Đề thi thử THPT môn Văn năm 2025 có đáp án (Đề 4)
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Lần 1) năm 2025 có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
TRƯỚC BIẾN ĐỘNG
(Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng)
* Tóm tắt Mùa lá rụng trong vườn kể về gia đình ông Bằng, một nhân viên nghỉ hưu tại Hà Nội. Ông có 5 người con trai. Anh cả Tường đã hi sinh ngoài mặt trận, Đông là anh hai, trung tá đã xuất ngũ, sống cuộc sống đơn giản, Lý, cô con dâu đảm đang, nhanh nhẹn. Con trai thứ ba là Luận, một nhà báo có nhiều trăn trở, suy tư về cuộc sống. Vợ anh là Phượng, một người tốt bụng, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Người con thứ tư – Cừ, lại hư hỏng và em út Cần đang đi học ở Liên Xô. Bi kịch ập tới khi Cừ bỏ việc ở xí nghiệp, trốn ra nước ngoài, bỏ lại vợ và hai con nhỏ. Sau, Cừ mới nhận ra lỗi lầm của mình thì đã muộn. Anh liền gửi bức thư cuối cùng về nhà trước khi uống thuốc tự tử.
Đoạn trích sau đây thuộc chương 9 của tiểu thuyết
Thoáng qua Phượng một linh cảm sợ hãi và nhận ra cái dáng nét quen quen ở khuôn mặt hai đưa bé, Phượng ngồi thụp xuống, ôm chầm lấy đứa nhỏ:
– Cô Cừ phải không? Tôi là Phượng, vợ anh Luận. Hai cháu đây à? Vào nhà đi.
Vợ Cừ bỏ cái nón rách, thở đánh phào, nhột nhạt:
– Khổ quá, ở trên tàu xuống, em giữ chặt tay hai cháu, dẫn chúng ra cửa chỉ sợ chúng lạc. Người chen vào chen ra lộn xộn, chẳng hiểu thế nào mất hết cả hai bọc quần áo, chăn màn. Cả cái túi em để ví tiền với giấy tờ nông trường họ cấp cũng chẳng còn.
Phượng xua xua tay, như để lấy lại sự bình tĩnh cho chính mình.
– Thôi, cô và hai cháu lên được đây là mừng lắm rồi. Chúng tôi ở trên này sốt ruột lắm về tình hình cô ở dưới đó. Khó khăn gì rồi cũng tìm cách gỡ được. Ở đây, đã có các bác. Giờ, đi tàu mệt, ba mẹ con nghỉ ngơi, tôi nấu ù nồi mì ăn cho đỡ đói đã nhé. Phượng nhóm bếp dầu, đặt nồi.
Vợ Cừ vò vò khăn tay dụi mắt, nức nức mấy tiếng rồi oà lên nức nở.
– Cô Cừ... – Phượng gọi giật, giọng ngột lên lo sợ.
– Chị ơi, đời em, đời hai con em thế là hỏng hết cả rồi. Em đang đứng máy dệt chiếu thì nhận được thư anh Luận. Chưa kịp bóc xem thì ông đội trưởng bảo lên gặp tổ chức nông trường ngay. Lên tới nơi, nghe người ta nói, em mới biết: anh Cừ anh ấy chạy ra nước ngoài rồi. Chị ơi, em ngất ngay lúc bấy giờ. Các chị cùng đội vội đưa em đi bệnh viện và trông hai cháu hộ em. Được một tuần, em ra viện thì nhận được quyết định của nông trường cho... thôi việc.
Vợ Cừ gục đầu xuống thành giường, giọng càng nhức nhối hoang mang:
– Chị ơi, em đâu có ngờ. Khi anh ấy phục viên, em bảo thôi, anh cứ về thành phố có các anh các chị, có điều kiện học hành, không phí tuổi trẻ đi. Anh ấy được đi nước ngoài học kĩ thuật một năm em mừng quá. Các cháu đi khoe khắp hàng xóm. Em có ngờ đâu anh ấy lừa dối mẹ con em. Bây giờ thế này em biết làm thế nào! Không có hai cháu thì em thắt cổ chết ngay rồi, chị ơi…
Nước mặt Phượng ứa ra hai khoé mắt. Cơ cực, thảm thương đến thế này cơ ư? Phượng cố nén mà giọng vẫn cay sè:
– Cô Cừ, lúc này phải bình tĩnh. Rồi ta sẽ bàn cách. Anh Luận đi công tác về, anh ấy sẽ bàn với anh Đông. Không lo, cô Cừ ạ.
Lúc ấy, nước mắt Phượng lại ứa ra. Trước mắt Phượng là gương mặt một phụ nữ trẻ vô cùng tội nghiệp. Còn trẻ lắm, chỉ độ hăm nhăm, hăm sáu tuổi thôi. Và lúc này, trong giấc ngủ thiếp đi vì mệt nhọc, buồn nản, đớn đau, ở nơi tin cậy này, mới thấy đó thật là một khuôn mặt phụ nữ nông thôn mới quen với đời sống nông trường còn rất nhiều vụng dại.
– Hai cháu yên lặng để mẹ ngủ. Mẹ ốm đấy.
Phượng nghẹn đắng quay lại bảo hai đứa trẻ vừa len lén đi vào. Chúng mới tụt từ cây vải xuống vì bị ai đó vừa quát mắng.
Chẳng nói chẳng rằng, hai đứa bé leo ngay lên giường rúc vào hai bên mẹ, lục sục một lúc, rồi nằm im. Lát sau nghe thấy tiếng chúng ngáy khe khẽ như tiếng dế rúc. Cùng với hình mẹ chúng duỗi dài. Phượng rùng mình vì có cảm giác đó là hình hài ba nạn nhân mới được đưa từ nơi xảy ra tai nạn về. Chưa bao giờ Phượng mong Luận về đến như thế!
Đông đưa mắt nhìn lướt qua khuôn mặt của ba con người đáng thương nọ, rồi ngồi xuống, thở hắt ra:
– Cái thằng Cừ khốn nạn thật!
– À, bao giờ Luận nó về nhỉ?
– Đợt công tác này, anh ấy không hẹn.
– Hừ, thế thì gay đấy! – Đông lại thở dài. – Bây giờ trước mắt là ăn ở ngủ nghê ở đâu, học hành của trẻ con thế nào.
– Hai đứa trẻ chưa đến tuổi đi học.
Phượng đáp hơi sẵng. Đông đập tay vào đùi:
Ờ, nhưng còn việc làm? Gay đấy. Sống thế nào được ở cái đất thành phố này, nếu không có việc làm? Cô ấy... hừ, khó đấy, ốm yếu, con dại, lí lịch lại thế.
– Về nơi ăn chốn ở thì anh không phải lo. – Phượng sẵng – Cô ấy và hai cháu đã đến cái nước này thì em phải cưu mang. Không lẽ để ba mẹ con cô ấy đói khát. Thiếu thì bán chác cái này cái khác đi, hoặc là vay mượn. Còn để kiếm sống đơn thuần thì không phải là khó.
Chưa bao giờ Phượng nói một thôi dài như vậy. Và những câu nói mạch lạc, gãy gọn, biểu đạt tình cảm một cách hết sức rõ ràng của Phượng đã khiến Đông dẫu còn đang mù mờ lãng đãng, cũng phải sửng sốt vì bỗng nhận ra một nhân cách mới mẻ, ngoài sự đánh giá của mình ở Phượng. Trước nay, anh vẫn coi Phượng là một phụ nữ tốt theo cái nghĩa thường tình. Giờ thì không phải thế! Phượng hiền từ, chân thật, hợp lí, hài hòa, đầy lòng yêu thương, có thể rung động xót xa trước mỗi con vật bị hành hạ, mỗi cảnh đời khốn khó. Nhưng, còn hơn thế nữa, Phượng còn cứng cỏi, mạnh mẽ, bộc lộ ngay thẳng nỗi bất bình trước sự ngang trái và dám đón nhận cái trách nhiệm giúp đỡ những kẻ đang lâm vào cảnh ngộ không may ở đời.
Trong giây phút đối diện với bản lĩnh tuyệt đẹp và cao cả ấy, Đông hơi cúi xuống, lòng không khỏi phát sinh những mặc cảm về sự thiếu hụt của con người mình.
(Ma Văn Kháng – Mùa lá rụng trong vườn, NXB Trẻ, 2011)
* Ma Văn Kháng (sinh 1936, tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn) là một nhà văn nổi bật của nền văn học đương đại Việt Nam nữa năm sau thế kỉ XX, đặc biệt từ khi bắt đầu thời kì Đổi Mới. Các tác phẩm của ông đã đạt được nhiều giải thưởng văn học và được đông đảo công chúng biết đến do được trích dẫn trong chương trình giảng dạy phổ thông môn Ngữ văn.
Câu 4:
Vì sao vợ Cừ bị cho thôi việc? Suy nghĩ của em về cảnh ngộ của vợ Cừ và việc cô ấy bị thôi việc?
Vì sao vợ Cừ bị cho thôi việc? Suy nghĩ của em về cảnh ngộ của vợ Cừ và việc cô ấy bị thôi việc?
13 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%