Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 8
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Lần 1) năm 2025 có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Ngày tôi mới bắt đầu đi dạy học, các cậu học sinh của tôi (có lẽ vì thấy thầy mình ăn nói cũng tương đối trôi chảy) nên thỉnh thoảng vẫn khuyên tôi nên viết văn cho đăng báo, nhưng tôi luôn lắc đầu nói với anh em: hễ đang còn chế độ kiểm duyệt thì tôi quyết chẳng viết gì đâu. Mà các cậu còn muốn mình viết bằng tiếng Pháp chứ gì? Xin miễn đi. Người Việt Nam viết tiếng Pháp khó lắm. Thế rồi, vì bệnh lười cũng có, vì ngại ngùng cũng có, tôi đã không hề nghĩ đến chuyện viết văn đăng báo.
Tôi chỉ mới bắt đầu viết từ ngày thành lập Mặt trận bình dân do Đảng lãnh đạo. Hồi này, dưới áp lực của cuộc đấu tranh trên đất nước cũng như ở bên Pháp, chính quyền thuộc địa đã phải nới tay trong chính sách văn hóa. Trong Nam ngoài Bắc, các cơ quan ngôn luận của Đảng đã tập hợp được khá nhiều nhà báo, nhà văn tiến bộ. Đối với tôi đây cũng là một dịp thuận lợi để đem ngòi bút mình phục vụ chủ trương của Đảng. Hàng tuần tôi đã có thể đóng góp vào một vài cột báo tiếng Việt, tiếng Pháp. Nhưng chỉ ba năm sau, cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ và cái gọi là quyền tự do ngôn luận ở Đông Dương cũng bị thủ tiêu. Trên dải đất chữ S này bầu không khí chính trị, văn hóa lại ảm đạm hơn bao giờ hết. Nhiều anh em bị bắt đi an trí. Phần lớn các đồng chí lãnh đạo đã thoát ly, đi vào bí mật để tổ chức lực lượng chuẩn bị cho cuộc đấu tranh một mất một còn chống chủ nghĩa thực dân Pháp, chống đế quốc Nhật. Tuy vậy mối liên lạc giữa Đảng với giới văn học nghệ thuật vẫn không hề bị cắt đứt. Đối với anh em, bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943 thật sự là một kim chỉ nam. [ ... ]
Điều may mắn là dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân dần tiến lên không ngừng và lớp thanh niên trí thức thật sự yêu nước đã tìm được một hướng đi chắc chắn cho tư duy, cho nghệ thuật của mình. Lứa tuổi thanh niên, được hướng dẫn đúng đắn, được bồi dưỡng chu đáo trên đường đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn của nhân loại bao giờ cũng là hy vọng đẹp đẽ và lực lượng tiền phong chắc chắn của loài người.
(Trích Quá trình rèn luyện nghề viết văn của tôi, Đặng Thai Mai, Đặng Thai Mai hồi kí, NXB Hồng Đức, 2021, tr.274-275)
5 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%