Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 9

28 người thi tuần này 4.6 28 lượt thi 7 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

3906 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

14.3 K lượt thi 7 câu hỏi
3790 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

16.3 K lượt thi 7 câu hỏi
2357 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

11.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1924 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

9 K lượt thi 7 câu hỏi
1810 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

9 K lượt thi 7 câu hỏi
1509 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)

8 K lượt thi 7 câu hỏi
1226 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

5.9 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

(1) Trầm tĩnh là cây cầu dẫn lối cho tâm hồn. Khi những người thân xung quanh tâm sự với chúng ta, chúng ta nên nhẫn nại và nghiêm túc lắng nghe. Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn là một mẹo giao tiếp giữa người và người. Nếu bạn thường xuyên ngắt lời đối phương, thậm chí khi họ còn chưa nói xong đã bắt đầu chẳng hề kiêng dè, thao thao bất tuyệt nói ra cách nhìn nhận của bản thân, hoặc là chỉ trích một cách mù quáng những điều còn thiếu sót trong lời lẽ của họ, như vậy chỉ khiến tâm trạng đối phương càng trở nên trống rỗng, nảy sinh cảm giác chán ghét đối với bạn. Ai đó chịu mở lòng chia sẻ với bạn, nghĩa là họ có đủ sự tín nhiệm dành cho bạn. Vì vậy hãy trầm lặng để cho tâm trí mình cùng chung một mạch cảm xúc với câu chuyện của đối phương.

(2) Trầm tĩnh là một sự rèn luyện, là một sự lĩnh ngộ, là một sự khoan dung và vượt lên cuộc sống. Khi nắm bắt được sức mạnh của sự trầm tĩnh, chúng ta có thể thích ứng với cuộc sống biến chuyển không ngừng này, chúng ta có thể học cách tự bảo vệ mình trong những hoàn cảnh phức tạp. Trong thế giới của tĩnh lặng, chúng ta thực sự vượt lên chính mình.

(Cảnh Thiên, Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ, NXB Thế giới, 2021, tr. 217)

Câu 7:

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tùy bút trong văn bản sau:

THÁNG BA – RÉT NÀNG BÂN

Nhưng đến tháng Ba thì trời đất quả là kì ảo. Bảo rằng tháng ấy còn rét, không đúng, mà bảo là hết rét rồi cũng không đúng nữa.

Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. Ngủ dậy lúc còn tối trời, anh ngồi uống nước trà đợi sáng thì uống chưa xong ấm nước, anh bỗng thấy có những đám mây hồng từ phía đông kéo tới giữa một nền trời xanh ngăn ngắt một màu. Ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran, đánh thức những người còn đang thiêm thiếp. Anh mở cửa nhìn ra ngoài thì lá cây sạch bong ra, lông lảnh như ở trong một phim ảnh màu tuyệt đẹp: sương móc ban đêm rửa hoa lá cỏ cây, rửa cả cát bụi trên các nẻo đường thành phố.

Giẫm đôi giày lên trên đất mịn màng, anh cảm thấy cải mát mẻ của đất, của sương vương trên cỏ thẫm vào lòng anh y như thể anh đi chân không vậy. Chim vẫn hót ríu ran. Anh nhìn lên trời cười thì những đảm mây hồng toả ra một thứ ánh sáng trắng như sữa, nhẹ như bông, tràn lan trong không khí và áp chụp lấy các lùm cây nội cỏ. Anh tự nhủ: “Hôm nay chắc nắng to". Anh sửa soạn một bộ quần áo mỏng để mặc cho nhẹ nhõm và dễ chịu.

Thì quả nhiên, đến buổi trưa nắng thực, nhưng đi lên lầu ngủ vừa dậy, anh cảm thấy có một cái gì rất lạ xảy ra. Anh nhắm mắt lại, nằm lặng yên ngóng, để xem cải tiếng reo ở ngoài vườn vọng lại là tiếng gì mà đến bất thình lình và xôn xao như vậy. Thì ra đó là tiếng reo của gió, của mây, của cây, của lá: chính trong khi ta đương mộng về Tây Phàn với mấy cô nàng sơn cước, trời đã chuyển bất ngờ, đương nắng thành râm, và chỉ trong khoảnh khắc, rét cuối Chạp, đầu xuân đã về trên cành gió, giữa một khoảng trời tháng Ba nắng ấm.

Cái tháng Ba ở Bắc có những ngày huyền ảo như thế đấy. Nếu là người thích ví von, anh có thể ví tháng ấy với một cô gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

Đẹp đến nghiêng nước nghiêng thành thì có quyển làm nũng như Dương Quý Phi làm nũng vua Đường Minh Hoàng: không đau răng cũng nhăn mặt cho thêm xinh, mà vì có đau răng thực thì phải ăn trái lệ chi mà quân sĩ phải rong ngựa đi năm, sáu ngày trời mới mong kiếm được. Yêu Quý Phi quá, thì Quý Phi càng làm nũng, mà Đường Minh Hoàng lại càng sủng ái Quý Phi hơn. Thì người Bắc đối với tháng Ba cũng vậy yêu cái nắng ấm của tháng Ba nhưng cũng yêu cái rét đột ngột của tháng Ba, mà nếu ví dụ trong tháng ấy có ngày nào nắng chói chang làm cho “chó già lè lưỡi” thì cũng cứ yêu luôn, yêu không kì quản. Người đẹp mà làm nũng thì lại càng đẹp hơn.

Tôi yêu tháng Ba đất Bắc một phần vì thế và tôi không muốn tin rằng cái rét tháng Ba có thể làm cho "bà già chết cóng". Tôi chỉ thích nghĩ rằng cái rét đôi khi bất ngờ trở về với tháng Ba là một cái rét thơ mộng, cái rét của một trời đầy hương và ngát hoa, trong đó có những chàng trai mặc quần đỏ ngồi bên án sách ngâm thơ...

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 2008, tr. 56 - 58)

Chú thích:

Vũ Bằng (1913 – 1984) là một nhà văn, nhà báo của Việt Nam. Ông là người có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút ký.

Văn bản Tháng ba – rét nàng bân trích trong bút kí Thương nhớ mười hai (1972) miêu tả vẻ đẹp kỳ diệu và huyền ảo của tháng ba ở miền Bắc Việt Nam, khi trời đất giao hòa giữa cái rét cuối đông và nắng ấm đầu xuân. Tác dụng sử dụng lối viết giàu hình ảnh và cảm xúc, kết hợp các so sánh và liên tưởng độc đáo, ví tháng Ba như một cô gái đẹp kiêu kỳ, làm nũng nhưng vẫn được yêu thương.


4.6

6 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%