(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 18)
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Lần 1) năm 2025 có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. Phần Đọc hiểu
Đọc văn bản:
“CÂY NHÂN CÁCH” VÀ MẢNH ĐẤT TRUYỀN THỐNG
Cách mạng công nghệ 4.0 là thời của vi điện tử, của kết nối vạn vật, của người máy,... Con người đứng trước cơ hội được thụ hưởng những văn minh mới mẻ nhưng cũng phải đối mặt với những thử thách ghê gớm như các vấn nạn: thất nghiệp, ô nhiễm môi sinh, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... Trước sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng lớn, con người càng phải cần đến nhau hơn, để đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ, san sẻ. Chưa kể, đứng trước sự can thiệp lạnh lùng của máy móc, công nghệ, của văn minh phi truyền thống,... con người phải đối mặt với trạng thái stress, sự vô cảm, chai lì cảm xúc,... nên dễ phát sinh những hành động khó kiểm soát. Đấy cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đạo đức suy thoái nghiêm trọng. Thực trạng này sẽ ngày thêm nghiêm trọng hơn nếu không có sự chung tay ngăn chặn của toàn xã hội.
Dù ở thời cách mạng công nghiệp nào thì nền móng tinh thần xã hội vẫn là đạo đức. Những bài học đạo lí làm người, thương yêu con người, căm ghét cái ác, tinh thần hướng thiện của cha ông ta được kết tinh trong văn học truyền thống và hiện đại rồi tỏa sáng ở những hình tượng nghệ thuật thẩm mĩ đặc sắc. Không ngẫu nhiên trong văn hóa Việt, Chử Đồng Tử được phong là “Tứ bất tử” – bốn vị thánh không chết. Truyện cổ tích này trước hết là sự minh họa sinh động, cụ thể, rất mực cảm động và chân thực cho chữ Hiếu. [...]
Những truyện cổ tích đẹp là những giấc mơ khơi nguồn, nuôi dưỡng và thúc đẩy khát vọng lớn lao của con người. Sống có nghĩa là khát vọng. Hết khát vọng là dấu hiệu sự sống dừng lại. Mà cổ tích là cả một thế giới vô tận những ước mơ. Hình tượng ông Bụt trở thành biểu tượng cho sức mạnh chính nghĩa, công lí giúp đỡ kẻ nghèo, người bất hạnh,... Cô Tấm (truyện “Tấm Cám”) mỗi lần gặp tai ách khổ nạn là được Bụt hiện lên cứu giúp. Nghe thấy tiếng thở dài phiền não của anh chàng nghèo khổ phải đi kiếm cây tre trăm đốt mới cưới được vợ là Bụt hiện ra giúp (truyện “Cây tre trăm đốt”)... Như vậy, Bụt chẳng phải là một biểu trưng cho khát vọng được che chở, được giúp đỡ, được bình yên, hạnh phúc đó sao? Người Việt cũng có cách hiểu khác về tư tưởng "cứu độ" của Phật giáo. Tượng Phật Việt Nam có nghìn mắt nghìn tay. Nghìn mắt để nhìn thấy mà thấu hiểu và thấu cảm nỗi khổ trầm luân của chúng sinh, nghìn tay để cứu vớt con người! Nhân ái, bao dung, chia sẻ là thế! [...] Con người như cây xanh phải được cắm sâu rễ vào mảnh đất truyền thống để hút dinh dưỡng văn hóa và vươn cao lá cành vào bầu trời thời đại để quang hợp ánh sáng lí tưởng.
(Theo baovannghe.com.vn, số 23-2022)
689 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%