Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 35

24 người thi tuần này 4.6 24 lượt thi 7 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

3906 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

14.3 K lượt thi 7 câu hỏi
3790 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

16.3 K lượt thi 7 câu hỏi
2357 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

11.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1924 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

9 K lượt thi 7 câu hỏi
1810 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

9 K lượt thi 7 câu hỏi
1509 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)

8 K lượt thi 7 câu hỏi
1226 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

5.9 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Những tình yêu thật thường không ồn ào

chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt

chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan

bằng chén cơm ăn mắm ruốc

bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc

bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân

có những thằng con trai mười tám tuổi

chưa từng biết nụ hôn người con gái

chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời

câu nói đượm nhiều hơi sách vở

khi nằm xuống

trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời

hạnh phúc nào cho tôi

hạnh phúc nào cho anh

hạnh phúc nào cho chúng ta

hạnh phúc nào cho đất nước

có những thằng con trai mười tám tuổi

nhiều khi cực quá, khóc ào

nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ

phanh ngực áo và mở trần bản chất

mỉm cười trước những lời lẽ quá to

nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc.

(Thanh Thảo, Trích Thử nói về hạnh phúc, Thơ hay Việt Nam thế kỷ XX,

NXB Văn hóa Thông tin, 2006)

Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật bác Lê trong đoạn trích sau:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

   (Thạch Lam, Trích Nhà mẹ Lê, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)


4.6

5 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%