(2025) Đề thi tổng ôn tốt nghiệp THPT Ngữ văn có đáp án (Đề 16)

45 người thi tuần này 4.6 134 lượt thi 7 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

4112 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

15.4 K lượt thi 7 câu hỏi
3265 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

11.9 K lượt thi 7 câu hỏi
3166 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

11.7 K lượt thi 7 câu hỏi
2532 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

9.2 K lượt thi 7 câu hỏi
2479 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

9.2 K lượt thi 7 câu hỏi
1732 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)

7.8 K lượt thi 7 câu hỏi
1550 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)

5.1 K lượt thi 7 câu hỏi
1422 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)

4.4 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

(1) Đây là kiểu tình huống tâm lí mà Thạch Lam thường tạo ra trong các truyện viết về những mẩu đời lam lũ đáng thương như “Nhà mẹ Lê”, “Một đời người”, “Cô hàng xén”,... Ở đây, trên cái nền chung, cái tình thế của cả cuộc đời đìu hiu mỏi mòn cam chịu bất hạnh của nhân vật lầm than, một thời điểm nào đó, gánh nặng cuộc đời trở nên chồng chất hơn bao giờ hết, nỗi bất hạnh thê thiết hơn lúc nào hết, nhân vật bỗng tự ý thức rõ về số kiếp, thân phận của cá nhân mình, gia đình mình, thấy thấm thía một niềm tự thương, tự cảm, tự đau. Chẳng hạn, ở “Nhà mẹ Lê”, cho đến khi bất hạnh riêng của gia đình mẹ chồng lên cái bất hạnh chung của cả xóm ngụ cư; cái bất hạnh không có việc làm, cùng đường sinh sống chồng lên cái bất hạnh bị chó nhà giàu cắn, bị lên cơn sốt miên man... rồi, trong cơn mê sảng kinh hoàng, “tưởng nhớ lại rõ mồn một cuộc đời bất hạnh của mình, mẹ Lê mới chợt hiểu: hoá ra, cuộc đời mẹ “từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn”. Và mẹ phải thốt lên: “Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?”. Cũng như vậy, trong “Một đời người” cho đến khi Liên, người thợ lầm than, người đàn bà bất hạnh cảm thấy oan khổ chồng chất, cái ý định trốn vào nam với người yêu cũ tiêu tan thành mây khói, nhìn đoàn tàu “mang đi cái hi vọng cuối cùng của đời nàng”, Liên mới buồn rầu nhận ra “cái mộng một cuộc đời sung sướng”, với nàng, chỉ như là “những vật tốt đẹp mà nàng thấy bày trong tủ kính các cửa hàng, những vật quý giá mà nàng tưởng không bao giờ có thể về nàng được”. Còn với cô Tâm, cô hàng xén chợ huyện hiền thục, đảm đang (“Cô hàng xén”) thì tình huống đó là cuộc đời mà cả tuổi thanh xuân qua đi, duyên phận cứ chìm dần theo bước đi nhọc nhằn và tiếng nhịp đòn gánh tre kẽo kẹt. Cho đến khi thấm mệt cõi lòng, cô hàng đáng thương mới nhận ra cuộc đời mình “từ tuổi trẻ đến tuổi già, toàn khó nhọc và lo sợ, “ngày nọ dệt vào ngày kia” như “tấm vải thô sơ”.

(2) Các tình huống tâm lí kiểu này có ý nghĩa gợi mở cả một thế giới nội tâm chìm khuất, bình lặng. Chúng tô đậm chất bi kịch của nhân vật Thạch Lam bên cạnh vẻ đẹp chịu thương chịu khó, đức nhẫn nại, hi sinh truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Chúng làm cho nhân vật của Thạch Lam vừa rất gần, vừa rất xa truyền thống. Bởi vì, họ, những nhân vật bé mọn của Thạch Lam không chỉ là những con người biểu tượng cho truyền thống mà còn là những con người tâm lí, bi kịch. Những phút giật mình tự thương, tự xót cho mình như vậy khiến cho các nhân vật này không chỉ đáng kính, đáng trọng mà còn đáng cảm, đáng thương nữa. Người đọc chợt hiểu rằng, lòng chịu thương chịu khó, đức nhẫn nại hi sinh không thể là tất cả nghĩa lí cuộc đời - không thể cứ đối lập mãi với cái quyền sống của người ta, một khi mà ý thức về cá nhân đã được hơn một lần thắp sáng trong những mẹ Lê, cô Liên, cô Tâm, cô Dung,... của Thạch Lam.

(Một kiểu tình huống tâm lí trong tác phẩm Thạch Lam, trích Thạch Lam - Văn và người, Nguyễn Thành Thi, NXB Trẻ, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học

Thành phố Hồ Chí Minh, 2001)

Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày tác dụng của sự kết hợp giữa sự kiện hiện thực và trải nghiệm, thái độ, đánh giá của người viết trong đoạn trích sau của Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm:

3/12/1969

Đêm lạnh, gió đông bắc từng cơn thổi về làm mình lạnh tê người. Chạy đến bên em, mình khẽ run vì lạnh và mình đã ấm lại nhờ em đem tấm dù choàng lên vai mình và bàn tay em nắm chặt tay mình tha thiết thương yêu. [...] Bốn giờ kém mười lăm, mình và Thường khoác ba lô lên vai. Em tiễn mình đi cho đến tận chỗ tập trung. Giây phút chia tay mình nhìn em thấy trong đôi mắt đen ngời ấy một nỗi nhớ thương kì lạ mình đã chia tay em như chia tay một người thân yêu ruột thịt.

Bao giờ gặp lại em đây?

Có phải khói lửa chiến tranh đã làm nước mắt mình khô cạn? Trước đây một câu chuyện đau buồn trong một cuốn phim có thể làm mình giàn giụa nước mắt thì bây giờ mình có thể cắn môi đứng lặng yên trong một buổi chia tay mà người đi, kẻ ở đều không hiểu ai còn ai mất sau buổi chia tay ấy. Và chiều nay đứng trước nấm mộ em Nhiều, đau thương đến rớm máu trong lòng vậy mà mình cũng chỉ rưng rưng nước mắt. Nấm mộ nằm ngay bên đường đi, vòng hoa chưa tàn, em đã chết hơn một trăm ngày mà tưởng như đứa em nhỏ dại ấy mới ngã xuống. Đốt một nắm hương cắm lên nấm mộ em mà mình nghẹn ngào không biết nói gì với người đã chết. Nhiều ơi! Em đã chết như một người chiến sĩ kiên cường mà cuộc đời em là bài ca cho những người còn sống ca ngợi. Nhiều ơi! Em chết đi giữa tuổi đời xanh ngát ước mơ, giữa tình yêu đang nở thắm. Chị và những người thân của em chỉ biết hứa với em rằng sẽ tiếp tục chiến đấu để trả thù cho em.

(Trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, Đặng Kim Trâm chỉnh lí, Vương Trí Nhàn giới thiệu,

NXB Hội Nhà văn, 2023)


4.6

27 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%