Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2025 có đáp án - Đề 20

28 người thi tuần này 4.6 28 lượt thi 7 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

3906 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)

14.3 K lượt thi 7 câu hỏi
3790 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)

16.3 K lượt thi 7 câu hỏi
2357 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)

11.4 K lượt thi 7 câu hỏi
1924 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)

9 K lượt thi 7 câu hỏi
1810 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)

9 K lượt thi 7 câu hỏi
1509 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)

8 K lượt thi 7 câu hỏi
1226 người thi tuần này

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)

5.9 K lượt thi 7 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

CHẠY TRỐN

(Bỉ vỏ – Nguyên Hồng)

* Tóm tắt tiểu thuyết Bỉ vỏ: Bính là cô gái nghèo làng Sòi. Vì nhẹ dạ, yêu một gã Tham đạc điền và bị hắn bỏ rơi giữa lúc bụng mang dạ chửa. Cô bị cha mẹ hắt hủi, đay nghiến và đứa bé sinh ra phải đem bán đi vì sợ làng bắt vạ. Đau đớn, Bính trốn nhà đi Hải Phòng và rơi vào nhà chứa của mụ Tài xế cấu và được Năm Sài Gòn, trùm lưu manh ở Hải Phòng, chuộc ra khỏi nhà chứa và bắt đầu thành một “bỉ vỏ” – người đàn bà ăn cắp. Kết cục bi thảm đã đến: một lần, Năm cướp được một đứa bé đeo vòng vàng trên tàu thủy. Bính hốt hoảng nhận ra đó chính là đứa con mà bao lâu Bính nhớ thương. Nhưng nó đã chết! Giữa lúc đó, đội xếp, mật thám ập vào, Năm và Bính đều bị bắt.

Đoạn trích sau là chương 19 của tác phẩm

Cái toa cuối cùng của đoàn xe lửa chạy vào bóng một rặng tre lù mù, và Tám Bính buông xong tiếng kêu. Năm Sài Gòn đã bế xốc Bính lên chạy vùn vụt, lần lút trên con đường ngoằn ngoèo bên bờ ruộng. Vành trăng xanh nhợt giải xuống cảnh vật chung quanh ga Đặng Xá, đường Hà Nội – Nam Định, một làn ánh sáng lạnh lùng, làm gương mặt Tám Bính càng tái mét. Máu ở bàn tay Bính rỏ ròng ròng xuống vệ cỏ mỗi lúc một nhiều nhưng Bính mê man không biết đau đớn là gì hết.

Năm Sài Gòn thở không ra hơi, một tay cắp Bính ngang lưng, một tay cố gắng xách va li nặng trĩu. Gió rét qua ruộng lúa vang đến tai Năm những tiếng vu vu như có lẫn những lời nguyền rủa của người mất va li và của cả hành khách trên tàu.

Năm Sài Gòn mệt vã mồ hôi nhưng nét mặt vẫn lầm lầm không thay đổi.

Độ nửa giờ sau Năm rẽ quặt vào một lối nhỏ hơn, hai bên lởm chởm những đám dứa dại um tùm, thỉnh thoảng sát vào nhau soàn soạt. Rồi Năm dừng bước trước một gian nhà lá, cạnh gốc đa cổ thụ. Cánh cửa liếp thoáng mở. Năm chui tọt vào, thở hồng hộc không đáp, buông vội cái va li xuống đất, rồi nhẹ đặt Tám Bính trên cái phản xép ở góc nhà. Đoạn, Năm nằm vật ra giường bên cạnh. Hai Sơn luống cuống vặn to ngọn đèn Hoa Kỳ giơ soi, hắn lại kêu lên:

Chết... anh Năm ơi! Chị Tám sao thế này?

Bấy giờ Tám Bính hơi tỉnh, đã biết đau, nhăn mặt rền tiếng:

Anh Năm! Anh Năm!

Dứt lời, Bính lờ đờ hé mắt, nhưng chỉ thoáng cái lại nhắm nghiền, chân ruỗi căng ra với một sự buốt chói vô cùng ran khắp cảm giác, Hai Sơn dựt dựt vội đám lông cu ly và khua lấy ít mạng nhện, xé khăn mặt quấn chặt bàn tay Bính với hai vị thuốc cấp cứu.

Bính tỉnh hẳn, nằm thẳng, răng cắn chặt môi, cố im lặng để Hai Sơn dịt chỗ đau. Nhưng mạng nhện và lông cu ly thấm máu, ướt sũng, cứ chực rơi buột đi.

Hai Sơn bối rối:

Anh Năm ơi! Nguy quá!

Bính rên rỉ khẽ gọi:

Anh Năm! Anh Năm đâu rồi?

Năm nhọc đứt ruột nhưng cũng vùng dậy, chạy đến nâng cánh tay Bính cho Hai Sơn buộc thuốc. Lần này cả lượt vải ngoài cùng đầm đìa máu. Năm Sài Gòn vội đánh diêm đốt quyển lịch tầu, lấy tàn đắp vào chỗ đau. Bính xót xa nghiến răng nâng cánh tay lên, nức nở:

Đến chết mất thôi! Giời ơi!

Bính ngước mắt ai oán trông Năm ngồi phía trên. Toàn thân Năm bỗng rung chuyển. Từ từ ở khóe mắt Năm nước mắt cũng chảy ra, long lanh. Năm khóc nhưng không có tiếng. Môi Năm càng mím chặt. Những giọt nước mắt nóng ấy theo nhau rớt đúng xuống bàn tay đương nhức nhối khiến sự đau đớn của Bính như biến mất với cả những gian nguy vừa qua.

Gần đến ga Đặng Xá, trên chuyến xe chạy suốt Hà Nội – Vinh, Bính vừa nhấc chiếc va li của một người khách ra ngoài đấu toa thì Năm Sài Gòn ở đâu chạy lại giằng lấy. Cùng lúc hai bóng người mật thám to béo vụt tới. Năm Sài Gòn liền nắm tay Bính, cả hai lao người xuống đường...

Thế rồi Bính tối tăm mặt mũi mà mê man cho đến khi Năm đặt Bính trên tấm phản đây.

Tám Bính rùng mình, tay phải bóp chặt cánh tay trái, nhăn hết cả nét mặt, Năm liền vỗ vỗ người Bính:

Mình ơi! Mình cố cắn răng mà chịu đau, sáng sớm mai anh đón ngay ông lang cho.

Bính rít tiếng:

Chờ không nhức buốt lắm mình ạ.

Năm Sài Gòn cũng nhăn mặt:

Thôi mình cố chịu vậy! Nếu phải gánh nặng thì anh ghé vai đỡ hộ ngay cho mình chứ không đời nào để mình như thế đâu!...

Nói xong, Năm đưa tay vuốt trán Bính, gạt những sợi tóc dán trên mi mắt ra vành tai, rồi đờ người nhìn Bính như một pho tượng đồng. Dưới cặp mắt đắm đuối tê tái của Năm, trước im lặng đanh lại của Năm, Bính dần thiêm thiếp.

Hơn hai giờ sau, mảng trời ngoài cánh đồng đằng cuối sân giữa hai gốc gạo xù xì, cành lá xòa ra hàng mấy thửa ruộng, bắt đầu mờ mờ sáng. Năm Sài Gòn ngước đầu trông, ngần ngại dặn Tám Bính:

Thôi mình chịu khó nằm một mình ở nhà để anh đi đón thầy lang. Còn anh Hai Sơn thì đáp chuyến tàu Hà Nội sáu giờ kẻo lỡ việc. Bính gật đầu, nhưng chợt nghĩ ra, Bính liền gọi giật Năm lại:

Thôi mình ạ! Đừng đi nữa!

[...] Bính vô cùng buồn bã, ý Bính muốn hỏi Năm: “Sao anh không theo đuổi một nghề khó nhọc nguy hiểm khác nhưng chân chính có phải hơn không?”

(Nguyên Hồng – Bỉ vỏ, NXB Văn học 1985)

* Nguyên Hồng (1918-1982), tên khai sinh Nguyễn Nguyên Hồng, là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Ông luôn hướng ngòi bút về những người nghèo khổ gần gũi mà ông yêu thương với một sự cảm thông sâu sắc, với tâm hồn của một người từng trải.

4.6

6 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%