Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 25
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Lần 1) năm 2025 có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CHUYỆN NGƯỜI NGHĨA PHỤ Ở KHOÁI CHÂU(1)
(Nguyễn Dữ)
Tóm tắt phần đầu: Trọng Quỳ nhà họ Phùng, Nhị Khanh nhà họ Từ được cha mẹ đôi bên ưng thuận cho kết duyên. Nhị Khanh sau khi về nhà chồng khéo biết cư xử, ai cũng khen, còn Trọng Quỳ lại dần sinh ra chơi bời lêu lổng, Nhị Khanh vẫn thường phải can ngăn. Cha của Trọng Quỳ được tiến cử vào Nghệ An dẹp giặc, Nhị Khanh khuyên chồng đi cùng cha. Ở nhà, cha mẹ Nhị Khanh tạ thế. Nàng lo việc hậu sự chu đáo rồi đến ở chung với bà cô là Lưu thị. Lưu thị rắp tâm muốn gả Nhị Khanh cho cháu họ ngoại là quan tướng quân họ Bạch song Nhị Khanh một mực chối từ, nhờ bõ già(2) lặn lội vào xứ Nghệ tìm chồng về. Vợ chồng sum họp. Nhưng Trọng Quỳ lại trở về tính cũ, bê tha, lêu lổng, cờ bạc, Nhị Khanh khuyên nhủ cũng không nghe. Kẻ lái buôn Đỗ Tam say mê nhan sắc Nhị Khanh nên đã rủ Trọng Quỳ cùng đánh bạc, Đỗ bỏ ra trăm vạn đồng tiền còn Trọng Quỳ kí giao kèo bằng Nhị Khanh. Trọng Quỳ thua bạc, phải gọi Nhị Khanh đến để nói rõ sự tình.
Nàng liệu cơ không thể thoát khỏi, giả vờ nói tử tế rằng:
– Bỏ nghèo theo giàu, thiếp lẽ đâu từ chối. Số trời xếp đặt, há chẳng là tiền định hay sao! Nếu chồng mới không nỡ rẽ bỏ, còn đoái thu đến cái dung nhan tàn tạ này, thiếp xin sửa túi nâng khăn, hết lòng hầu hạ, như đã đối với chàng xưa vậy nhưng xin cho uống một chén rượu, mượn làm một chén tiễn biệt và cho về từ giã các con một chút.
Đỗ cả mừng, rót đầy một chén xà cừ rượu đưa mời nàng uống. Uống xong, nàng về nhà ôm lấy hai con, vỗ vào lưng mà bảo rằng:
– Cha con bạc tình, mẹ đau buồn lắm. Biệt li là việc thường thiên hạ, một cái chết với mẹ có khó khăn gì nhưng mẹ chỉ nghĩ thương các con mà thôi.
[Lược một đoạn: Nhị Khanh tự vẫn. Trọng Quỳ hối hận vô cùng, sắm đồ liệm táng tử tế rồi làm một bài văn tế nàng.]
Trọng Quỳ đã goá vợ, rất ăn năn tội lỗi của mình. Song sinh kế ngày một cùng quẫn, ăn bữa sớm lo bữa tối, phải đi vay quanh của mọi người làng xóm. Nhân nghĩ có một người bạn cũ, hiện làm quan ở Quy Hoá(3) bèn tìm đến để mong nhờ vả. Dọc đường buồn ngủ, chàng nằm ghé xuống ngủ ở gốc cây bàng, bỗng nghe trên không có tiếng gọi rằng: “Có phải Phùng lang đấy không? Nếu còn nghĩ đến tình xưa thì ngày ấy tháng ấy xin đến chờ thiếp ở cửa đền Trưng Vương(4)”. Ân tình thiết tha, đừng coi là âm dương cách trở.
Sinh lấy làm lạ tiếng giống như tiếng Nhị Khanh, mở mắt ra nhìn thì chỉ thấy trên trời một đám mây đen bay về tây bắc. Sinh tuy rất lấy làm ngờ nhưng cũng muốn thử xem ra sao, bèn đúng hẹn đến trước đền ấy. Song đến nơi chỉ thấy bóng tà rọi cửa, rêu biếc đầy sân, năm ba tiếng quạ kêu ở trên cành cây xao xác. Sinh buồn rầu toan về thì mặt trời đã lặn, bèn ngả mình nằm ở một tấm ván nát trên một cái cầu. Khoảng cuối canh ba, bỗng nghe thấy tiếng khóc nức nở từ xa rồi gần; khi thấy tiếng khóc chỉ còn cách mình độ nửa trượng, nhìn kĩ thì người khóc chính là Nhị Khanh. Nàng bảo với Sinh rằng:
– Đa tạ ơn chàng, từ xa lặn lội tới đây, biết lấy gì để tặng chàng được!
Trọng Quỳ chỉ tự nhận tội lỗi của mình. Nhân hỏi đầu đuôi thì Nhị Khanh nói: Thiếp sau khi mất đi, Thượng đế thương là oan uổng bèn ra ân chỉ. Hiện thiếp được lệ thuộc vào toà đền này, coi giữ về những sổ sách văn tấu đối, không lúc nào nhàn rỗi để thăm nhau được. Bữa nọ nhân đi làm mưa, chợt trông thấy chàng nên mới gọi; nếu không thì nghìn thu dằng dặc, chẳng biết đến bao giờ được gặp gỡ nhau.
[...] Trời gần sáng, Nhị Khanh vội dậy để cáo biệt, vừa đi vừa ngoảnh đầu nhìn lại, rồi thoắt chốc thì biến đi mất.
Trọng Quỳ bèn không lấy ai nữa, chăm chỉ nuôi hai con cho nên người. Đến khi vua Lê Thái Tổ tuốt gươm đứng dậy ở Lam Sơn, hai người con trai đều đi theo, trải làm đến chức Nhập thị nội. Đến nay ở Khoái Châu hiện còn con cháu.
Lời bình:
Than ôi, người con gái có ba đạo theo, theo chồng là một. Nàng Nhị Khanh chết, có quả là đã theo chồng không? Thưa rằng không. Đời xưa bảo theo, là theo chính nghĩa chứ không theo tà dục [...] Có người vợ như thế mà để cho phải hàm oan, Trọng Quỳ thật là tuồng chó lợn. Muốn tề được nhà, phải trước tự sửa mình lấy chính, khiến cho không thẹn với vợ con, ấy là không thẹn với trời đất.
(Trích Truyền kì mạn lục, in trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại,
NXB Giáo dục, 2001, tr.242-250)
* Chú thích:
(1) Khoái Châu: tên huyện, nay thuộc tỉnh Hưng Yên.
(2) Bõ già: người đầy tớ già.
(3) Quy Hóa: nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
(4) Đền Trưng Vương: nay thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
6 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%