, D01

15.0

Đối với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ THPT) đã được Học viện Quản lý giáo dục đã được thông báo theo Thông báo số 368/HVQLGD-ĐT ngày 06/7/2023 của Học viện Quản lý giáo dục cụ thể như sau:

+ Tổng điểm trung bình 3 học kỳ (Học kỳ 1 năm lớp 11 + Học kỳ 2 lớp 11 + Học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 18,0 điểm trở lên.

+ Đối với ngành Ngôn ngữ Anh, thêm yêu cầu điểm tiếng Anh các học kỳ: học kỳ 1 năm 11, học kỳ 2 lớp 11, học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 6.0 mỗi kỳ trở lên.

D. Điểm chuẩn, điểm trúng Học viện Quản lý giáo dục năm 2019 – 2022

Ngành

Năm 2018

Năm 2019

 Năm 2020

Năm 2022

Xét theo KQ thi THPT

Xét theo học bạ

Giáo dục học

17

15

 15

 

 

Quản lý giáo dục

17

15

 15

15

18

Tâm lý học giáo dục

16

15,5

15 

19,5

22

Kinh tế giáo dục

16

19

 15

 

 

Công nghệ thông tin

16

15

15 

 

 

Quản trị văn phòng

 

 

15

15

18

Ngôn ngữ Anh

 

 

15

 

 

Kinh tế

 

 

 

15

18

Học phí

A. Học phí trường Học Viện Quản Lý Giáo Dục 2025

Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có)

Căn cứ Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

- Mức học phí tối đa năm học 2024-2025 đối với các ngành: 16.400.000đ/năm học

A. Học phí trường Học Viện Quản Lý Giáo Dục 2020 – 2021

- Mức học phí NAEM tối đa năm học 2020 – 2021 đối với các ngành: 9.800.000đ/năm học.

- Ngành Công nghệ thông tin: 11.700.000đ/năm học.

B. Học phí trường Học Viện Quản Lý Giáo Dục 2018 – 2019

- NAEM thông báo việc nộp tiền học phí học kỳ II năm học 2018 – 2019 đối với sinh viên hệ Chính quy  như sau:

- Sinh viên ngành Công nghệ thông tin: 290.000đồng/tín chỉ

- Sinh  viên các ngành khác: 240.000đ/tín chỉ

Giáo dục học

Miễn học phí

Quản lý giáo dục

Miễn học phí

Tâm lý học giáo dục

Miễn học phí

C. Học phí trường Học Viện Quản Lý Giáo Dục 2016 – 2017

Hệ chính quy học phí NAEM: 790.000 đồng/tháng, số tiền đóng theo học kỳ là: 3.950.000 đồng/kỳ.

Mức học phí tính theo tín chỉ khoảng từ 200.000 – 240.000 đồng/tín chỉ.

Chương trình đào tạo

Media VietJack

Một số hình ảnh

Hình ảnh Học viện Quản lý giáo dục năm 2022

Nóng: Thanh tra Bộ GD&ĐT kết luận hàng loạt sai phạm tại Học viện Quản lý  Giáo dục

Nhiều dấu hiệu sai phạm tại Học viện Quản lý giáo dục

Fanpage trường

Xem vị trí trên bản đồ