(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn sở Lạng Sơn có đáp án

46 người thi tuần này 4.6 327 lượt thi 6 câu hỏi 45 phút

🔥 Đề thi HOT:

3785 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

14.3 K lượt thi 7 câu hỏi
3607 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

16.2 K lượt thi 7 câu hỏi
2237 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

11.3 K lượt thi 7 câu hỏi
1804 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

9 K lượt thi 7 câu hỏi
1646 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

8.9 K lượt thi 7 câu hỏi
1458 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)

8 K lượt thi 7 câu hỏi
1248 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

6 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

(1) Quê hương tôi có cây bầu cây nhị

      Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang...”

      Có cô Tấm náu mình trong quả thị,

      Có người em may túi đúng ba gang.

 

(2) Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,

      Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.

      Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,

      Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

 

(3) Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất

      “Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng

      Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc.

      Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.

 

(4) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu

      Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.

      Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,

      Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.

 

(5) Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm,

      Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.

      Có Nguyễn Trãi, có “Bình Ngô đại cáo”.

      Có Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều”.

(Trích Bài thơ quê hương, Nguyễn Bính, theo https://www.thivien.net)

Câu 6:

II. LÀM VĂN

Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trân để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà...

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 198-199)

Anh/ Chị hãy phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện trong đoạn trích.


4.6

65 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%