Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 27
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Lần 1) năm 2025 có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
(1) Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau để hợp tác, trao đổi, giao lưu, học hỏi, cùng nhau phát triển.
(2) Tuy nhiên, phát triển trong bối cảnh quốc tế mới với những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, văn hóa dân tộc cũng chịu những tác động trái chiều, rõ nhất là mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, kinh tế thị trường và sự lấn át của các phương tiện truyền thông mới, Internet, mạng xã hội. Biên cương văn hóa tư tưởng của quốc gia cũng chịu nhiều thách thức trước sự xâm lấn của các nền tảng xuyên biên giới.
(3) Từ thực tiễn cho thấy trong quá trình toàn cầu hóa, nhất là với lĩnh vực văn hoá, nếu không có bộ lọc đủ mạnh, thiếu bản lĩnh và tính sáng tạo sẽ nguy cơ dẫn tới tiếp thu một cách thụ động, vội vã, ồ ạt. Từ đó rất dễ dẫn đến tình trạng nguồn lực, sức mạnh nội sinh trong nước bị những yếu tố ngoại sinh lấn át, chi phối; từ đó làm triệt tiêu tính đa dạng văn hóa dân tộc, tự đánh mất bản sắc, cội rễ và truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Không thể phủ nhận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là bước phát triển nhảy vọt của văn minh nhân loại, mở ra những không gian mới, mang lại những loại hình dịch vụ, giải trí tiện lợi cho con người, hướng tới sự phát triển toàn diện.
(4) Tuy nhiên, mặt trái của những sản phẩm công nghệ đã và đang chi phối không nhỏ đến nhận thức, hành động của con người cũng như sự vận động, phát triển của nền văn hóa. Đã có những thanh, thiếu niên ban đầu tò mò, thích khám phá công nghệ để rồi dần dần bị lệ thuộc, nghiện Internet và mải mê trong thế giới ảo, làm mất đi những mối quan hệ, giao tiếp đời thường, tính đoàn kết, chia sẻ mờ dần, nhiều người rơi vào trạng thái cô đơn, trầm cảm, chối bỏ những giao tiếp trực tiếp của cuộc sống hiện thực. Không ít thanh, thiếu niên bị các đối tượng xấu dụ dỗ, sa vào tệ nạn xã hội, dẫn đến những hành vi ứng xử lệch lạc, để lại những hậu quả tai hại cho bản thân, gia đình và xã hội. [...]
(5) Cần nhận thức rằng việc tiếp thu văn hóa thế giới phải có sự chọn lọc trên cơ sở các giá trị truyền thống, bản lĩnh văn hóa dân tộc. Phải tạo sức đề kháng văn hóa với những bộ lọc, vách ngăn cần thiết để đẩy lùi và chống lại sự xâm lấn của những trào lưu phản văn hóa, các luồng tư tưởng có nội dung xấu độc. Công tác quảng bá, lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế cần được đẩy mạnh.
(Nguyễn Huy Phòng, Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
dẫn theo nhandan.vn, 25-07-2023)
5 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%